Vi chất dinh dưỡng – năng lượng thiết yếu của sức khỏe
Vi chất dinh dưỡng(VCDD) là tên gọi chung của nhóm các thành phần dinh dưỡng, mà cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng cần thiết. Thiếu các thành phần này sẽ gây không ít hệ quả đối với sức khỏe.
Thành tố nhỏ, vai trò lớn
VCDD bao gồm khoảng 90 các chất dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, bao gồm các vitamin tan trong nước như: nhóm B, C; các vitamin tan trong chất béo như: A, D, E, K; các chất khoáng sắt, kẽm, i ốt, đồng, mangan, magiê… đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, hỗ trợ chức năng miễn dịch, đông máu, tăng trưởng, tăng cường sức khỏe của xương, cân bằng chất lỏng và một số quá trình khác. VCDD rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ em.
Vitamin tan trong nước:
Mỗi loại vitamin tan trong nước có nhiều vai trò khác nhau trong việc thực hiện chức năng của chúng. Ví dụ, hầu hết các vitamin B hoạt động như các enzyme giúp kích hoạt các phản ứng hóa học quan trọng. Những phản ứng này rất cần thiết cho sản xuất năng lượng.
Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.
Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.
Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.
Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp axit béo.
Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ, để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.
Vitamin B7 (biotin): Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.
Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp.
Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh và chức năng não thích hợp.
Vitamin C (acid ascorbic): Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh, collagen và protein
Vitamin tan trong dầu:
Vitamin tan trong chất béo, không tan trong nước. Chúng hấp thụ tốt nhất khi được tiêu thụ cùng với chất béo. Sau khi tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được lưu trữ trong gan và các mô mỡ để sử dụng dần. Các vitamin tan trong chất béo bao gồm:
Vitamin A: Cần thiết cho thị lực và chức năng cơ quan thích hợp.
Video đang HOT
Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ canxi và phát triển xương.
Vitamin E: Hỗ trợ chức năng miễn dịch và hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.
Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương.
Một số khoáng chất:
Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng thích hợp của xương và răng. Hỗ trợ chức năng cơ và co thắt mạch máu.
Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương và tế bào.
Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.
Sắt: Cung cấp oxy và hỗ trợ tạo ra một số hormone.
Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, tăng cường chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương…
Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là một giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, tiền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung vi chất qua bữa ăn – đơn giản và hiệu quả
Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, các VCDD có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tăng cường VCDD có thể thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau. Tiêu biểu 3 giải pháp chính, bao gồm:
Bổ sung trực tiếp, từ nguồn tổng hợp
Đây là giải pháp ngắn hạn, khi tình trạng thiếu VCDD phổ biến hoặc trầm trọng. VCDD được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp, như viên nang vitamin A liều cao để phòng chống thiếu vitamin A, điều trị khô mắt; viên sắt phòng chống thiếu máu dinh dưỡng; dầu i-ốt để điều trị thiếu i-ốt, bướu cổ…
Thực phẩm tăng cường vi chất
Tăng cường VCDD vào thực phẩm là cho một lượng nhất định một hoặc một số loại VCDD vào những nhóm, loại thực phẩm được nhiều người tiêu thụ thường xuyên, giúp dự phòng thiếu VCDD. Đây là biện pháp đơn giản, dễ đạt độ bao phủ cao; có tính bền vững, để bổ sung VCDD trong bữa ăn hàng ngày.
Tăng cường VCDD vào thực phẩmđã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường VCDD vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trên toàn cầu.
Đây là giải pháp đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới (WB) khuyến nghị, để giải quyết thực trạng thiếu hụt VCDD trong cộng đồng.
Ở Việt Nam, một số chương trình tăng cường VCDD trong thực phẩm đã được triển khai như muối hoặc bột canh bổ sung i-ốt; nước mắm tăng cường chất sắt; bánh quy bổ sung sắt-kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A…
Tăng cường VCDD thông qua nguồn thức ăn tự nhiên là giải pháp bền vững, hiệu quả. Trong đó, tiền đề là việc ăn đa dạng thực phẩm, bởi không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho nên, cần bổ sung VCDD từ nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Trong một bữa ăn, sự đa dạng về thực phẩm rất quan trọng. Khi chúng ta chế biến thức ăn đa dạng thành các món ăn khác nhau, sẽ tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đây có thể được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu để bổ sung, cân đối các VCDD cho cơ thể một cách khoa học.
Bệnh lý nhãn giáp là gì?
Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sinh ra các kháng thể chống lại các tổ chức quanh nhãn cầu.
Theo Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, trên hầu hết các bệnh nhân nhãn giáp, các kháng thể tự miễn này cũng tấn công tuyến giáp gây nên bệnh Grave với các triệu chứng cường giáp hay nhiễm độc giáp. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trên bệnh nhân có tình trạng cường giáp, suy giáp hoặc kể cả khi tuyến giáp đã được điều trị ổn định (bình giáp).
Nguy cơ mắc bệnh lý nhãn giáp
Có khoảng 1/4 bệnh nhân Grave xuất hiện bệnh lý nhãn giáp kèm theo. Bệnh lý nhãn giáp có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau khi được chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.
Trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện ở mắt thường ở mức độ nhẹ. Nếu ngay tại thời điểm được chẩn đoán bệnh lý Grave, bệnh nhân chưa có triệu chứng tại mắt và không hút thuốc lá thì nguy cơ bị bệnh lý nhãn giáp là dưới 1/10. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có hút thuốc lá, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi và trong trường hợp bệnh nhân nghiện hút thuốc lá nặng nguy cơ phát triển bệnh sẽ cao gấp 8 lần người không hút.
Bệnh nhân bị bệnh lý nhãn giáp trên nền bệnh Grave đã điều trị ổn định. Bệnh nhân có biểu hiện trợn mi trên - dưới và cương tụ kết mạc nhãn cầu (đỏ mắt), nhãn cầu bị đẩy lồi ra phía trước.
Triệu chứng của bệnh lý nhãn giáp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý nhãn giáp bao gồm:
- Trợn mí mắt: có thể trợn mi trên và/hoặc mi dưới.
- Lồi mắt: nhãn cầu bị đẩy ra phía trước (do sự phì đại của các cơ vận nhãn và mô mỡ), trường hợp nặng có thể gây hở mi (mi mắt nhắm không kín).
- Cảm giác khô mắt, cộm xốn khi chớp.
- Chảy nước mắt.
- Mi mắt phù nề.
- Đỏ da mi và đỏ mắt.
- Nhìn hình đôi (hai hình).
- Nhìn mờ: có thể do khô mắt, nhưng cũng có thể do thần kinh thị bị chèn ép.
- Đau hốc mắt, đặc biệt đau khi nhìn lên hay nhìn xuống.
- Cảm thấy khó liếc mắt.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần được bác sĩ nhãn khoa thăm khám và xác định chẩn đoán, đặc biệt nếu bệnh nhân đã có tiền sử bệnh Grave hay cường giáp.
Bên cạnh các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Grave (xét nghiệm nồng độ FT3, FT4, TSH trong máu và siêu âm tuyến giáp), bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm các xét nghiệm nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý nhãn giáp như: siêu âm hốc mắt, chụp CT scan hay MRI hốc mắt, chụp hình đáy mắt và đo thị trường trong trường hợp nghi ngờ có chèn ép thần kinh thị giác.
Điều trị bệnh lý nhãn giáp
- Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết.
- Duy trì mức hormone tuyến giáp ổn định không dao động thường xuyên.
- Bệnh nhân nên ngưng hút thuốc lá (nếu có), do thuốc lá có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nhẹ (trợn mí, lồi mắt nhẹ, phù nề mi nhẹ), bệnh nhân có thể nhỏ nước mắt nhân tạo (dạng lỏng hoặc dạng gel tùy theo mức độ) để giảm cảm giác khô cộm.
- Trường hợp bệnh lý nhãn giáp nặng hay bệnh ở giai đoạn hoạt động (mắt đỏ, lồi mắt nhiều hay song thị tiến triển) hay bệnh nhân có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị giác, khi đó bệnh nhân có thể được điều trị với corticoid đường toàn thân (uống hoặc truyền tĩnh mạch tùy trường hợp), ngoài ra có thể phối hợp với các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc xạ trị. Điều trị bằng corticoid có thể giúp làm giảm phản ứng viêm, nhưng không giúp làm giảm triệu chứng lồi mắt.
Với nhiều bệnh nhân nhãn giáp, sự thay đổi cấu trúc của các mô là hầu như không thể phục hồi như tình trạng trợn mí, lồi mắt hay song thị do mô và cơ bị phì đại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được phẫu thuật để tạo hình tại vùng mắt như:
- Phẫu thuật giải áp: phương pháp phẫu thuật phá vỡ các thành xương của hốc mắt để tạo thêm khoảng trống cho các mô phì đại thoát ra, thường áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép thần kinh thị không đáp ứng điều trị corticoid, hoặc mắt bệnh nhân lồi nhiều gây hở mi nặng.
- Phẫu thuật các cơ vận nhãn (phẫu thuật lé): để điều trị song thị (hình đôi).
- Phẫu thuật mi mắt: trường hợp trợn mí nhiều gây mất thẩm mỹ.
Bệnh lý nhãn giáp là một bệnh lý khó kiểm soát, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự phối hợp giữa bệnh nhân, bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết trong thời gian dài.
Bắp cải "độc" với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh xa Bắp cải là loại rau dễ ăn, giá rẻ lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có những người nên cẩn trọng khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Bắp cải hay cải bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ giòn ngọt, bắp cải còn chứa nhiều vitamin B, C, K,...