Vì đó là mẹ
Hoa về, đã thấy bà Mai ngồi ngoài cửa, chị vội đi vào bếp, để mấy túi đồ ăn lên bàn rồi quay ra ngồi với mẹ. Sáng nào Hoa cũng dậy sớm đi tập thể dục, khi quay về sẽ tranh thủ mua đồ ăn sáng cho cả nhà. Bà Mai mới lên chơi với con gái chiều hôm qua. Bà bị say xe nên ra chiều còn mệt.
Sáng ra, Hoa định rủ mẹ đi tập thể dục cùng mình nhưng thấy bà Hoa ngủ mệt nên không đánh thức bà dậy.
- Sao mẹ không ngủ thêm đi? Còn sớm mà.
- Mẹ quen giấc rồi. Ở quê cũng cứ 4 giờ sáng là dậy. Lên đây lại lạ nhà, đâu có ngủ được.
- Vậy mà con cứ nghĩ mẹ ngủ. Biết vậy, con gọi mẹ đi cùng, ra công viên cũng có nhiều ông bà đi tập thể dục, vui lắm!
Mẹ và con gái (Ảnh minh họa từ Internet)
Hoa ngồi sát bên bà Mai, ngả đầu vào mẹ. Cảm nhận hơi thở đều đều từ mẹ. Đã lâu lắm rồi, từ ngày lấy chồng, Hoa chưa lần nào được gần mẹ như vậy. Những lần về thăm nhà, khi thì vội vàng, khi thì mẹ tất bật việc nọ việc kia, dọn dẹp, quét tước, chăm đàn gà, tưới vườn rau. Có bao giờ mà mẹ con được thư thả ngồi như này đâu. Tự nhiên chị muốn bé lại như ngày còn là con bé Hoa hay mếu khóc để lăn vào lòng mẹ nũng nịu, để mẹ gội đầu, bắt chấy cho. Chị vòng tay ôm mẹ, thủ thỉ:
- Ước gì con còn bé và mẹ còn trẻ! Mẹ sẽ lại chải tóc cho con, thắt hai bím thật xinh nữa.
- Cha bố chị, làm mẹ trẻ con rồi chứ còn bé bỏng gì đâu.
Bà Mai bật cười, ấn ngón tay lên trán con gái, rồi chợt thở dài. Không biết bây giờ ở nhà như nào. Bà đi mà chẳng yên tâm. Nếu như con rể không đi công tác, Hoa không năn nỉ bà lên chơi mấy hôm vừa để trông nhà giúp thì bà đã chẳng đi rồi. Ở nhà từ trước đến nay, mọi việc đều một tay bà thu xếp, lo liệu, giờ giao cho ông ấy với con dâu, con trai bà thấy lo lo sao ấy. Dù mọi người cũng động viên bà đi cho thoải mái, rằng yên tâm, mọi việc ở nhà sẽ đâu vào đấy cả nhưng bà cứ nóng ruột. Thấy mẹ thở dài, Hoa ngồi dậy:
- Mẹ lại vậy rồi. Mới lên được có một buổi mà mẹ đã muốn về rồi sao? Mấy khi được đi, mẹ cứ ở đây chơi với con cho thoải mái. Ở nhà đã có bố con và vợ chồng anh An rồi.
- Nói thì nói vậy, bố con ông ấy thì sao cũng được. Nhưng còn bà nội, có ai hiểu tính bà bằng mẹ đâu, bố chị cũng còn không biết bà thích ăn gì, mặn nhạt ra sao. Lúc nào thì treo màn cho bà ngủ, lúc nào dậy tắt quạt kẻo bà lạnh. Quần áo của bà thì phải giặt riêng bằng tay chứ không được cho vào máy giặt, nước bà uống phải ấm…
Bà Mai cứ ngồi kể lể mọi thứ. Đúng là bố con Hoa từ trước đến nay ít để ý đến những điều đó. Hoa chỉ thấy bà nội là người khắt khe, khó chịu và luôn kiếm cớ hạnh họe mẹ mình đủ điều. Chị thấy mẹ khổ quá nên nhiều khi muốn mẹ đi đâu đó cho thư thái tinh thần. Mẹ đã ngót sáu mươi, về hưu rồi chẳng bao giờ đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà dọn dẹp thứ này thứ kia và chỉ chờ bà nội thi thoảng kêu “Con mẹ Mai đâu rồi!” là lại vội vàng chạy vào xem bà sai việc gì. Ngay từ ngày còn nhỏ, Hoa đã ý thức được sự lạnh nhạt của bà nội đối với mẹ. Trong suy nghĩ của bà lúc nào cũng “con dâu khác máu tanh lòng” nên bà càng thương cháu nội và con trai bao nhiêu thì càng khó tính với con dâu bấy nhiêu.
Video đang HOT
Hoa cay cay khóe mắt khi nhớ lại những buổi bắt gặp mẹ trốn ở ngoài vườn, khóc đỏ hoe cả mắt; hay có khi mẹ vào nhà tắm, xả nước thật to rồi khóc vụng khi bị bà nói này nói kia. Chị thương mẹ nhiều lắm, đôi khi cứ muốn đón mẹ lên ở cùng mà bà Mai đâu có chịu. Bước ra khỏi nhà một cái là đã lo cho bà nội rồi. Bố Hoa cứ nói, ông may mắn khi cưới được mẹ, bà nội có phúc mới có được con dâu như mẹ. Mẹ chỉ dịu dàng cười: Mình cứ nói quá. Ai trong trường hợp của tôi cũng sẽ vậy thôi. Mẹ nói vậy nhưng Hoa không nghĩ vậy. Nếu là Hoa, chắc chị không chịu đựng được đến như mẹ. Mọi chuyện của mẹ, bà nội đều can thiệp vào, từ việc mặc quần áo ra sao đến giao tiếp với những ai. Hoa biết nhiều khi mẹ buồn, tủi lắm, nhưng chỉ khóc một mình, rồi thôi, mẹ chiều theo ý bà. Nhiều lúc bất bình với những đòi hỏi quá quắt của bà, Hoa muốn nói, mẹ lại nhẹ nhàng can giải:
- Con không được như vậy. Bà già rồi, đừng có làm bà buồn. Với lại ngày xưa, bà một thân một mình nuôi bố chúng mày khổ lắm. Đôi khi nỗi khổ một thời theo người ta đến cả đời, nên luôn khe khắt với tất cả, đề phòng tất cả. Chứ thực tâm, bà cũng không phải như vậy đâu.
- Vậy mẹ cũng khổ đó thôi, mẹ đâu có khe khắt với vợ anh An!
- Mẹ khác, bà nội khác. Mỗi người mỗi tính. Mẹ hiểu vậy rồi chẳng lẽ còn muốn dâu con khổ hay sao? Với lại giờ bà già rồi, cũng lẩn thẩn ít nhiều, ai lại đi trách bà chứ. Mẹ chỉ cần bố các con hiểu, chúng mày ngoan ngoãn, nên người là mẹ vui rồi.
Suốt cả cuộc đời, mẹ lặng lẽ hi sinh. Ảnh: Internet
Có lẽ nhờ những suy nghĩ như vậy mà bà Mai đã làm dâu thảo được gần ba chục năm. Ngần ấy thời gian, chưa bao giờ bà ta thán mình khổ sở, mặc dù nhiều khi cũng thấy buồn tủi, cũng chán chường, mệt mỏi nhưng sau những giọt nước mắt khóc thầm, bà lại lo phụng dưỡng mẹ chồng, chăm sóc gia đình chu đáo. Hoa nhìn kỹ mẹ, mới về hưu mấy năm mà mẹ già đi nhanh quá. Mái tóc đã nhiều sợi bạc hơn, làn da đã chùng lại, nhăn nhăn trên khuôn mặt.
Bà Mai nheo mắt nhìn giàn thiên lý ngoài sân, từng chùm hoa trắng xanh đang nở đón bình minh. Bà chợt nhớ, mấy hôm trước, mẹ chồng muốn ăn canh hoa thiên lý mà bà đi chợ tìm mãi không mua được, về bà cụ giận, nói dỗi cả ngày. Bà cụ ta thán là ngày trẻ vất vả nuôi con, con muốn gì cũng cố gắng lo cho hết, giờ già rồi, chân tay chậm chạp, mắt mũi kém chẳng lo cho bản thân được, nó cho ăn gì biết nấy. Rồi bà cụ thở dài thườn thượt: “Khổ! Cứ thế này thì sống được là bao nữa”. Bữa đó, bà Mai áy náy mãi vì không tìm mua được hoa thiên lý nấu canh cho mẹ chồng. Bà quay sang con gái:
- Bữa nào mẹ về, mày lấy cho mẹ ít ít dây thiên lý về trồng nhá. Mẹ nói anh An bắc cái giàn ngay ngõ vào, vừa có bóng mát, vừa có hoa ăn.
- Vâng.
Hoa đứng lên đi vào nhà gọi con gái dậy, dọn dẹp xong hết rồi mời bà Mai vào ăn sáng. Mẹ con, bà cháu ngồi vừa ăn, vừa nói chuyện vui vẻ. Lâu lắm rồi, chị mới thấy mẹ cười nhiều như thế. Hôm nay chủ nhật, được nghỉ, chị định đưa hai bà cháu đi siêu thị chơi, sắm đồ. Bà Mai nghe con gái nói thì gạt đi:
- Mua làm gì cho tốn tiền. Mẹ ở nhà vẫn may, thích là mua tấm vải về may, vừa rẻ, vừa kiểu mình ưng.
- Mẹ cũng lớn tuổi rồi, nghỉ ngơi bớt đi, lọ mọ kim chỉ máy mó mệt ra. Chúng ta đi rồi mua cho bà nội luôn mẹ nhé. Chắc bà thích lắm đấy.
- Chị còn chưa hiểu tính bà sao. Ngày xưa mẹ biết may cũng là nhờ bà không chịu đi may bên ngoài, không chịu mặc đồ may sẵn. Mẹ phải tranh thủ đi học may, cắt, đo tại nhà bà mới chịu đấy. Giờ cũng vậy, bà chẳng chịu mặc đồ mua bên ngoài đâu.
Rồi bà Mai cười, nói cũng nhờ vậy mà bà có thêm việc làm cho vui khi nghỉ dạy. Hoa thở dài, buột miệng nói:
- Sáu mươi rồi còn làm dâu. Mẹ cũng chịu đựng bà giỏi thật đấy. Chắc đến bao giờ bà mất, mẹ mới hết khổ.
- Phỉ thui cái miệng chị. Bà sống lâu là con cháu có phúc, được nhờ đấy. Đừng có mà nói gở.
- Thì con nói có sai đâu. Mẹ cũng có con, có cháu rồi mà nhiều lúc bà cứ mắng sa sả. Chẳng có gì cũng kiếm cớ để nói cho được. Khổ chứ phúc đâu. Con không ở nhà nhưng biết nhiều lắm đấy. Mẹ cứ giấu chứ con bé Tâm nhà anh An thi thoảng lại gọi điện kể cho con. Mấy hôm trước nó nói bà nội lại bị cụ hất nước vào người, ướt hết.
Bà Mai đang cười vui với cháu, bỗng chùng xuống. Bà không nói gì nhưng Hoa thấy mắt mẹ bỗng đỏ hoe, cánh mũi phập phồng. Chị nhớ ngày còn ở nhà, có bữa chị bắt gặp mẹ gục đầu vào ngực bố thổn thức, mẹ nói: “Đến một ngày nào đó mẹ cũng sẽ thương yêu em phải không anh?”. Có lẽ đến bây giờ mẹ vẫn chờ điều đó, mong một ngày được bà nội yêu thương, bà sẽ cười nói nhẹ nhàng với mẹ, gọi mẹ một tiếng “con” chứ không phải “chị – tôi” như bao năm qua.
Bà Mai đang ngồi như sực nhớ điều gì, vội cầm điện thoại gọi về nhà:
- Ông à, sáng nay mẹ ăn cháo đấy, nấu sệt sệt chứ lỏng mẹ không ăn đâu. Nói con chịu khó đi chợ sớm, mua thịt về băm rồi nấu chứ thịt để tủ mẹ cũng không thích. Đừng mua đồ ăn sẵn, không hợp khẩu vị của mẹ…
- Thôi, tôi nóng ruột lắm. Mấy bữa nữa con nó đi công tác về là tôi về ngay đấy. Để bố con ông lo cho mẹ tôi chẳng yên tâm chút nào.
Hoa lặng lẽ đi ra ngoài, nắng đã lên. Thời gian cứ miệt mài trôi đi, đều đặn dù có lúc nắng mưa, có khi giông gió. Như cuộc đời làm dâu của mẹ, dù có lúc buồn tủi, có khi mệt mỏi, mẹ vẫn một lòng hiếu thuận, lo lắng cho bà nội. Hoa nhẹ cười: Vì đó là mẹ mà.
Theo baohatinh.vn
Thứ phụ nữ ngại nhất không phải là một ông chồng nghèo, họ sợ nhất vớ phải một anh đàn ông không chịu "cai sữa mẹ"!
Thực ra phụ nữ không sợ lấy phải chồng nghèo, thứ đáng sợ nhất đối với họ chính là lấy một ông chồng...
Sau tất cả những tất bật ngược xuôi của tuổi trẻ. Người đàn bà nào rồi cũng bắt đầu tìm cho mình một bến đỗ bình yên. Nơi đó là nhà, là người đàn ông, là đứa con bé bỏng, là mỗi ngày thức dậy không còn quẩn quanh với câu hỏi: "Hôm nay sẽ làm gì?" mà chính là việc mỗi sáng lại từng chút một chăm sóc cho gia đình từ những điều nhỏ nhất.
Đàn bà lấy chồng, mất đi khoảng trời riêng, hi sinh sự tự do, thanh xuân và nhan sắc. Thậm chí còn có người bằng lòng thay đổi công việc, vứt bỏ những dự định chỉ để quanh quẩn nơi bếp núc, một lòng chăm chút cho chồng con và cả gia đình chồng.
Đó cũng là lý do vì sao hạnh phúc của đàn bà phụ thuộc phân nửa vào người đàn ông họ cưới. Có người may mắn lấy được một người chồng hết lòng yêu thương, thấu hiểu. Cũng có những người lấy phải những gã đàn ông được tóm gọn với một từ "tồi". Phụ nữ ấy mà, thông minh xinh đẹp đôi khi lại không bằng may mắn. Nhiều khi tránh bao nhiêu người đàn ông để rồi gật đầu lấy một ai đó chẳng ra gì.
Nhưng có lẽ, đáng sợ nhất của đàn bà vẫn không phải là lấy phải đàn ông nghèo. Đáng sợ nhất chính là khi đàn bà lấy một người đàn ông rồi mới nhận ra anh ta là người "bám váy mẹ". Khi đó bất kể mẹ họ làm điều gì chưa đúng, họ cũng một mực khăng khăng đứng về phía mẹ mình. Để rồi họ coi người đàn bà cạnh mình cũng chỉ là một người dưng không hơn không kém.
Ảnh minh họa.
Tôi từng chứng kiến rất nhiều câu chuyện, ở đó người đàn bà khi bước chân về nhà chồng đều không có lấy một người "chống lưng". Mọi thứ họ làm dù đúng hay sai vẫn luôn phải chấp nhận sự chì chiết từ người mẹ. Chồng thì ậm ừ cho qua chuyện hoặc vào hùa với mẹ để "dạy dỗ" vợ của mình.
Có những người đàn ông không quá đáng đến vậy. Họ vẫn yêu thương vợ, nhưng mẹ của họ mới là thứ quyết định tất cả mọi thứ lớn nhỏ. Thậm chí đến chuyện riêng của hai vợ chồng cũng phải tuân theo những quy tắc mà mẹ đã đặt ra. Đàn ông kiểu này giống như một đứa trẻ chưa hề trưởng thành. Tất cả mọi suy nghĩ và hành động của họ đều cần đến sự đồng ý của mẹ mình.
Khi hai người phụ nữ, một là mẹ, một là vợ xảy ra xích mích. Họ đôi khi đứng giữa mà không biết mình thực sự nên làm gì. Để rồi cuối cùng họ quyết định đặt vợ mình đứng sau để trở thành người con có hiếu kiểu như "mẹ anh chỉ có một", còn vế "vợ anh đổi được" thì thôi em tự hiểu.
Nhưng đàn ông à, xin anh hãy thấu hiểu, người phụ nữ gắn bó với anh suốt cuộc đời này là vợ, không phải mẹ. Người đàn bà mà khi anh ốm đau, bệnh tật, đói khổ, nghèo nàn cũng cùng nắm tay anh vượt qua là vợ, không phải mẹ. Hãy luôn cư xửđúng mực và trở thành một người đàn ông có chính kiến của riêng mình.
Ảnh minh họa.
Đừng bao giờ để đến khi anh lấy vợ rồi mà vẫn chưa có được sự trưởng thành của một người đàn ông thực thụ. Đừng khiến đàn bà phải thốt lên câu nói: "Em mệt mỏi lắm rồi, mẹ anh đúng, em sai".
Đàn bà khi chấp nhận nắm tay anh về chung nhà, bạn có biết họ phải mất đi bao nhiêu thứ hay không? Khi họ chấp nhận sống chung với mẹ chồng, anh có biết đàn bà phải cố gắng biết bao nhiêu không? Họ cố gắng chỉ bởi muốn có một gia đình êm ấm, một nơi mà con dâu cũng như con gái, còn mẹ chồng cũng như mẹ đẻ của mình.
Thế nên đừng để đàn bà bi thương trong một cuộc sống hôn nhân, cũng đừng để đàn bà phải thốt lên câu: "Anh phải cai sữa trước khi lấy vợ". Bởi vì khi anh tiếp tục để điều đó xảy ra thường xuyên rồi biến chúng thành một sự dày vò. Rồi đến một thời điểm khi đàn bà không thể chịu đựng được, họ sẽ dứt khoát rời đi!
Theo afamily
Cuộc ly hôn êm đềm có 1-0-2 trong lịch sử Trung Quốc và triết lý "buông bỏ bình yên" chị em nào cũng phải nhớ! Sự chấp thuận ly hôn một cách dễ dàng của Lư Mộ Trinh đều có lý do. Với một người phụ nữ thâm trầm, hiểu lý lẽ như bà thì để đưa ra quyết định ấy là điều cần thiết. Nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ có lẽ là nỗi đau bị phản bội. Nhưng có những sự phản bội lại...