Vì đâu cổ phiếu Thế Giới Di Động thăng hoa trong thời gian qua?
Theo Rồng Việt (VDSC), chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) đang dần xóa tan nghi ngờ ban đầu.
Ảnh: thegioididong.com
Thời gian qua, giá cổ phiếu MWG đã có sự bứt phá mạnh, tăng từ mức quanh 85.000 đồng/cổ phiếu lên mức 117.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian qua, mức tăng gần 40%. Vậy điều gì là nguyên nhân cho đà thăng hoa của cổ phiếu MWG?
Vấn đề tâm điểm của MWG luôn là đi tìm động lực tăng trưởng mới, khi chuỗi thegioididong.com đang bước vào giai đoạn bão hòa, và thị trường luôn nghi ngờ việc Bách Hóa Xanh có đến đích hay không, như lời ông Nguyễn Đức Tài (Chủ tịch HĐQT MWG) từng khẳng định trước đây, bất chấp một thực tế là Điện Máy Xanh (ĐMX) vẫn đang là chuỗi có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đóng góp chủ đạo vào doanh thu và lợi nhuận của MWG.
Trong một báo cáo gần nhất VDSC đã nhận định rằng Bách Hóa Xanh, mặc dù vẫn chưa hòa vốn trên toàn hệ thống, đang từng bước xóa tan những nghi ngờ ban đầu về khả năng thành công khi một công ty bán lẻ điện thoại/điện máy chuyển sang bán thực phẩm.
Đến tháng 6, chuỗi này có 600 cửa hàng, 1 phần 3 trong số đó nằm ở 14 tỉnh thành ngoài TP HCM có doanh thu cao và sự đón nhận của khách hàng địa phương rất tích cực.
Video đang HOT
Nguồn: VDSC.
Theo quan sát của VDSC, MWG đang nhân rộng mô hình thành công đã tìm được từ TP HCM ra các địa phương khác: cửa hàng lớn với số lượng hàng hóa dồi dào (đặc biệt là hàng tươi sống), vị trí nằm gần hoặc ngay bên cạnh các chợ truyền thống, mức giá rất cạnh tranh (nhiều mặt hàng còn rẻ hơn chợ). Công ty chứng khoán nhận định, mặc dù làm tăng chi phí cũng như điểm hòa vốn, mô hình này làm Bách Hóa Xanh nổi bật khỏi các chuỗi minimart khác trên thị trường, và quan trọng hơn cả, kéo khách trực tiếp từ các chợ truyền thống, mô hình bán lẻ đang thống trị tại Việt Nam.
Về mặt hiệu quả, nhờ vào chiến lược mới trong khâu mua hàng khi mua trực tiếp hàng tươi sống từ vùng trồng và nhập khẩu trái cây, cá biển từ cảng mà không qua thương lái, biên lợi nhuận gộp tăng lên 19% so với mức 18% đầu năm. Bách Hóa Xanh hiện là chuỗi có doanh thu thực phẩm tươi sống lớn nhất cả nước, với 9.000 tấn hàng bán trong tháng 6 (tăng 80% so với đầu năm).
Báo cáo của VDSC đánh giá MWG là Định nghĩa của sự linh hoạt trong bán lẻ, từ việc khai thác những thị trường mới, tiêu biểu là Bách Hóa Xanh , đến bán những cái mới, ví dụ nhưMWG đang nhân rộng việc bán các loại đồ dùng nhà bếp và hàng gia dụng không chỉ tại Điện Máy Xanh mà còn ở Bách Hóa Xanh. Hay đồng hồ đeo tay và mắt kính cũng là những mặt hàng được bổ sung vào danh mục của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Và MWG cũng muốn bán cho khách hàng mới. MWG đã tự định vị là một chuỗi bán lẻ phục vụ khách hàng là những người sẵn sàng trả giá cao hơn để có chất lượng dịch vụ và sản phẩm tốt hơn. Từ việc chiếm lĩnh 50% thị phần điện thoại, MWG đã chứng minh giá rẻ không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu khi mua hàng. Dù vậy, khi thị trường đã chững lại và những ai ưu tiên dịch vụ hơn giá cả cũng đã lui tới Thế Giới Di Động, công ty nhận ra cần phải phục vụ đối tượng khách hàng mới để có thể chiếm nhiều hơn là 50% thị phần, và chuỗi Điện Thoại Siêu Rẻ là thử nghiệm mới nhất.
Biểu đồ giá cổ phiếu MWG thời gian qua. Ảnh: VNDirect.
CTCP Chứng khoán VNDirect cũng đưa ra nhận định khả quan về MWG. Cụ thể, VNDirect cho rằng MWG xứng đáng được định giá ngang hàng với các nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng trong khu vực và có tiềm năng sẽ được sánh ngang với các doanh nghiệp bán lẻ bách hóa khác khi tỷ trọng của Bách Hóa Xanh đang gia tăng.
Theo VNDirect, giá cổ phiếu tăng mạnh gần đây cho thấy tâm lý thị trường tích cực. Những thông tin tích cực trong Qúy II/2019 về MWG bao gồm kết quả kinh doanh hàng tháng tăng trưởng tốt và sự phát triển vượt kỳ vọng của BHX đã làm dịu đi những lo ngại của nhà đầu tư vào đầu năm nay. VNDirect nhận thấy giá cổ phiếu MWG cũng có diễn biến tăng tương tự khi ĐMX tăng tốc trong năm 2016. Theo VNDirect, những dấu hiệu tích cực về mảng kinh doanh mới này sẽ cải thiện tâm lý thị trường đối với MWG và góp phần vào xu hướng tăng của giá cổ phiếu.
Theo nhipcaudautu.vn
Lên sàn 5 năm, vốn hóa MWG tăng 10 lần, "lớn nhanh" như "Thánh Gióng"
Chỉ sau 5 năm niêm yết, giá trị vốn hóa của cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã MWG - HoSE) đã tăng lên gấp 10 lần, trở thành cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất ngành bán lẻ.
"Vô địch" về tốc độ tăng trưởng vốn hóa
Trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay có 760 doanh nghiệp niêm yết, trong đó trên sàn HOSE là 391 doanh nghiệp. Tuy nhiên, diễn biến của VN-Index chỉ phụ thuộc lớn vào khoảng 20 mã vốn hóa lớn nhất sàn. Ngoài một số "ông lớn" có mức ảnh hưởng lớn như VIC, VHM, VCB, VNM, GAS... thì các mã vốn hóa lớn khác trong Top 10 và Top 20 cũng có sức ảnh hưởng lớn tới chỉ số như các mã ngân hàng, SAB, VRE, HPG... MWG là doanh nghiệp bán lẻ tư nhân lớn nhất góp mặt trong top này.
Trong ngành bán lẻ, tính tới phiên 19/7, MWG là cổ phiếu vốn hóa lớn nhất với hơn 2 tỷ USD, tiếp đến là PNJ khoảng hơn 700 triệu USD, FRT khoảng 16 triệu USD, còn lại là các mã nhỏ.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng vốn hóa thì MWG là mã "vô địch" với mức tăng trưởng vốn hóa kể từ ngày lên sàn đến phiên 19/7 vừa qua tới hơn 818%, từ mức khoảng 220 triệu USD, lên mức hơn 2 tỷ USD, tương đương mức tăng trưởng vốn hóa bình quân gần 164%/năm. Trong nhóm ngành này, PNJ cũng là mã có mức tăng vốn hóa khủng với mức tăng gấp 10 lần, từ 1.368 tỷ đồng, lên 16.477 tỷ đồng, nhưng mức tăng bình quân năm đứng sau MWG với 110%/năm. Là doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ, mức vốn hóa của MWG được dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới khi đà tăng của cổ phiếu này chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tốc độ tăng trưởng vốn hóa của một số cổ phiếu ngành bán lẻ (theo danh mục của SSI) kể từ ngày chào sàn tới 19/7/2019. (Nguồn: HOSE và các CTCK)
Tăng trưởng nhờ "chất"
Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng thần tốc mức vốn hóa của MWG, cũng như giá cổ phiếu MWG đến từ sự tăng trưởng ấn tượng của kết quả kinh doanh. Cụ thể, trong 5 năm qua, MWG đã có tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu hơn 40%/năm và lợi nhuận 34%/năm. Năm 2018, doanh thu thuần của MWG đạt 86.516 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với mức 15.757 tỷ đồng của 5 năm trước. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 2.880 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm 2019, MWG vẫn duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, lợi nhuận tăng trưởng 38%, doanh thu tăng 16%. Công ty tiếp tục duy trì biên lợi nhuận ròng nửa đầu năm ở mức 4,1%, tăng 0,6% so với mức 3,5% cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, dù là một doanh nghiệp chỉ hoạt động duy nhất trong lĩnh vực bán lẻ, MWG vẫn liên tục bứt phá, người ta gọi đó là nhờ "chất" MWG. "Chất" MWG thể hiện ở việc công ty liên tục cho ra đời những cái mới, có những cách thức làm mới và hiệu quả, đồng thời khi có một mô hình hiệu quả, công ty sẽ rất nhanh chóng nhân rộng nó ra khắp cả nước. Điển hình là việc cho đồng hồ vào kinh doanh tạo ra doanh thu tăng tới 10% mà hầu như không mất thêm chi phí trên một cửa hàng, hoặc thay đổi cách trưng bày cho một cửa hàng Điện máy Xanh mini khiến lượng hàng hóa tăng lên tới 3 lần và doanh thu tăng thêm hơn 30%.
Ông Trần Kinh Doanh, CEO của MWG kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2019 tối thiểu sẽ đạt 40%
Tính từ đầu tháng 7 đến nay, cổ phiếu MWG đã có mức tăng 15%, liên tục thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, lên sát ngưỡng 110.000 đồng/cổ phiếu trước khi có phiên điều chỉnh nhẹ phiên 26/7.
Theo đánh giá của một số công ty chứng khoán, mức giá của MWG không chỉ dừng lại ở đó, mà sẽ còn tiến xa hơn. Cả SSI và VCSC đều cho rằng, giá cổ phiếu MWG có thể tiến tới mức hơn 160.000/cổ phiếu.
B.D
Theo baodautu.vn
Ông lớn Pháp lỗ nặng rút lui, đại gia Việt thắng lớn thu 2 tỷ USD Đại gia số 1 Nam Định tiếp tục thể hiện sự vượt trội trong lĩnh vực bán lẻ và đang vận hành một doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh. Trong khi đó, nhiều ông lớn ngoại đang thua lỗ đau đớn, bỏ chạy Bảy trong 10 phiên vừa qua, cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG)...