Vì nhiều lý do (trong đó có các coder) Apple sẽ chưa thể sớm “tuyệt tình” với Intel
Theo lơi cua chinh CEO Tim Cook va theo thông bao chinh thưc trên trang chu Apple.com.
Sau gân 2 năm tin đôn, cuôi cung thi nhưng chiêc may Mac sư dung chip ARM do Apple tư thiêt kê cung đa chinh thưc đươc công bô. Bươc chuyên không mây bât ngơ nhưng vân rât đang chu y nay đa đươc Apple thưc hiên sau khi đat đươc nhiêu thanh tưu lơn vơi nhưng con chip tư thiêt kê trên iPhone, iPad va Apple Watch, va cung la khi Intel liên tiêp găp phai nhiêu vân đê vơi viêc triên khai chu trinh san xuât 10nm.
Tai WWDC, CEO Tim Cook đa tuyên bô vê tương lai cua may Mac: “Apple se băt đâu xuât xương nhưng chiêc Mac dung chip Apple vao cuôi năm nay, va dư kiên qua trinh chuyên đôi se mât khoang 2 năm. Chung tôi dư đinh se tiêp tuc hô trơ va phat hanh cac phiên ban macOS mơi cho may Mac dung Intel trong nhiêu năm săp tơi”.
Không thể “tuyệt tình” khi những sản phẩm Apple đắt đỏ nhất vẫn đang sử dụng chip Intel.
Tuy vây, nha lanh đao cua Apple sau đo cung đa đưa ra môt tuyên bô rât đang chu y: “Thưc tê, chung tôi vân đang phat triên môt sô mâu may Mac dung chip Intel va chung tôi rât phân khich vê điêu đo”. Thông điêp nay sau đo cung đươc lăp lai trong tuyên bô chinh thưc trên trang chu.
Co ve như, Apple vân đang chưa “tuyệt tình” với Intel. Công ty của Tim Cook có rất nhiều lý do để chưa thể chuyển sang sử dụng duy nhất chip ARM. Lý do đầu tiên và dễ thấy nhất là những chiếc máy Mac đang bán trên thị trường. Mới chỉ cách đây 3 tháng, Apple đã vén màn MacBook Pro và MacBook Air mới. Cả 2 đều là những sản phẩm được trông chờ khi MacBook Air trước đó đã bị ngừng nâng cấp trong nhiều năm còn MacBook Pro thì vừa thoát khỏi “thảm họa” bàn phím cánh bướm. Cả 2 cũng vẫn sử dụng chip Intel. Ngay lúc này, đưa ra thông điệp “hoàn toàn loại bỏ Intel để chuyển sang ARM” chẳng khác gì chọc giận các khách hàng vừa mua MacBook mới.
Tính đến WWDC năm nay, mẫu Mac Pro của Apple cũng vừa tròn 1 năm tuổi đời. Dòng sản phẩm đắt đỏ bậc nhất này trước đó đã bị ngưng cập nhật trong vòng 6 năm (kể từ chiếc Mac Pro “thùng rác” của năm 2013). Doanh số Mac Pro trong năm vừa qua chắc chắn đã tăng mạnh, và một lần nữa, tuyên bố hoàn toàn từ bỏ Intel sẽ tạo ra phản ứng tiêu cực từ các khách hàng đã bỏ ra tới hàng chục nghìn đô để mua chiếc Mac chuyên dụng.
Dù Apple có đưa ra những giải pháp hoàn thiện đến thế nào chăng nữa, việc chuyển dịch hoàn toàn sang ARM vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn lên nhóm người dùng quan trọng nhất của Mac: các coder.
Một lý do khác là khả năng tương thích phần mềm. Với bản chất là một hệ điều hành Unix, macOS đã có sẵn tính tương thích cao với nhiều kiến trúc chip khác nhau và có lẽ sẽ còn duy trì được điểm mạnh này trong một thời gian dài. Trong sự kiện WWDC ngày hôm qua, Apple cũng đã vén màn tính năng biên dịch (compile) phần mềm ra cả 2 loại mã nhị phân dành cho Intel và ARM. Trong khi mục tiêu chính của tính năng này vẫn là để giúp các nhà phát triển có thể chuyển đổi ứng dụng một cách dễ dàng từ Intel sang Mac, rõ ràng là Apple vẫn đang hỗ trợ đầy đủ cho chip Intel tại thời điểm hiện tại.
Quan trọng không kém là… Windows. Một trong những mảng khách hàng quan trọng bậc nhất của Apple là các lập trình viên, những người đòi hỏi khả năng tương thích tối đa với các nền tảng phổ biến. Mới đây, Apple cũng đã xác nhận rằng phần mềm giả lập Rosetta không thể hỗ trợ giả lập Windows. Các tập lệnh vector AVX, AVX2, và AVX512 cũng nằm trong danh sách chưa hỗ trợ của phần mềm “dịch” từ Intel x86 sang ARM kể trên.
Video đang HOT
Trong bối cảnh chính Microsoft còn chưa thể giúp Windows 10 tương thích với ARM (qua thất bại của Surface Pro X), chắc chắn Apple (hay các công ty giả lập như VM hoặc Parallels) cũng khó có thể giải quyết được vấn đề Windows. Các coder dùng Mac ARM chắc chắn sẽ mất hoàn toàn khả năng tạo ứng dụng cho nền tảng PC số 1 hiện nay, và điều đó sẽ khiến máy Mac mất rất nhiều điểm trong mắt nhóm người dùng “Pro” đặc biệt quan trọng này.
Intel vẫn còn nhiều hy vọng khi chính CEO Tim Cook khẳng định Apple vẫn đang phát triển nhiều model Mac sử dụng chip Intel.
Ngay sau khi WWDC kết thúc, Intel cung đã lên tiếng khẳng định sẽ hỗ trợ Apple trong 2 năm chuyển đổi tiếp theo. “Apple là một khách hàng trên nhiều mảng kinh doanh”, đại diện Intel tuyên bố với trang Apple Insider. Tuy vậy, năm ngoái Intel đã bán đứt mảng thiết kế chip 5G cho Apple. Với người dùng, mảng kinh doanh duy nhất đang được Apple và Intel duy trì là những con chip trên máy Mac.
Những tuyên bố của Apple cũng không hề cho thấy nỗ lực nhằm cắt đứt Intel hoàn toàn. Với những vấn đề dễ thấy ở trước mắt (tương thích), có vẻ như Apple cũng chưa muốn vội vàng thực hiện một quyết định có thể ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của Mac. Dù sao, một giai đoạn chuyển đổi khá rối ren đang ở phía trước, và có lẽ cả Apple, Intel lẫn người dùng Mac đều sẽ có những mối lo của riêng mình.
Chip xử lý ARM cho máy Mac của Apple sẽ mạnh như thế nào?
Những con chip ARM của Apple liệu có đủ mạnh mẽ để thay thế cho chip xử lý của Intel hay AMD không?
Trong nhiều năm, Apple vẫn luôn tự tin khẳng định rằng những con chip dựa trên kiến trúc ARM của mình có thể sánh ngang với những con chip xử lý của máy tính. Vào năm 2018, Apple tuyên bố rằng iPad Pro mới mạnh hơn 92% máy tính xách tay hiện có trên thị trường. Hiển nhiên, Apple sẽ muốn đưa những con chip "mạnh mẽ" này lên những chiếc máy tính Mac của mình.
Trong sự kiện WWDC 2020 vừa diễn ra, Apple đã chính thức tuyên bố sẽ chuyển qua sử dụng những con chip ARM tự sản xuất trên máy Mac, không còn dùng chip xử lý của Intel nữa.
Apple tự sản xuất những con chip ARM cho máy Mac.
Tuy nhiên, những con chip ARM của Apple liệu có đủ mạnh mẽ để thay thế cho chip xử lý của Intel hay AMD không? Đó vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, bởi Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông số kỹ thuật, điểm số benchmark hay thử nghiệm so sánh nào.
Thay vào đó, Apple tiết lộ những bản demo được dựng sẵn, phần nào hứa hẹn rằng những con chip ARM trong tương lai sẽ rất ấn tượng.
Sử dụng con chip A12Z Bionic được trang bị trong chiếc iPad Pro thế hệ đầu tiên, Apple đã cho thấy rằng một con chip ARM thế hệ cũ cũng có thể xử lý được tốt các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao trên Mac.
Khả năng xử lý tốt các phần mềm đồ họa 3D, dựng phim, thiết kế chuyển động như Maya.
Trong bản demo này gồm có các ứng dụng:
- Các phiên bản Microsoft Office, Adobe Photoshop và Lightroom được thiết kế để chạy trên nền tảng ARM.
- Final Cut Pro với 3 luồng video 4K cùng lúc.
- Cinema 4D với thử nghiệm xoay quanh các mặt phẳng của một phiến đá giả lập.
- Autodesk Maya với một khung hình chuyển động bao gồm 6 triệu đa giác, có họa tiết bề mặt và đổ bóng.
- Hai tựa game Shadow of the Tomb Raider và Dirt: Rally, tuy nhiên thiết lập đồ họa ở mức thấp.
Tựa game TDirt: Rally ở mức thiết lập đồ họa thấp.
Apple đã sử dụng một phần mềm chuyển đổi có tên là Rosetta 2, để có thể tự động dịch một số phần mềm hỗ trợ nền tảng Intel sang nền tảng ARM. Đó là cách mà ứng dụng Autodesk Maya hay các tựa game Shadow of the Tomb Raider và Dirt: Rally có thể chạy được trên nền tảng ARM, vốn chưa thể hỗ trợ.
Apple muốn chứng minh rằng với con chip ARM thế hệ cũ của mình cũng có thể xử lý được các ứng dụng Mac đòi hỏi hiệu suất cao, thì những con chip ARM trong tương lai sẽ còn ấn tượng hơn nữa.
"Chip ARM sẽ giúp máy Mac dẫn đầu chỉ số hiệu năng/watt trong ngành công nghiệp máy tính"
Đó chính xác là những gì Apple đã nói trong thông cáo báo chí mới nhất. Vậy câu nói đó có ý nghĩa là gì? Liệu có phải những con chip ARM của Apple sẽ dẫn đầu về hiệu năng, sức mạnh và tốc độ? Chưa chắc đã là như vậy.
Apple lập luận rằng bằng cách tạo ra những con chip hiệu quả nhất có thể, nghĩa là có hiệu suất cao với mức tiêu thụ năng lượng thấp, thì việc tạo ra những con chip có hiệu năng cao là việc rất đơn giản. Bạn chỉ cần tăng điện năng tiêu thụ, thì tương ứng với hiệu năng sẽ được tăng lên.
Sơ đồ cho thấy chip ARM của Apple sẽ có hiệu năng trên mức tiêu thụ năng lượng rất ấn tượng.
Nói cách khác, nếu một con chip xử lý của iPhone được thiết kế với kích thước tương đương chip xử lý trong MacBook Pro, với bộ tản nhiệt tương đương và pin có kích thước tương đương MacBook. Về lý thuyết, con chip này sẽ có hiệu năng ấn tượng hơn cả con chip của MacBook Pro.
Tuy nhiên mọi chuyện không chỉ đơn giản như vậy. Có thể các bạn còn nhớ dòng chip Core M/Y series của Intel, được trang bị trong những chiếc MacBook mỏng nhất. Intel cũng nói đến tính hiệu quả của những con chip này, khi có chỉ số hiệu năng/watt ấn tượng. Nhưng thực tế là những con chip này chậm hơn và luôn bị đánh giá thấp hơn những con chip xử lý khác của Intel.
Do đó, những con chip ARM trong tương lai của Apple có thể sẽ không phải là những con quái vật hiệu năng. Mà những con chip này sẽ ở mức đủ dùng, với khả năng xử lý các tác vụ ở mức ổn định, đồng thời tiết kiệm điện năng. Nhờ đó mà mang lại một chỉ số hiệu năng/watt ấn tượng, như cách mà Apple đã nói.
Chip đồ họa GPU tích hợp sẽ mạnh hơn của Intel, nhưng chưa thể so sánh với chip đồ họa chuyên dụng Nvidia hay AMD.
Một điều nữa mà rất nhiều người dùng quan tâm, đó là khả năng xử lý đồ họa của GPU tích hợp bên trong những con chip ARM này. Apple nói rằng kiến trúc ARM sẽ mang đến những con chip đồ họa GPU với hiệu năng cao hơn, trong cả chơi game và các ứng dụng đồ họa. Điều đó không có nghĩa là những con chip ARM này có thể so sánh với chip đồ họa chuyên dụng của Nvidia hay AMD, nhưng nó hoàn toàn có thể là sự khác biệt lớn so với chip đồ họa tích hợp của Intel trong những chiếc MacBook Air.
Với tất cả những thông tin đó, khi mà chúng ta không có bất kỳ thông số, điểm benchmark hay so sánh nào, thì có thể tạm kết luận rằng chip ARM do Apple sản xuất để trang bị trên những chiếc máy Mac sẽ không có hiệu năng quá mạnh mẽ như những dòng chip cao cấp của Intel hay AMD. Nhưng những con chip ARM này sẽ vẫn đủ mạnh để bạn có thể làm mọi thứ trên một chiếc máy tính, trừ việc chơi game với cấu hình đồ họa cao.
Chip đồ họa GPU tích hợp cũng sẽ mạnh hơn so với của Intel. Bên cạnh đó, con chip ARM cho máy Mac có thể làm được nhiều thứ thú vị hơn, ví dụ như chạy các ứng dụng iOS gốc, kết nối 5G hay dễ dàng xuất hình ảnh ra iPad hơn.
'Mối duyên' 30 năm giữa Apple và ARM Hãng vi xử lý ARM được cho là gián tiếp "cứu" Apple hai lần trong khi Intel thiệt hại hàng tỷ USD vì từng từ chối sản xuất chip cho iPhone. Nhiều năm nay, máy tính Mac vẫn được trang bị chip của Intel. Tuy nhiên, theo Bloomberg, Apple được cho là sẽ tuyên bố kế hoạch "chia tay" Intel trong sự kiện...