Vì Nga, phương Tây “bán đứng” Ukraine?
Phương Tây ra sức chỉ trích Nga về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và thậm chí được cho là đã gây sức ép để Kiev ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự sang cho Nga. Tuy nhiên, trên thực tế, một loạt nước phương Tây vẫn đang cung cấp vũ khí cho Nga. Phải chăng, Châu Âu đang “ bán đứng” Ukraine ?
Tàu chiến lớp Mistral của Pháp
Pháp đang cung cấp cho Nga những chiếc tàu chiến tối tân. Đức xây một cơ sở huấn luyện quân sự công nghệ cao cho Nga trong khi Italia bán phương tiện bọc thép cho Nga.
Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine diễn ra, các nước Châu Âu đã phải vật lộn tìm cách cân bằng giữa lợi ích kinh tế với lợi ích chính trị. Pháp trong tháng này sẽ mời 400 thuỷ thủ Nga lên một chiếc tàu chiến hoàn toàn mới mà một đô đốc Nga từng tuyên bố có thể giúp Nga đánh bại nước láng giềng Gruzia trong cuộc chiến tranh năm 2008 “chỉ trong vòng 40 phút thay vì là 26 giờ đồng hồ”.
Bất chấp sức ép từ Mỹ và các cường quốc phương Tây, giới lãnh đạo Pháp từ chối huỷ bỏ hợp đồng bán hai chiếc tàu chiến lớp Mistral tối tân trị giá 1,7 tỉ USD cho Nga.
Chính phủ Pháp từng tuyên bố sẽ thúc đẩy việc thực hiện hợp đồng trị giá 1,7 tỉ USD trong việc cung cấp hai chiếc tàu chiến lớp Mistral cho Nga bởi nếu hủy hợp đồng này, Paris sẽ bị tổn hại hơn Moscow rất nhiều. Một quan chức cấp cao của chính phủ Pháp hồi tháng 5 tiết lộ với báo giới rằng, hợp đồng vũ khí với Nga quá lớn để có thể hủy bỏ và nếu Pháp không thực hiện hợp đồng đó, nước này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều khoản phạt được đưa ra trong hợp đồng.
Tàu chiến lớp Mistral là loại tàu đổ bộ tấn công hiện đại. Tàu có trọng tải tối đa 21.300 tấn; có thể chuyên chở 4 sà lan đổ quân, 16 trực thăng hạng nặng, 2 tàu đệm không khí, một tiểu đoàn 40 xe tăng hạng nặng Leclerc, 450 binh sỹ… Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral dài 199m, chiều ngang 32m, độ mớn nước 6,2m.
Tàu được lắp đặt hệ thống radar cảnh giới MRR3D-NG, radar dẫn đường DRBN-38A; hệ thống hỏa lực gồm 2 hệ thống tên lửa phòng không MBDA Simbad, 2 khẩu đội pháo phòng không Breda-Mauser 30 mm, 4 súng máy 12,7 mm Browing M2-HB. Các liên đội Không quân dự kiến được biên chế trên các tàu lớp Mistral của Nga bao gồm 8 chiếc máy bay trực thăng tấn công Kamov Ka-52K và 8 chiếc máy bay trực thăng vận tải tấn công Ka-29/31 Helix. Tàu có phạm vi hoạt động 40.000km, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng Hải quân Nga.
Việc Pháp quyết tâm thúc đẩy kế hoạch bán siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga đã vấp phải sự chỉ trích từ các đồng minh bao gồm Mỹ và NATO. Mỹ và NATO cho rằng, Pháp một mặt cung cấp vũ khí cho Nga trong khi mặt kia vẫn lên án các hành động quân sự của Nga. Đây rõ ràng là một sự mâu thuẫn.
Các hợp đồng bán tàu chiến Mistral và những loại vũ khí khác đã phơi bày ra một thực tế là phương Tây rất khó có thể gây áp lực với Nga thậm chí ở một thời điểm khi mà căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang ở mức tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến giờ.
Giới lãnh đạo Châu Âu đã tìm cách bảo vệ cho ngành công nghiệp quốc phòng của họ thậm chí kể cả khi họ đang áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine và vụ sáp nhập Crimea .
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ thực hiện đầy đủ hợp đồng theo đúng pháp luật bởi chúng ta chưa đi đến cấp độ trừng phạt ở mức huỷ bỏ các hợp đồng bán vũ khí”, Tổng thống Pháp Franois Hollande đã nói như vậy. Theo lời ông Hollande, nếu cấp độ trừng phạt được nâng lên, Pháp có thể ngừng cung cấp tàu chiến cho Nga.
Tổng thống Obama tháng này từng nói: “Tôi có một số quan ngại và tôi nghĩ là không chỉ mình tôi có cảm giác như vậy. Tôi cho rằng, sẽ là tốt hơn nếu chúng ta bấm nút tạm ngừng”. Phát biểu này được cho là ám chỉ đến Pháp.
Tuy vậy, chẳng có nước nào chịu đứng ra đưa tiền để chia sẻ bớt cho Pháp gánh nặng tài chính nếu đơn phương huỷ bỏ hợp đồng với Nga. Điều đó lại một lần nữa phơi bày sự khó khăn của phương Tây trong việc tìm được phản ứng chung thống nhất trước Nga trong vấn đề Ukraine .
Chỉ cách đây vài năm, quân đội nga gần như không nhập khẩu thiết bị quân sự nào ở bên ngoài khối Xô-viết. Thậm chí ngày nay, Nga vẫn là nhà xuất khẩu vũ khí chính của thế giới. Tuy nhiên, sau khi xảy ra cuộc chiến tranh ngắn ngủi ở Gruzia năm 2008, giới lãnh đạo hàng đầu của Nga bắt đầu xem xét lại các chính sách cũ. Mặc dù Nga vẫn có sức mạnh vượt trội trong cuộc chiến với Gruzia nhưng quân đội Nga vẫn bộc lộ một số yếu điểm. Vì thế, giới lãnh đạo Nga đã quay sang phương Tây để tìm cách tăng cường năng lực quân sự của mình.
Ngoài hai chiếc siêu tàu chiến lớp Mistral, Nga còn nhập khẩu 60 chiếc xe bọc thép từ Italia cùng với những bộ phận điện tử, radio mới để nâng cấp cho các máy bay quân sự của nước này.
Nhà thầu quốc phòng Rheinmetall của Đức cũng đã ký hợp đồng trị giá 163 triệu USD để xây một cơ sở huấn luyện quân sự cho Nga. Cơ sở này gần hoàn thành nhưng đang bị tạm dừng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine .
Theo_VnMedia
Viện trợ, đầu tư và đội quân ngầm người Hoa
Đây là cách trực tiếp nhất để Trung Quốc nắm sâu nước nhận viện trợ, điều khiển và gây sức ép với các quốc gia này.
Trung Quốc buộc các nước nhận viện trợ phải hành động theo ý muốn của mình, bị kèm, hãm và phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng dùng quan hệ kinh tế và buôn bán làm mồi nhử về chính trị, ngoại giao và làm điều kiện để mua chuộc, lôi kéo nước khác.
Dòng tiền đầu tư của Trung Quốc mang theo nhiều lao động nước này tới châu Phi
Tháng 12/1961, khi có bất đồng với Liên Xô, Trung Quốc đã hủy bỏ hoàn toàn việc nhập thiết bị toàn bộ của Liên Xô theo các hiệp định đã ký kết, gây nhiều thiệt hại cho Liên Xô và các nước Đông Âu.
Năm 1978, Srilanca không tán thành ý kiến của Trung Quốc đòi khai trừ Cuba ra khỏi các nước không liên kết, không ủng hộ sự có mặt về quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Vì thế Srilanca đã không đạt được mong muốn phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ngày nay, trước bối cảnh tình hình mới, Trung Quốc đang chuyển hướng viện trợ, đầu tư sang các nước châu Phi, Mỹ Latin, qua đó theo đuổi 4 yêu cầu chiến lược: giành quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên; tăng cường ảnh hưởng chính trị; phát triển thị trường cho người lao động Trung Quốc; giành quyền tiếp cận các thị trường mới.
Trung Quốc cũng đã mua đứt hoặc thuê dài hạn hàng triệu ha đất của các nước châu Phi, Mỹ Latin. Với chiến lược trên, Trung Quốc đang là người thu được nhiều lợi ích hơn là bản thân chủ nhà.
Các dự án do Trung Quốc cung cấp tài chính và vận hành thường sử dụng lao động phổ thông người Trung Quốc, tới 70 - 80%, trong khi các công ty phương Tây dựa chủ yếu vào lao động địa phương.
Các đoàn công nhân đông đảo từ Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu làm cho người dân bản địa không còn việc làm.
Một người Trung Quốc và một công nhân Negeria đang cùng nhau kiểm tra sản phẩm từ một lò sản xuất thep ở Lagos, Nigeria
Ngoài ra, lũ lượt những người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp (nhưng được Chính quyền Trung Quốc khuyến khích và bảo hộ) đã làm hoen ố hình ảnh của Trung Quốc.
Họ làm ăn dối trá, lừa đảo, ăn cắp vặt. Họ lấy vợ người bản xứ rồi tính ở lì, không về nước nữa, gây ra những phiền toái không nhỏ cho cả Chính quyền và dân chúng nước sở tại.
Người ta khó có thể hy vọng các công ty Trung Quốc tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Nhiều công ty Trung Quốc phớt lờ luật pháp nước sở tại như không ký hợp đồng lao động, xù tiền bảo hiểm, trốn và lậu thuế, trả tiền công thấp hơn mức lương tối thiểu, buộc người lao động làm thêm trong ngày nghỉ.
Văn phòng các công ty của Trung Quốc thường đơn giản, nhếch nhác. Chính điều này đang tạo ra ấn tượng không tốt rằng tất cả người Trung Quốc là cẩu thả và luộm thuộm.
Người Hoa ở nước ngoài, ngoài lượng kiều hối rất lớn gửi về nước, họ còn là một lực lượng quan trọng để Trung Quốc khống chế, lũng đoạn, chi phối nước sở tại.
Lao động Trung Quốc trong các lán trại tạm bợ ở Cà Mau
Một lãnh đạo cao cấp Trung Quốc từng khuyến dụ Hoa kiều: "Trung Quốc là một nước lớn, do vậy Hoa kiều phải có đầu óc nước lớn; Hoa kiều nhất định phải có chủ nghĩa nước lớn".
Một bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc từng nói: "Hàng chục triệu Hoa kiều của chúng ta mang quốc tịch nước ngoài, hưởng các quyền công dân của nước đó và hướng về Tổ quốc. Nếu một người Hoa kiều làm việc với 10 người bản xứ thì kết quả là chúng ta có hàng trăm triệu người. Với vũ khí trong tay, người Hoa có thể tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng nơi họ sinh sống và khi đó chúng ta sẽ không phải lo ngại nữa... Rồi một ngày kia, toàn bộ Đông Nam Á sẽ được Trung Quốc hóa".
Lực lượng Hoa kiều chính là cơ sở để Trung Quốc tổ chức các mạng lưới gián điệp và thành lập các tổ chức đối lập với chính quyền nước sở tại. Trung Quốc sử dụng Hoa kiều làm bình phong và là lực lượng hậu bị cho đội quân ngầm ở nước có Hoa kiều sinh sống.
Đội quân này sẽ được mở rộng, phát triển thành hệ thống cốt cán nắm các yết hầu kinh tế, tài chính, thương mại... nước sở tại. Nhập quốc tịch nước sở tại, nhiều Hoa kiều trở thành lãnh đạo các đảng phái hay lãnh đạo Nhà nước ở nước đó, do đó Trung Quốc không cần phải đánh đổ chính quyền nước đó mà vẫn khống chế được nước đó.
Thực tế, một lãnh đạo Đảng Cộng sản Thái Lan trước đây bị bắt, sau đó bị "mất tích", vị trí ông này ngay lập tức được thay bằng một người gốc Hoa.
Ở Campuchia, Pôn Pốt và Ieng Sary đều là người gốc Trung Quốc, bị Trung Quốc nắm từ đầu những năm 1950 khi còn học ở Paris, vợ hai người này đều là người Hoa.
Chủ nghĩa đế quốc chiếm các thuộc địa, thành lập chính quyền tay sai bản xứ để qua đó kiếm siêu lợi nhuận thuộc địa. Còn Trung Quốc dùng lực lượng Hoa kiều để thu lợi nhuận mà không cần lập chính quyền tay sai bản xứ.
Người ta cho rằng, khi có thời cơ, khi có điều kiện và khi cần thiết, Hoa kiều có thể trở thành nòng cốt cho lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền sở tại, biến chính quyền dân tộc của nước này thành chính quyền thân Trung Quốc, chính quyền của người Hoa.
Đối với Việt Nam, Trung Quốc cũng tích cực sử dụng một bộ phận Hoa kiều để chống phá. Và khi không đạt kết quả mong muốn, Trung Quốc đã chủ động gây ra vụ "Nạn kiều" năm 1978, nhưng lại vu khống, đổ vấy cho Việt Nam.
Đăng Song
Theo_VTC
Nghị sỹ Mỹ kêu gọi chống hành vi cưỡng ép của Trung Quốc Ông Forbes cảnh báo, khả năng xảy ra khủng hoảng và thậm chí xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương dang trở nên rất rõ nét. Mỹ cần xây dựng chiến lược đối phó với hành động cưỡng ép phi quân sự của Trung Quốc. Đó là đề xuất được Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban triển khai lực lượng...