Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể giúp chiến đấu với ung thư
Salmonella thường gắn liền với ngộ độc thực phẩm, nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra công dụng đặc biệt của vi khuẩn này, đó là giúp chống lại ung thư đại tràng.
Vi khuẩn salmonella. Ảnh: CDC
Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng salmonella có thể được cải biến để giúp tế bào T – một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật – tiêu diệt các tế bào ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy rằng có thể cải biến salmonella để làm việc cùng hệ miễn dịch của con người giúp tế bào T tấn công tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí EMBO Molecular Medicine ngày 19/11. Những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
Từ lâu, các chuyên gia đã nắm được khả năng chiến đấu với ung thư của salmonella. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nó đã không đạt hiệu quả như mong đợi. Điều trị bằng vi khuẩn mặc dù có thể hạn chế tế bào ung thư phát triển qua việc ngăn chúng hấp thụ các dưỡng chất quan trọng nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch vốn đóng vai trò then chốt trong chiến đấu với các khối u.
Đội ngũ nghiên cứu khi thử nghiệm trên chuột đã nhận thấy salmonella ngăn tế bào T chống lại tế bào ung thư vì nó làm cạn kiệt một loại axit amin có tên là asparagine. Nhà khoa học Kendle Maslowski tại Đại học Glasgow, người tham gia nghiên cứu, cho biết họ nhận ra rằng asparagine rất quan trọng đối với tế bào T. Và ông Maslowski đánh giá rằng, với phát hiện này, các nhà khoa học có thể điều chỉnh khiến salmonella không làm cạn kiệt asparagine, tạo điều kiện để tế bào T tấn công tế bào ung thư, dẫn đến phương pháp điều trị hiệu quả mới.
Ông Alastair Copland tại Đại học Birmingham, tác giả nghiên cứu, cho biết phát hiện này có thể biến vi khuẩn gây bệnh như salmonella thành chiến binh chống ung thư.
Bà Catherine Elliott tại tổ chức Cancer Research UK, đơn vị hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu, nhận định rằng đây là bước phát triển thú vị và có thể dẫn đến các phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư đại tràng hoặc các bệnh ung thư khác trong tương lai.
Salmonella có thể tồn tại trong ruột của nhiều loại động vật, như gà, bò và lợn. Nó có thể hiện diện trên thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt lợn, trái cây và rau củ tiếp xúc với gia súc hoặc phân của chúng.
Người nhiễm salmonella thường có triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói, sốt, đau bụng và có thể kéo dài từ 4-7 ngày.
Trên 100 người dân ở Myanmar bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt
Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm.
Người dân di chuyển bằng thuyền tại khu vực ngập lụt ở Nay Pyi Taw, Myanmar ngày 16/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thông cáo ngày 18/9 từ Cơ quan thông tin thuộc Hội đồng quản lý nhà nước Myanmar, người dân tại làng Chaungchar, một vùng đang chịu ảnh hưởng của lũ lụt, đã có các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm được các nhà hảo tâm quyên góp vào sáng 17/9. Các món cứu trợ gồm cơm thập cẩm, thịt gà và khoai tây, và cà ri trứng cà chua. Tính đến ngày 18/9, tình trạng của tất cả những người bị ngộ độc đều đã ổn định.
Qua sự cố này, Bộ Y tế Myanmar kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp thực phẩm ấm và tươi cho các nạn nhân lũ lụt và làm việc với các đội giám sát và quản lý trong quá trình quyên góp cứu trợ.
Ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại Nhật Bản, nghi do nước suối ô nhiễm Truyền thông Nhật Bản ngày 16/8 đưa tin 458 người đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa tại một nhà hàng ở thành phố Yufu, thuộc tỉnh Oita, Tây Nam nước này. Hãng Jiji Press dẫn lời chính quyền địa phương cho biết các khách hàng trên là những người đã dùng bữa tại nhà hàng này trong thời gian...