Vi mạch bay nhỏ nhất thế giới
Những vi mạch bay nhỏ hơn đầu bút chì có khả năng tự phân hủy sinh học dùng để theo dõi các mầm bệnh trong không khí, giám sát ô nhiễm và thu thập dữ liệu khoa học.
Theo Natu re , một nhóm kỹ sư tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã chế tạo thành công vi mạch có cánh nhỏ như hạt cát. Đây là cấu trúc bay nhỏ nhất do con người tạo ra, chúng được dùng để kiểm tra mức độ ô nhiễm hoặc sự lây lan của các bệnh trong không khí.
Những vi mạch này có cấu trúc hình cánh quạt, không hề có động cơ. Sản phẩm được lấy cảm hứng từ quá trình phân tán hạt nhờ gió của một số loại cây, điển hình là hạt của cây phong hoặc quả chò.
Các phiên bản kích thước khác nhau của vi mạch bay.
Video đang HOT
Trên thực tế, những loại hạt này trong tự nhiên rơi khá nhanh. Tuy nhiên những vi mạch bay lại cần nhiều thời gian hơn trong không khí để có thể thu thập đủ dữ liệu cần thiết. Yonggang Huang, thành viên của nhóm kỹ sư, đã phát triển một mô hình máy tính có khả năng tính toán thiết kế tối ưu cho sản phẩm để làm chậm quá trình rơi của chúng.
“Các kỹ sư đã tối ưu hóa tính khí động học của những vi mạch bay này. Sự tương tác giữa không khí và cánh quạt sẽ tạo ra chuyển động quay giúp làm chậm vận tốc, ổn định quá trình rơi”, John A. Rogers, giáo sư Đại học Northwestern về khoa học và kỹ thuật vật liệu cho biết.
Vi mạch bay có kết cấu dẹp với phần cánh bằng cao su được uốn cong nhẹ. Khi được thả rơi trong không khí, chúng sẽ bật lên tạo thành hình dạng cánh quạt. Những thiết bị này có thể được làm từ vật liệu phân hủy sinh học để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Các vi mạch có kích thước rất nhỏ, nhưng đủ lớn để mang các dụng cụ thu nhỏ, chip máy tính, nguồn điện và các thành phần khác.
Theo Giáo sư Rogers, những vi mạch bay này có rất nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai bằng cách phân tán một số lượng lớn ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, vì kích thước quá nhỏ, chúng tồn tại nhiều rủi ro đối với con người.
Do đó, Rogers sẽ áp dụng phương pháp cấy ghép y tế mà ông và nhóm đã nghiên cứu thành công ở thiết bị tạo nhịp tim tự phân hủy. Qua đó, các vi mạch bay sẽ có khả năng hòa tan, an toàn với cơ thể và không tồn tại trong môi trường sau một khoảng thời gian nhất định.
Hiện tại, các vi mạch bay chưa sẵn sàng để triển khai ở môi trường tự nhiên, nhưng nhóm nghiên cứu có kế hoạch phát triển sản phẩm với nhiều thiết kế khác nhau.
Samsung tiết lộ RAM DDR5-7200 512 GB
Samsung vừa cho biết họ đã phát triển mô-đun bộ nhớ DDR5-7200 512 GB đầu tiên trong ngành, với hiệu suất cao hơn 40% và dung lượng gấp đôi ở mức chỉ 1,1V so với DDR4.
Samsung đã giới thiệu DRAM DDR5 đầu tiên có bộ nhớ lên đến 512 GB
Theo Tomshardware , Samsung đã tạo ra mô-đun bộ nhớ DDR5-7200 với 8 khuôn DDR5 xếp chồng lên nhau được kết nối với nhau bằng công nghệ TSV (through silicon via). Đây là một cải tiến lớn so với DDR4 - vốn trước đó chỉ giới hạn ở 4 khuôn DDR4. Mặc dù có thiết kế dày đặc hơn, ngăn xếp DDR5 chỉ có kích thước 1,0 mm so với 1,2 mm của DDR4.
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật xử lý wafer mỏng, Samsung có thể giảm khoảng cách giữa các khuôn đến 40%, cho phép giảm chiều cao trên các ngăn xếp. Cũng theo Samsung, công ty đã nâng cao hiệu quả của bus DRAM lên tới 10%, trong khi độ ổn định của tín hiệu cũng cải thiện nhờ bộ cân bằng DFE mới.
Mô-đun bộ nhớ DDR5-7200 hoạt động ở mức 1,1V, chỉ bằng 0,92 lần điện áp cho DDR4. Hiệu suất năng lượng được cải thiện có thể nhờ vào IC quản lý nguồn hiệu quả cao (PMIC), bộ điều chỉnh điện áp và quy trình cổng High-K Metal. Samsung tuyên bố PMIC của họ không chỉ góp phần làm giảm điện áp hoạt động mà còn giảm tiếng ồn trong quá trình này. Như mong đợi với DDR5, mô-đun bộ nhớ của Samsung đi kèm với mã sửa lỗi ngay lập tức (ODECC) để đảm bảo xử lý dữ liệu an toàn và đáng tin cậy hơn.
Samsung cho biết mục đích mô-đun bộ nhớ DDR5 512 GB đó là thị trường máy chủ và trung tâm dữ liệu. Trong khi người tiêu dùng chỉ đạt đến mức tối đa 64 GB. Tuy nhiên điều này không làm mất đi sự phấn khích vì các nền tảng tiếp theo của Intel và AMD sẽ hỗ trợ một lượng bộ nhớ dồi dào. Công ty cũng ra đời mô-đun bộ nhớ DDR4 32 GB, cho phép người dùng thông thường có thể nhận lên đến 128 GB đối với bo mạch chủ hỗ trợ 4 khe cắm DDR4. Trong trường hợp với mô-đun bộ nhớ DDR5 64 GB, con số này sẽ lên đến 256 GB - điều mà trước đây không có sẵn bên ngoài nền tảng máy chủ.
Samsung dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt mô-đun bộ nhớ DDR4-7200 512 GB vào cuối năm 2021. Công ty tin rằng việc chuyển đổi DDR5 sang thị trường phổ thông sẽ không xảy ra cho đến năm 2023 hoặc 2024. Tuy nhiên, chip lai Alder Lake thế hệ thứ 12 của Intel sẽ bắt đầu hỗ trợ DDR5 khi nó ra mắt vào mùa thu năm nay.
Gần 170 ngành công nghiệp gặp khó vì thiếu chip 169 ngành công nghiệp trên toàn cầu sẽ bị tác động bởi việc tình trạng thiếu chip năm nay và có thể kéo dài đến 2022. Theo nghiên cứu của ngân hàng đầu tư nổi tiếng Goldman Sachs, sự thiếu hụt chất bán dẫn và chip sẽ ảnh hưởng sâu rộng nhất từ trước đến nay với số lượng công ty bị tác...