Vị khách ngoại quốc có hàng trăm thẻ tín dụng giả
Trưa 2-5-2012, nhân viên siêu thị điện thoại di động Viễn Thông A (số 74 Cách Mạng Tháng Tám, P6Q3) tiếp hai thanh niên người nước ngoài. Sau gần cả giờ lựa chọn, cuối cùng một người quyết định “tậu” chiếc máy hiệu Samsung SII White trị giá 12.499.000 đồng rồi đưa thẻ tín dụng Ngân hàng Sacombank cho nhân viên Trương Nhã Trúc thanh toán tiền. Chị Trúc cà vào thì máy báo thẻ bị từ chối.
Vị khách đưa thêm hai thẻ cùng loại nữa nhưng cũng bị từ chối nên liên hệ với phía ngân hàng nhờ hỗ trợ. Anh Dư Quốc Hưng, cán bộ ngân hàng, đang làm việc tại Trung tâm thẻ Sacombank (trụ sở 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q3) kiểm tra và phát hiện cả ba thẻ tín dụng trên đều làm giả, liền phối hợp với nhân viên siêu thị tìm cách giữ chân anh ta rồi âm thầm báo công an. Đoán biết hành vi lừa đảo đã bị phát giác, đồng bọn đi cùng nhanh chân tẩu thoát, còn Andy Teh Wei Siang (SN 1996, quốc tịch Malaysia) bị bắt quả tang cùng vật chứng.
Andy Teh Wei Siang
Kiểm tra người đối tượng, Công an phường 6 quận 3 thu giữ 13 thẻ tín dụng giả mạo Ngân hàng Sacombank. Bước đầu, Andy Teh Wei Siang khai mua 16 thẻ này tại Malaysia với giá 3.500 ringgit của một người không rõ lai lịch. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, anh ta dùng số thẻ trên thanh toán tiền phòng được hai lần. Khám xét nơi lưu trú của Andy Teh Wei Siang tại khách sạn Moonlight trên đường Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, quận 1, công an phát hiện thêm 184 thẻ tín dụng giả khác, 9 tờ hóa đơn VAT và 2 ĐTDĐ loại đắt tiền.
Vụ việc đã được chuyển giao cho cơ quan an ninh điều tra.
Video đang HOT
Theo CATP
Ăn cắp từ thẻ ATM, thẻ tín dụng ngày càng tinh vi
Khi (nh) bắt đầu phát hành thẻ ATM, người ta cho rằng sẽ hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt và đương nhiên sẽ an toàn hơn trong việc bảo quản tiền. Nhưng thực tế sau gần 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, thẻ ATM vẫn chưa được người dân tin tưởng sử dụng bởi ngoài những bất lợi về việc thu phí ngày càng tăng thì người dân còn lo ngại bởi thủ đoạn ăn cắp tiền từ thẻ ATM ngày càng tinh vi và thực tế đã xảy ra nhiều vụ trộm tiền từ ATM với số lượng lớn.
Thẻ ATM miếng mồi béo bở
Thẻ ATM đang trở thành miếng mồi béo bở cho những đối tượng phạm tội. Gần đây, một số khách hàng sử dụng thẻ ATM nhận được thông báo từ NH về việc thẻ sẽ tạm thời bị khóa do có nguy cơ bị trộm thông tin khi giao dịch tại ATM. Nguyên nhân của sự việc này là do các NH xác định đã xuất hiện tội phạm người nước ngoài đang sử dụng thiết bị công nghệ cao lén lút cài vào một số máy ATM để đánh cắp thông tin của chủ thẻ.
Cụ thể là một thiết bị được cài đặt vào khe bỏ thẻ ATM, có hình dạng và màu sắc giống với máy, rất khó phát hiện. Khi chủ thẻ bỏ thẻ vào máy ATM để thực hiện việc rút tiền, xem số dư tài khoản hay chuyển khoản và các hoạt động khác thiết bị này sẽ sao chép các dữ liệu của khách hàng trên băng từ của thẻ ATM. Đồng thời, bọn tội phạm cũng bí mật đặt thêm một camera quay thẳng xuống bàn phím máy ATM để lấy mật khẩu của khách hàng. Thậm chí, tội phạm thực hiện việc cài đặt thiết bị chỉ mất từ 15-20 phút. Thường thì bọn chúng chọn những máy ATM ở trung tâm thành phố, nơi có nhiều khách hàng giao dịch, thời gian hoạt động thường từ 17-19h, sau giờ làm việc của NH.
Sau khi cài đặt các thiết bị ăn trộm dữ liệu tại máy ATM, chúng đứng ngoài quan sát. Khi thấy khách hàng giao dịch nhiều, số lượng thông tin đánh cắp đã đủ, chúng sẽ quay lại máy ATM để tháo các thiết bị cài đặt. Những dữ liệu ăn cắp được sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra một thẻ ATM giả và rút trộm tiền. Đây là một trong những chiêu thức trộm tiền trong tài khoản của khách hàng khá phổ biến trên thế giới, nay bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Một chiêu thức khác cũng được bọn tội phạm sử dụng là gắn một bàn phím giả đè lên bàn phím thật của máy ATM. Bàn phím này có kết nối bluetooth hoặc với điện thoại di động để truyền dữ liệu số PIN của chủ thẻ về điện thoại hoặc laptop của chúng. Ngoài ra các đối tượng còn đột nhập vào hệ thống dịch vụ thanh toán qua mạng của hệ thống NH để lấy thông tin; giả danh NH gửi mail yêu cầu cung cấp thông tin về chủ thẻ; gửi virus chiếm quyền điều khiển máy tính, khi khách hàng vào một trang web chính thống sẽ bị chuyển đến một trang web giả mạo mà không hề biết, những thông tin nhập vào trang web giả này sẽ bị sử dụng để đánh cắp tiền trên tài khoản.
Nhiều đối tượng trong nước câu kết với các đối tượng nước ngoài dùng thẻ ATM, bọn chúng đã trộm hàng chục triệu đồng từ các cây rút tiền tự động của hàng loạt NH gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tiêu tiền bằng thẻ tín dụng giả
Không chỉ thẻ ATM bị các đối tượng phạm tội sử dụng các thủ đoạn tinh vi để rút tiền của người tiêu dùng, mà tại Việt Nam hiện nay cũng đã xuất hiện các đối tượng sử dụng công nghệ cao để phạm tội bằng thẻ tín dụng giả. Thực tế cơ quan công an Việt Nam đã bắt giữ được một số đường dây chuyên "tiêu tiền" với số lượng lớn bằng thẻ tín dụng giả. Điều đáng nói là các vụ án đều có liên quan đến các đối tượng là người nước ngoài.
Mới đây, Phòng CSĐTTP về TTXH CATP Hà Nội đã khám phá một đường dây sử dụng thẻ tín dụng giả, mua vé máy bay, bán lại giá rẻ cho khách hàng; tạm giữ Dương Văn Bách (SN 1990, quê quán Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là đối tượng cầm đầu đường dây. Bách khai nhận, do biết Vietnam Airlines bán vé máy bay trực tuyến trên mạng và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bách đã lùng mua số tài khoản và thông tin của chủ thẻ trên diễn đàn với giá 2 USD/bộ thông tin thẻ. Để chắc ăn, Bách đã dùng bộ thông tin thẻ đặt thử vé máy bay của Vietnam Airlines, rồi sau đó cùng một tên trong nhóm bay từ Hà Nội - TP.HCM và ngược lại. Sau lần bay thử kể trên, Bách nhận thấy, khi đã có mã đặt chỗ còn phải có thẻ tín dụng và chứng minh thư trùng tên chủ thẻ để xác thực việc mua vé. Do vậy, Bách đã lấy chứng minh thư mang tên Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Cường, Trịnh Văn Hùng rồi dán ảnh mình cùng đồng bọn vào. Tiếp đó Bách in thẻ tín dụng giả để xác thực mã đặt chỗ đã mua. Bằng thủ đoạt này, từ tháng 8 đến tháng 12-2011, đường dây của Bách đã bán trót lọt khoảng 300 vé cho khách đi các tuyến nội địa. Theo các cán bộ điều tra, toàn bộ số tài khoản và thông tin của chủ thẻ mà Bách mua trên diễn đàn với giá 2 USD, đều của người nước ngoài.
Trước đó, vào cuối năm 2011, Lovelyn Delos Santos Galang, người Philipines cũng đã đến các trung tâm thương mại và cửa hàng hạng sang tại TP.HCM để mua đồ đắt tiền và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đối tượng này cũng đã bị lật mặt nạ vì sử dụng thẻ tín dụng giả để đi mua hàng hóa sau đó về bán lại lấy tiền. Các mặt hàng được Lovelyn mua đều là những hàng hóa có giá trị lớn như điện thoại di động, máy chụp ảnh, máy tính xách tay, nữ trang... rồi vô tư "cà thẻ". Trong một lần giao dịch Lovelyn đã bị bắt và bị tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 10 năm tù giam vì tội lưu hành giấy tờ có giá giả.
Phòng ngừa bằng cách nào?
Theo ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thì gần đây, tội phạm có tính chất quốc tế nhằm vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng tăng lên với nhiều phương thức mới, như: ăn cắp tiền từ tài khoản của khách hàng ở nước ngoài, rồi lợi dụng hệ thống thanh toán ship, thực hiện chuyển tiền vào tài khoản do đồng bọn mở tại Việt Nam để rút tiền; ăn cắp thông tin thẻ của ngân hàng, của các tài khoản, sau đó làm giả thẻ để rút tiền của khách. Có trường hợp đơn vị chấp nhận thẻ do hám lợi đã thông đồng, câu kết với các đối tượng tội phạm thực hiện giao dịch giả mạo và rút tiền của ngân hàng. Bọn tội phạm đã lợi dụng các ngày lễ, Tết để thực hiện các giao dịch với nhiều thẻ khác nhau nhằm tránh sự phát hiện của ngân hàng... Vừa qua, Vietcombank đã mất cả tỉ đồng vì loại tội phạm dùng thẻ ATM giả. Trong khi hệ thống ATM đã liên kết, nếu không có biện pháp phòng ngừa tốt sẽ gây bất ổn lớn.
Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã có thông báo gửi công an các tỉnh, thành về thủ đoạn người nước ngoài dùng thẻ tín dụng giả mua hàng tại Việt Nam. Cục cũng đề nghị các đơn vị phổ biến và hướng dẫn cho những cơ sở kinh doanh, ngân hàng, người dân biết thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt bằng thẻ tín dụng giả để kịp thời phát hiện, bắt giữ. Ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng thực trạng ăn cắp thông tin thẻ, làm thẻ giả đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi ngành ngân hàng phải thắt chặt quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, đặc biệt là các mảng kinh doanh thẻ nội địa, nhằm giảm tổn thất kinh doanh, củng cố lòng tin của công chúng và xây dựng thị trường thẻ hoạt động lành mạnh. Các ngân hàng cần nghiên cứu xây dựng chuẩn riêng về thẻ thanh toán hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật, an toàn dữ liệu trong lĩnh vực kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Đồng thời, Hội Thẻ ngân hàng cần khuyến khích, hỗ trợ các hội viên chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip với lộ trình phù hợp, sử dụng các hệ thống giám sát giao dịch thẻ, công cụ quản lý rủi ro hiện đại, nhằm kiểm soát tốt rủi ro mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn...
Mới đây nhất xuất hiện một nhóm người Malaysia tới Hà Nội dùng thẻ thanh toán giả mua hàng giá trị cao với số lượng lớn. Lực lượng công an đã xác định, trong nhóm này có một người tên Wan (khoảng 26 tuổi) và Koey (khoảng 40 tuổi) vừa chuyển địa bàn "làm ăn" ra Thủ đô sau khi bị phát hiện ở TP.HCM. Qua điều tra cơ quan công an xác định đường dây này của một nhóm đối tượng người Malaysia, đã phát hiện thu giữ tổng cộng 40 thẻ ATM, thẻ tín dụng, máy in lên thẻ ATM, dụng cụ đọc thẻ ATM, làm giả thẻ ATM. Tại CQĐT, 3 đối tượng người nước ngoài này khai nhận thực hiện nhiệm vụ theo sự điều động của một "đầu nậu" chuyên cung cấp phôi ATM giả ở Malaysia. Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, các đối tượng này sẽ tiến hành làm thẻ ATM giả rồi tìm những đối tượng không nghề nghiệp phối hợp rút tiền, tỉ lệ ăn chia thỏa thuận.
Theo ANTD
Người nước ngoài sử dụng thẻ tín dụng giả lãnh án 2 năm tù Vận chuyển thẻ tín dụng giả từ nước ngoài vào Việt Nam giao cho một số người mang đi mua hàng hóa và mang hàng hóa mua được về nước, một người nước ngoài đã bị phạt án tù. Ngày 13.4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt Lee Lih Cheng (45 tuổi, quốc tịch Malaysia) 2 năm tù về tội "vận chuyển...