Vị hoàng hậu xinh đẹp nức tiếng nhưng lẳng lơ, dám làm điều này với cả thái giám
Vị hoàng hậu Trung Quốc với bản tính lẳng lơ đã tư thông với một tên thái giám chưa bị tịnh thân.
Phùng Nhuận hoàng hậu là hoàng hậu của Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành nhà Bắc Ngụy.
Phùng hoàng hậu tên thật là Phùng Nhuận, là em gái cùng cha khác mẹ với hoàng hậu Phùng Thanh, vào cung để phục vụ cho hoàng đế Hiếu Văn Đế. Năm 14 tuổi, nhan sắc của nàng đã vượt trội, có thể coi là bậc quốc sắc thiên hương nên được quân vương vô cùng sủng ái. Thậm chí về sau, vua còn nghĩ cách phế truất hoàng hậu Phùng Thanh, lập Phùng Nhuận là hoàng hậu.
Trong thời gian Hiếu Văn Đế đi chinh phạt mở rộng bờ cõi, Phùng hoàng hậu với bản tính lẳng lơ đã tư thông với một tên thái giám chưa bị tịnh thân là Cao Bồ Tát. Chuyện động trời này dù nhiều cung nữ, thái giám biết nhưng không dám hé nửa lời với ai vì thế lực của Phùng hoàng hậu quá lớn.
Thế nhưng, chuyện qua lại của hoàng hậu và thái giám họ Cao cũng đến tai vua Hiếu Văn Đế. Ban đầu, vị vua này không hề tin nhưng khi cho người thân tín điều tra đúng là sự thật thì ông ta nổi giận lôi đình. Dù vậy, ông ta vờ như chưa biết chuyện gì để âm thầm lên kế hoạch trị tội người vợ dâm đãng.
Môt ngay Hiếu Văn Đế bí mật đột ngột quay trở về cung. Ông đa cho ra lệnh bắt toàn bộ người của Cao Bồ Tát để tra khảo. Biết không thế giấu, thái giám họ Cao đã khai toàn bộ quá trình thông dâm với Phùng hoàng hậu.
Quá sợ hãi, Phùng hoàng hậu quỳ xuống khóc lóc, van xin tha thứ nhưng vua Hiếu Văn Đế không đồng ý. Nhưng vì vẫn còn có tình cảm nên vị hoàng đế này không nỡ xuống tay giết chết người vợ dâm đãng mà đẩy vào lãnh cung.
Video đang HOT
Đến phút cuối của cuộc đời, vua Hiếu Văn Đế cho gọi quần thần lại dặn dò rằng: “Phùng hoàng hậu không giữ đạo của người làm vợ, làm đủ chuyện sai trái. Nay ta chết đi thì hãy cho cô ta tự tử theo rồi an táng theo nghi lễ dành cho hoàng hậu”.
Khi vua băng hà, quần thần mang thuốc độc đến để cho Phùng Nhuận uống nhưng người phụ nữ này cương quyết không uống. Cuối cùng, họ phải cho ép Phùng Nhuận uống thuốc độc chết một cách đau đớn.
Theo Khám Phá
Bảo tàng thái giám độc nhất vô nhị ở Trung Quốc
Bảo tàng nằm trong quần thể lăng mộ thái giám Điền Nghị ở thủ đô Bắc Kinh, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc độc đáo và tư liệu quý về thái giám Trung Quốc.
Bên trog khu lăng mộ của quan thái giám Điền Nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bảo tàng rất độc đáo về các thái giám thời kỳ phong kiến ở nước này. Lối vào lăng mộ có hai quan gác cổng, thể hiện địa vị cao của Điền Nghị.
Điền Nghị, sinh năm 1534, tịnh thân và vào cung năm 9 tuổi, là thái giám trải qua ba triều đại nhà Minh là Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch.
Vạn Lịch đế, hay còn gọi là vua Minh Thần Thông (1563 - 1620), hoàng đế thứ 43 nhà Minh, trị vì thời gian lâu nhất (48 năm), cực kỳ sủng ái Điền Nghị, thường xuyên giao phó các nhiệm vụ quân sự và chính trị quan trọng cho thái giám này.
Lối vào hầm mộ Điền Nghị. Mộ bị phá hủy nhiều trong thời kỳ chiến tranh vì người ta tin rằng có nhiều châu báu được chôn cất tại đây. Thời nhà Thanh, lăng mộ hầu như bị bỏ hoang. Đến năm 1998, nơi đây mới được tu sửa và trở thành một trong những bảo tàng thu hút nhiều khách tham quan ở Bắc Kinh.
Có nhiều giai thoại ly kỳ về thân thế và cuộc đời của Điền Nghị. Sau khi ông qua đời, Vạn Lịch đế cho xây lăng mộ ngoài Tử Cấm Thành năm 1605. Hơn 10 thái giám theo phe Điền Nghị chết cũng được chôn cất tại đây, tạo thành quần thể mộ thái giám.
Bảo tàng thái giám trong khu lăng mộ nằm ở chân núi Thúy Vi, thuộc quận Thạch Cảnh Sơn, Bắc Kinh. Nơi này trở thành lăng mộ và bảo tàng lưu giữ các kỷ vật về thái giám độc nhất vô nhị ở Trung Quốc.
Mô phỏng cảnh tịnh thân trong bảo tàng thái giám Điền Nghị.
Thời cổ đại, có hai nơi chuyên phẫu thuật tịnh thân cho nam giới là "Nội vụ phủ" trong cung và "Cơ sở chuyên tịnh thân" bên ngoài. Quá trình tịnh thân được thực hiện theo mùa bởi nền y học cổ đại còn khá kém, chưa tìm ra loại thuốc sát trùng hiệu quả. Chính vì vậy, người ta thường tiến hành quá trình này vào cuối xuân đầu hạ, khi mà khí hậu ôn hòa và gần như không có ruồi muỗi.
Loại dao chính dùng để cắt bỏ bộ phận sinh dục được làm từ hợp kim vàng và đồng để tránh nhiễm trùng, trước khi sử dụng phải hơ qua lửa để sát trùng. Ngoài ra, người thực hiện còn kết hợp sử dụng một số loại dao khác.
Vài ngày trước khi phẫu thuật, người tịnh thân không được ăn uống để tránh đại tiểu tiện gây nhiễm trùng. Khi ở trên giường phẫu thuật, tịnh sư không gây tê cho bệnh nhân mà chỉ rửa sạch bộ phận sinh dục của họ bằng canh ớt nóng.
Xuất thân của thái giám có thể là những người tự nguyện, người bị phạt, bị cống nạp, thậm chí bị lừa bán. Trải qua quá trình tuyển chọn, họ bị ép phải tịnh thân mới chính thức trở thành thái giám.
Người tịnh thân xong sẽ không lộ yết hầu, giọng nói lảnh lót, cử chỉ động tác như đàn bà. Ngoài những thay đổi rõ nét về mặt sinh lý, họ còn dần biến đổi về mặt tâm lý. Hầu hết mất đi bản năng tình dục, nhiều người cảm thấy cuộc đời mình dường như kết thúc, chẳng còn bất cứ ý nghĩa thực tế nào nữa.
Ngoài ra, một xác ướp nguyên vẹn bí ẩn được cho là của Hoàng Chuyết Ngô, quan ngự y tứ phẩm thời vua Khang Hy (1654 - 1722), cũng được trưng bày trong bảo tàng Điền Nghị.
Hồng Hạnh
Ảnh: Sina
Theo VNE
Hóa ra nhân vật tử tế nhất phim "Tấm Cám" là... thái giám "Cô Tấm trong phim luôn xuất hiện như con ma, trong những tình huống hết sức vô lý. Hai con quái vật không xác định là con gì. Hoàng tử giống con ếch chiên rơm. Thừa tướng thì giống con gà tủ lạnh nhưng có cái đầu con đuôn dừa... Nhân vật đàng hoàng tử tế nhất là anh thái giám". Đây là...