Vị cay của hạnh phúc
Hãy coi cãi cọ là vị ớt trên bàn ăn cuộc sống. Chỉ có điều đừng để hơi cay bốc lên đến mờ cả đầu óc.
Sau khi lấy chồng, chị tôi thường về nhà và than thở với mẹ tôi về những bất đồng ý kiến với chồng. Là người ngoài cuộc, cả tôi và mẹ đều thấy rằng những gì chị ấm ức đều chẳng phải là chuyện to tát.
Vậy mà trong suy nghĩ của chị ấy, dường như gia đình chị sắp tan vỡ tới nơi và chị đã vô cùng sai lầm khi lấy anh ấy làm chồng. Những lúc như thế, mẹ tôi lại bình tĩnh khuyên chị: “Con ơi, ông bà ta thường nói: Chén trong sóng cũng phải khua. Vợ chồng chung sống mà không có bất đồng nào mới là lạ. Con cứ từ từ tìm hướng giải quyết”.
Tôi thường ngẫm nghĩ về lời mẹ nói và quan sát cuộc sống xung quanh. Quả đúng là như thế, tôi chưa hề thấy gia đình nào không có mâu thuẫn, bất đồng, cãi vã. Có những gia đình người chồng hiền khô, hay người vợ vô cùng nhẫn nhịn, thế nhưng họ cũng không thể tránh được những bất đồng, chỉ là ít hay nhiều. Thế nhưng không phải đôi nào cũng đưa nhau ra tòa. Vậy thì sự khác biệt của hôn nhân bền vững và hôn nhân không bền vững là ở chỗ nào?
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Thật ra, nếu thử làm “thống kê”, bạn sẽ thấy rằng những gia đình luôn cãi cọ ầm ỹ, đập vỡ chén bát không nhiều hơn những gia đình tìm cách tránh mọi xung đột, tránh nói những điều khó nghe với nhau. Sinh hoạt tình dục nhiều hay ít cũng không phải là bằng chứng của hạnh phúc. Sự say mê nhau trong thời gian đầu chung sống cũng không đảm bảo cho cuộc sống mãn nguyện lâu dài. Tính nết giống nhau thì vợ chồng sẽ hòa hợp hơn cũng chẳng phải. Thậm chí không phải mọi tình huống phản bội đều dẫn tới ly hôn.
Vậy thì nguyên nhân vì đâu khiến những cái chén trong chạn khi va chạm vào nhau cái thì tan vỡ, cái lại vẫn nguyên lành? Như lời mẹ tôi khuyên, giản dị chỉ có một điều: Xung đột chưa phải là điều kinh khủng nhất. Hãy tìm ra cách giải quyết xung đột đó, làm dịu các mâu thuẫn đang bùng nổ. Đừng để tình trạng hục hặc kéo dài cho đến khi mọi chuyện rối nùi, không lần ra đầu mối để gỡ ở đâu. Đầu tiên chỉ vì một chiếc ly không rửa sau khi uống trà xong mà phát triển thành: “Đó là cái tính cẩu thả của cả nhà anh” thì quả là không hay chút nào. Trong các gia đình hạnh phúc, những va chạm xung đột thường ngắn hơn. Vợ chồng luôn tìm hướng hòa giải.
Có hai vợ chồng chung sống cùng nhau. Chồng thì thích mua những món đồ máy móc hiện đại tối tân. Vợ thì thích mua đồ mỹ thuật sang trọng. Chồng khinh vợ sống hình thức. Vợ đay nghiến chồng đua đòi. Tiếp theo nhưng mâu thuẫn đó, họ có thể là sẽ cãi vã triền miên hoặc im lặng không thèm nói tới nhau, tiền anh anh mua gì anh thích, tiền tôi tôi mua gì tôi cần. Cách nào cũng đe dọa hạnh phúc gia đình. Sẽ tốt hơn nhiều nếu họ cùng ngồi lại và xem xét ngân sách gia đình. Nếu bạn biết nói ra một cách kịp thời trong cuộc cãi cọ: “Anh cũng có phần đúng….” ;”Em cũng có lỗi là…” thì có lẽ mọi xung đột không phải là không có lối thoát. Sự cãi cọ trong gia đình, đôi khi bạn hãy coi đó là vị ớt trên bàn ăn cuộc sống. Nó cần có và làm tăng thêm vị cho bữa ăn. Chỉ có điều đừng để hơi cay bốc lên đến mờ cả đầu óc.
Theo VNE
Cho ăn đủ thứ mà cứ ngủ khì khì...
Bà xã tôi năm nay 31 tuổi. Chúng tôi có 2 con, đứa lớn 8 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Hơn 1 năm trước, do công việc gặp trắc trở nên bà xã tôi bị stress, mất ngủ triền miên.
Tuy nhiên, sau đó tình hình được cải thiện và hiện nay mọi việc đã trở lại bình thường. Thế nhưng không hiểu vì sao "dư chấn" của thời gian trầm cảm vẫn kéo dài đến tận bây giờ. Bà xã tôi trở nên lười biếng trong chuyện vợ chồng. Nếu tôi không đòi hỏi thì cô ấy cũng không có nhu cầu.
Tôi đem chuyện hỏi mấy bà chị vợ là bác sĩ thì được bày cho cách trị chuyện nguội lạnh của bà xã bằng chế độ ăn uống với nhiều món bổ dưỡng. Nghe lời, tôi nấu đủ thứ món ngon, vật lạ cho bà xã thưởng thức. Nào là chim bồ câu hầm câu kỷ tử, ba ba nấu rượu vang, trứng cá, thịt bò hầm măng tây... Đặc biệt, bữa ăn nào tôi cũng cho bà xã uống một ly rượu vang đỏ, loại thức uống được cho là có tác dụng tăng cường sự hưng phấn, rất tốt cho chuyện gối chăn.
Phải công nhận là "toa thuốc" này rất công hiệu. Bà xã vui vẻ, phấn chấn thấy rõ. Thế nhưng... tất cả chỉ có chừng ấy! Sau khi ăn uống, tắm rửa, chơi đùa với con thì cô ấy... lăn ra ngủ khì khì. Nhiều khi tôi khó ngủ, muốn đánh thức vợ để "tâm tình" nhưng nhìn cái cách cô ấy ngủ, tôi không đành lòng. Tôi canh mãi không được nên cũng mỏi mệt... ngủ luôn. Đến sáng, khi tôi thức thì bà xã đã dậy từ lâu. Gần 1 tháng qua, thời gian biểu của hai vợ chồng cứ "trật chìa" như vậy. Kết cục là bao nhiêu cố gắng của tôi thành... công cốc. Bà xã vẫn cứ ăn ngủ tốt, vui vẻ cười nói suốt ngày. Còn tôi thì bứt rứt, khó chịu nhưng không biết phải làm sao...
Nhật Duy (quận 1, TP HCM)
Bạn thân mến,
Theo thăm dò ý kiến của tôi thì hình như trăm phần trăm các cặp vợ chồng ít nhiều đều có những giai đoạn "trật chìa" như vậy. Cũng giống như bệnh tật, thường thì bệnh cấp tính coi nặng vậy mà dễ trị hơn bệnh mãn tính vì các triệu chứng đồng thời bộc phát mạnh mẽ, dễ thấy, dễ chẩn đoán. Từ đó suy ra sự nguội lạnh... cấp tính cũng không phải là vô phương cứu chữa. Chỉ cần tìm đúng nguyên nhân, bốc đúng thuốc thì khả năng hồi phục là trong tầm tay.
Về vấn đề trục trặc của bà xã bạn, nguyên nhân thì chính bạn đã nhận ra rồi. Do gặp khó khăn trong công việc nên cô ấy bị stress. Nếu hiện nay cái gốc sinh ra stress không còn nữa thì "bệnh" của vợ bạn sẽ từ từ khỏi thôi. Bạn nói rằng cô ấy rất vui vẻ, phấn chấn, ngủ ngon; vậy thì mừng rồi, những chuyện khác, từ từ tính.
Có thể thấy rằng, đối với người bị trầm cảm, không chỉ chuyện vợ chồng mà hầu như nhiều hoạt động khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, quá trình hồi phục đòi hỏi phải có thời gian để cả bộ máy trở lại bình thường. Bạn đừng quên rằng một cái máy đã lâu không vận hành thì khi khởi động lại, không phải ngay lập tức máy đã nổ giòn, chạy êm, xăng nhớt xuống đều...
Đối với bà xã bạn cũng vậy. Giờ đây cái đầu đã thảnh thơi, vui vẻ; lại được chồng yêu thương chăm lo, tẩm bổ thì "chuyện kia" trước sau gì cũng trở lại bình thường. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là cái gì thái quá thì bất cập. Những món bạn nấu cho vợ ăn đều rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong ăn uống quan trọng là điều độ, cân bằng dưỡng chất chứ không nên "nhồi nhét" chỉ một vài thứ mà chúng ta cho rằng "ngon, bổ, khỏe". Mặt khác, buổi tối không nên ăn quá no vì "căng da bụng, chùng da mắt", bạn quên rồi sao? Đã vậy, còn cho bà xã uống rượu vang thì cái chuyện vừa đặt lưng xuống giường đã ngủ say như chết là đương nhiên!
Vấn đề của bạn, thật ra không khó giải quyết. Biết bà xã ngủ sớm, ngủ ngon và bạn không dám đánh thức thì chờ đợi làm gì? Chi bằng hãy cứ... ngủ sớm theo bà xã, sau đó cùng thức sớm để "tâm tình". Cam đoan với bạn là sau một giấc ngủ ngon, tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn thì một người phụ nữ 31 tuổi sẽ thấy nhựa sống dâng tràn. Lúc đó, nếu bạn "rủ rê" thì chắc chắn bà xã sẽ chẳng tiếc gì mà không cho. Cứ làm như vậy đi, mới có 1 tháng thôi mà, can cớ chi mà nản lòng?
Nhắc lại với bạn là cái gì cũng phải cân bằng liều lượng. Tẩm bổ cho bà xã là tốt nhưng cũng khuyên cô ấy vận động, tập thể dục, làm việc nhà, không nên để cho tăng cân, béo phì. Nếu không, chuyện bạn chăm sóc bà xã sẽ có... tác dụng ngược vì người béo phì rất lười biếng trong chuyện gối chăn.
Cuối cùng, chúc bạn... ngủ ngon.
Theo VNE
Chồng con rơi vào thảm kịch vì vợ ngoại tình với 2 người đàn ông Sự ra đi bất ngờ của bà Hồ Thị Chút (45 tuổi, trú tại thôn Chánh Lộc, xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, Phú Yên) để lại khiến người chồng bị bệnh tai biến rơi vào thảm cảnh. Kẻ ra tay tàn độc chính là tình nhân của bà Chút. Án mạng bất ngờ Vụ án xảy ra vào chiều tối 5/1/2014,...