Vì một tương lai không cần remote, Samsung đang phát triển TV được điều khiển bằng sóng não của bạn
Samsung đang phát triển 1 hệ thống TV mới, có thể cho phép người dùng chuyển kênh hay điều chỉnh âm lượng bằng cách sử dụng chính bộ não của mình.
Dự án này có tên Ponthius, là sự kết hợp giữa gã khổng lồ Samsung và Viện nghiên cứu EPFL từ Thụy Sĩ.
Mục đích của dự án là cung cấp cho những người khuyết tật thể chất (như liệt tứ chi) có thể thưởng thức các chương trình yêu thích mà không cần sự giúp đỡ của ai khác. Công ty đã giới thiệu một mẫu thử nghiệm tại Hội nghị Các nhà phát triển ở San Francisco hồi đầu tháng 11/2018.
Hệ thống điều khiển mới của Samsung sử dụng giao diện máy tính não ( Brain System Interface – BCI) để kết nối người xem với TV.
BCI dựa trên một tai nghe có 64 cảm biến, cộng thêm bộ theo dõi chuyển động của mắt. Các nhà khoa học hiện đang thử nghiệm nhiều mẫu sóng não để xác định cách thức hoạt động của trí não khi chúng ta muốn xem phim.
Về cơ bản, hệ thống máy sẽ “thăm dò” tín hiệu từ sóng não của người dùng, từ đó đưa ra danh sách lựa chọn, kế đến người dùng sẽ xác nhận lại bằng cách chuyển động mắt.
Video đang HOT
Ngay khi sự lựa chọn được thực hiện, phần mềm sẽ xây dựng hồ sơ về người dùng và đưa ra các đề xuất về sau, giúp đơn giản hóa quá trình chọn nội dung.
Một ngày nào đó công nghệ này sẽ giúp ích to lớn cho những người bị liệt, nhưng có vẻ nó không thể trở thành một xu thế phổ biến. Bởi vì, để sử dụng bản mẫu hiện tại, người dùng sẽ phải thoa gel lên đầu trước khi đội một chiếc mũ cảm biến. Dĩ nhiên điều này phiền phức hơn là bạn dành vài phút để tìm chiếc điều khiển đang “lạc trôi” của mình.
Bạn phải thoa một loại gel trước khi đội chiếc mũ đặc biệt này lên đầu
Tuy vậy, Samsung và EPFL vẫn đang nghiên cứu để hoàn thiện sản phẩm, giúp nó trở nên dễ sử dụng hơn trong tương lai. Biết đâu họ sẽ tiến hành thương mại hóa và phổ biến nó đến với tất cả mọi người!
Theo Tri Thuc Tre
Samsung đang phát triển TV thông minh cho phép điều khiển bằng trí não
Samsung đang phát triển tính năng mới trên các mẫu smartTV của mình để cho phép người dùng điều khiển bằng trí não. Đây là tính năng hữu ích cho những người bị bại liệt hoặc khuyết tật về tay, chân có thể dễ dàng sử dụng TV của hãng.
Dự án nghiên cứu với tên gọi Project Pontis, đang được Samsung chi nhánh tại Thụy Sĩ hợp tác với Trung tâm nghiên cứu bộ phận giả thần kinh của Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (EPFL) phát triển. Dự án bắt đầu được khởi động từ cách đây 3 tháng và Samsung đã trình diễn nguyên mẫu chiếc TV điều khiển bằng trí não tại Hội nghị các nhà phát triển Samsung đang được diễn ra tại San Francisco.
Mục đích của nghiên cứu này là giúp cho các mẫu TV của Samsung dễ tiếp cận hơn với những người khuyết tật về thể chất, như bị liệt hoặc bị mất hai tay. Tính năng này sẽ giúp người dùng có thể chuyển kênh hoặc điều chỉnh âm lượng trên TV bằng suy nghĩ trong trí não của họ.
Samsung đang phát triển công nghệ mới cho phép điều khiển TV bằng trí não
Bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu đó là thu thập cách thức hoạt động của não khi người dùng muốn làm điều gì đó,chẳng hạn muốn chuyển kênh hoặc muốn chọn một bộ phim để coi. Để thu thập tín hiệu sóng não, người dùng cần phải đội một chiếc mũ đặc biệt với 64 cảm biến trong khi mắt nhìn vào một cảm biến chuyển động mắt. Nguyên mẫu hiện tại của Samsung sử dụng một thiết bị theo dõi chuyển động mắt để xác định thời điểm người dùng đã chọn một chức năng cụ thể trên TV dựa vào ánh nhìn của họ.
Samsung và EPFL cũng đang phát triển một hệ thống cao cấp hơn chỉ dựa hoàn toàn vào tín hiệu não của người dùng để phù hợp với những người không thể kiểm soát được mắt.
Hiện mẫu TV thông minh điều khiển bằng trí não này vẫn đang ở bước thử nghiệm sơ khai và các phụ kiện vẫn rất còn rườm rà. Trong tương lai Samsung cho biết sẽ thu gọn các phụ kiện cũng như ghi nhận thói quen của người dùng để giúp họ có thể điều khiển các mẫu TV của mình bằng trí não một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Theo Martin Katheriner, Giám đốc Samsung chi nhánh Thụy Sĩ cho biết ý tưởng ban đầu của tính năng điều khiển thiết bị bằng trí não được áp dụng cho smartphone, tuy nhiên sau đó Samsung đã quyết định chuyển sang TV vì sở hữu màn hình lớn hơn và phần lớn mọi gia đình đều đang sở hữu TV.
Samsung Thụy Sĩ dự kiến sẽ phát triển nguyên mẫu thử nghiệm thứ 2 của mẫu smartTV điều khiển bằng trí não vào quý I/2019 và sẽ bắt đầu được thử nghiệm thực tế tại các bệnh viện ở Thụy Sĩ.
Tuy nhiên Katheriner cũng thừa nhận rằng hiện công nghệ này vẫn còn ẩn chứa nhiều hạn chế, chẳng hạn như các phụ kiện phức tạp đi kèm, nên rất có thể sẽ chỉ dừng lại ở mức ý tưởng chứ không thể trở thành một sản phẩm thương mại.
Nhiều hãng công nghệ đang nghiên cứu về sức mạnh của trí não con người
Samsung không phải là hãng công nghệ duy nhất đang nghiên cứu về khả năng sử dụng sóng não để điều khiển thiết bị. Trước đó vào tháng 3/2017, tỷ phú công nghệ Elon Musk cũng đã thành lập công ty với tên gọi Neuralink, một hãng công nghệ chuyên nghiên cứu về thần kinh của con người, mà tham vọng của Elon Musk đó là có thể kết nối giữa trí não của con người với máy tính.
Theo Elon Musk, mục tiêu của Neuralink là tạo ra một thiết bị có thể giúp con người có thể tải lên hoặc tải về các kiến thức để giúp họ nhanh chóng tiếp thu các kiến thức giống như việc tải dữ liệu vào máy tính. Điều này sẽ giúp những người bình thường có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức và sẽ đạt được trình độ cao hơn cả trí tuệ nhân tạo.
Google X Lab, phòng nghiên cứu các "dự án tương lai" của Google cũng được cho là đang tích cực nghiên cứu để vẽ lại bản đồ chi tiết nhất về bộ não của con người để có thể mô phỏng bộ não này và áp dụng vào các dự án trí tuệ nhân tạo đang thực hiện, giúp trí tuệ nhân tạo có được trí tuệ của một con người.
Theo Dan Tri
50% thành viên EuroCham sẽ tăng mức đầu tư vào quý IV năm 2018 Theo khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh của EuroCham (BCI), hơn 50% thành viên EuroCham tin rằng doanh nghiệp của họ sẽ tăng mức đầu tư vào quý cuối cùng của năm 2018. Kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh của EuroCham (BCI) cho thấy sự lạc quan của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu về...