Vị ngọt thanh long ruột đỏ trên đất gò đồi
Đến huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) vào cuối tháng 8/2020 với thời điểm mưa lớn liên tiếp đã khiến cho các loại trái nơi đây tươi mới, xanh mướt bao phủ các thôn, xã. Đặc biệt, cây thanh long ruột đỏ là loại cây được nông dân huyện đưa vào một số xã của huyện Lập Thạch trồng tập trung trên dưới 10 năm đã khẳng định hợp với thổ nhưỡng, khí hậu.
Cây trồng này đang được nhân rộng và bao phủ một màu xanh rộng lớn với hoa thơm, quả ngọt đầy các vườn đồi của huyện Lập Thạch. Từ đó, góp phần cải thiện cuộc sống và đem lại nguồn kinh tế mới bền vững cho nông dân.
Khác với những năm trước, giờ đây, các con đường vào các xã của huyện Lập Thạch được đổ bê tông rộng rãi. Những ngôi nhà cũ, nhà tạm hiện đã được thay thế bằng nhà cao tầng khang trang… đã nói lên sự khởi sắc của một vùng quê nghèo khó trong quá khứ. Bộ mặt nông thôn đã thực sự thay da đổi thịt chính nhờ nghề trồng thanh long ruột đỏ.
“Đến với nhiều làng, xã trồng thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch, niềm vui của người dân trồng cây trái này giờ đây như được nhân đôi, nhân ba bởi thanh long vừa bao phủ xanh vùng đất gò đồi khô cằn xua tan những cái nắng nóng khắc nghiệt của những trưa hè. Chính cây này đã giúp nhiều hộ dân làm giàu thực sự, chứ không dừng lại ở câu chuyện thoát nghèo như mọi người người vẫn nói trước đây”, một người trồng thanh long ruột đỏ ở xã Vận Trục thổ lộ.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch cho hay, cây thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch trước đây chưa phải là cây chủ lực do trồng thiếu tập trung, trồng phân tán ở các vườn tạp, gò đồi cùng các cây thân gỗ khác.
Khoảng 10 năm trở lại đây, khi người dân theo dõi cây này phù hợp với đất đai, chất lượng sản phẩm ngày càng được nhiều khách hàng biết tới và đánh giá cao, do đó diện tích cây thanh long ruột đỏ ngày càng được nhân rộng. Đặc biết là người dân đã chuyển đổi vườn tạp, chuyển đổi diện tích gò đồi ở khu có đìa hình cao, canh tác khó khăn sang trồng thanh long ruột đỏ…
Video đang HOT
Đến năm 2020, huyện Lập Thạch đã có hơn 300 ha thanh long ruột đỏ, tập trung ở các xã như Vân Trục, Xuân Hòa, Ngọc Mỹ… Cho đến nay, cây thanh long ruột đỏ đã trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, mang thương hiệu của Huyện Lập Thạch và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Thanh long ruột đỏ Lập Thạch là sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ thương hiệu và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện. Xác định lấy cây thanh long ruột đỏ là cây trồng chủ lực, nên các địa phương đã tập trung khuyến khích các hộ dân tiếp tục cải tạo đất đồi để mở rộng diện tích trồng cây thanh long, cũng như áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong trồng và chăm sóc nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện quả thanh long ruột đỏ Lập Thạch không chỉ được cung ứng cho thị trường trong nước, mà còn được xuất khẩu sang thị trương một số nước, bước đầu mở ra hướng đi mới để phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ theo chuỗi giá trị liên kết…
Anh Nguyễn Trung Kiên ở thôn Đồng Núi, xã Vân Trục (Lập Thạch) cho biết, gia đình anh Kiên trồng 2,5 ha thanh long. Cây từ khi trồng đến khi bói quả khoảng 10 tháng và thu hoạch đại trà khi cây trổng đạt 2 đến 3 năm tuổi.
Theo anh Kiên, thanh long ruột đỏ là cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng để cây đạt năng suất cao, mẫu sản phẩm thanh long quả đẹp, chất lượng tốt… phải quan tâm, chăm sóc, chăm bón, nhất là thời kỳ từ khi cây ra hoa, kết trái đến lúc cây thu hoạch. Thông thường giá thanh long quả giá cả khá ổn định với mức 25.000 đến 27.000 đồng/kg.
Cây thanh long cho quả nhiều đợt trong năm chứ không thu hoạch đồng loạt và năm chỉ có một vụ như cây trồng khác. Việc thu hoạch và bảo quản dễ nên khâu vận chuyển, tiêu thụ cũng dễ dàng. Mỗi ha thanh long chăm sóc tốt, giá cả mức bình thưỡng cũng giúp nông dân thu lời tới trên dưới 300 triệu đồng/ha/năm.
Anh Lê văn Yên, ở thôn Tam Phú, xã Vân trục có 2 ha trồng thanh long ruột đỏ với 2.000 trụ (cây), nhờ vị trí vườn gần hồ nước nên thanh long vườn nhà được chăm sóc, tưới đều đặn, cây trồng sinh trưởng tốt. Những năm gần đây, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình anh Yên có thu hoạch khá cao, hiệu quả đạt tới 350 – 400 triệu đồng/ha/năm.
Tháng 7/2015, UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể Thanh Long ruột đỏ huyện Lập Thạch. Đây là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được thương hiệu này. Cây thanh long ruột đỏ được trồng ở Lập Thạch có vị ngọt đậm, thơm hơn một số loại thanh long trồng nơi khác.
Đây là cây thuộc họ xương rồng, có khả năng chịu hạn tốt và phát triển trên các vùng đồi khô cằn; quy trình trồng, chăm sóc tương đối đơn giản. Việc đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng tập trung theo hướng hàng hóa, chất lượng sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến góp phần giúp các địa phương huyện Lập Thạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả, tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm này, giúp người dân yên tâm sản xuất.
Hiện, các cơ quan chức năng huyện Lập Thạch tiếp tục tuyên truyền vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hướng dẫn khoa học kỹ thuật chăm sóc cây thanh long, bảo quản sản phẩm quả sau thu hoạch, việc quảng bá sản phẩm…Điều này nhằm tiếp tục mở rộng quy mô diện tích và trở thành cây trồng chủ lực, giúp nông dân huyện miền núi Lập Thạch làm giàu chính đáng từ cây trồng này…
Thủ tướng phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu chung của Chương trình nhằm hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 65%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 600 chuyên gia năng suất chất lượng tại các bộ, cơ quan, địa phương và DN.
Giai đoạn 2026-2030, tỷ lệ hài hòa của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đạt khoảng 70-75%; đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho khoảng 1.000 chuyên gia năng suất chất lượng, trong đó có khoảng 200 chuyên gia được chứng nhận đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Giai đoạn 2021-2030, số DN được hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng năm tăng từ 10-15%, trong đó, số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cấp cho DN tăng ít nhất 10% so với giai đoạn 2011-2020; có ít nhất 100 DN được hướng dẫn áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng, trở thành mô hình điểm để chia sẻ, nhân rộng trên toàn quốc.
Để đạt được các mục tiêu trên, Chương trình đề ra nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy, nâng cao năng suất quốc gia, ngành, địa phương và DN trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.
Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về năng suất chất lượng. Đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh vào DN. Tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động nâng cao năng suất chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ DN tham gia các hoạt động của Giải thưởng chất lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, hỗ trợ DN áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản, đẩy mạnh áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố. Hỗ trợ DN áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P). thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, điều hành hoạt động của Chương trình; hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.
Quy định mới về công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành trái phiếu Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2020/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 81/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (DN). Ảnh minh họa Theo đó, DN phát hành trái phiếu phải thực hiện chế độ công bố thông tin trước đợt phát...