Vị ẩn sĩ của Italy ‘tự cách ly’ 14 năm trên dãy Alps
Khi cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi lệnh cách ly xã hội, vị ẩn sĩ trên dãy Alps này vẫn đang trải qua những ngày tháng bình dị.
Zing trích dịch bài đăng trên tờ South China Morning Post về cuộc sống tại một “ ngôi làng bỏ hoang” ở miền Nam nước Ý của người đàn ông được mệnh danh “ẩn sĩ”. Trong khi cách ly xã hội đang khiến hàng triệu người trên thế giới cảm thấy bức bối, người đàn ông này đã chứng minh điều ngược lại, rằng chúng ta có thể hạnh phúc khi sống một mình.
Fausto Mottalini (69 tuổi) là cư dân duy nhất tại “ngôi làng ma” Sostila, thuộc dãy Alps ở miền Nam nước Ý. Nhờ sống như một “ẩn sĩ” cô độc suốt 14 năm trời, ông Fausto không hề bị ảnh hưởng bởi “cơn bão” Covid-19 dù nằm trong tâm dịch Lombardy – vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của nước này.
Trong khi cuộc sống của hàng triệu người Ý bị ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn đại dịch, lối sống “lánh đời” của Fausto lại trở thành một “đặc ân”.
Ông Fausto Mottalini đã sống “ẩn dật” trong một ngôi làng nhỏ ở miền Nam nước Ý suốt 14 năm qua.
“Cuộc sống của tôi chẳng có gì thay đổi”, Fausto nói. “Tôi vẫn dậy sớm, đốn củi nhóm lửa, chăm sóc khu vườn, sau đó ra ngoài đi dạo để chụp ảnh và thường về nhà chuẩn bị bữa tối vào lúc hoàng hôn. Tôi có thể ra ngoài bất cứ khi nào mình muốn”.
Là cư dân duy nhất trong “ngôi làng ma” Sostila, Fausto chẳng lo chạm mặt bất cứ ai trong mùa dịch. Không cần ở yên trong nhà như bao người, ông có thể tự do tản bộ trên những bãi cỏ xanh mượt ngập tràn ánh nắng, được bao bọc trong khung cảnh tráng lệ của những dãy núi phủ tuyết trắng.
Điều tiếc nuối duy nhất của ông lúc này là không thể đến thăm con gái mình, người đang sống ở dưới chân thung lũng do yêu cầu hạn chế đi lại của chính phủ.
Khung cảnh tuyệt đẹp của ngôi làng Sostila khi nhìn từ trên cao.
Sống tách biệt khỏi xã hội vốn là sự lựa chọn cá nhân, do đó ông Fausto hoàn toàn hiểu cảm giác khó khăn của người dân trên toàn thế giới khi buộc phải khóa mình trong nhà. Ông chia sẻ:
“Việc sống trong một căn hộ 50 mét vuông cùng vợ con suốt 24 giờ có thể khiến bạn cảm thấy như bị ‘cầm tù’. Thật may mắn khi tôi đã chọn cuộc sống này”.
Cuộc sống ở “ngôi làng bị bỏ quên”
Cuộc sống nhộn nhịp của làng Sostila đã dừng lại vào năm 1960, khi các gia đình lần lượt rời đi để tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn nơi phố thị.
Họ đã chán ngán với điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu thốn; tuyệt vọng với cuộc sống không ổn định ở ngôi làng bé nhỏ miền Nam nước Ý này. Tuy nhiên với Fausto Mottalini, nơi đây lại trở thành nơi trú ẩn hoàn hảo để tìm kiếm những khoảng bình yên trong cuộc đời.
Video đang HOT
Căn nhà bé nhỏ của ông Fausto nằm trên một quả đồi, chỉ có thể đi bộ lên. Ảnh: SCMP.
Làng Sostila không có đường mòn dẫn vào làng, chỉ có đường băng qua rừng và nối liền với thị trấn lân cận Forcola. Chỉ vài năm trở lại đây, ngôi làng nhỏ bé này mới được cung cấp điện và nước sinh hoạt.
Mỗi lần trở về nhà, ông Fausto phải đi bộ lên đồi mất một tiếng đồng hồ. Dù điều kiện sống còn nhiều thiếu thốn, Fausto Mottalini đã chứng minh rằng con người vẫn có thể tồn tại chỉ với một vài thứ thiết yếu: thức ăn, chỗ ở và niềm vui khi được hòa mình vào thiên nhiên.
Suốt 14 năm nay, ông Fausto luôn giữ lối sống lành mạnh bằng cách tập thể dục, hành thiền thường xuyên và hít thở không khí trong lành. Ngoài ra, vị ẩn sĩ 69 tuổi này cũng chia sẻ rằng những thói quen thường nhật như đi bộ, làm vườn và đốn củi là phương pháp rèn luyện hữu ích cho cả thể chất lẫn tinh thần của mình.
Khung cảnh thơ mộng của ngôi làng Sostila vào mùa đông, thời điểm khắc nghiệt nhất trong năm. Ảnh: SCMP.
“Niềm vui nằm trong mỗi cá nhân, không bắt nguồn từ xã hội”
Mặc dù đánh giá từ hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt hay nhiều yếu tố khác, Fausto Mottalini có vẻ là một người đàn ông cô đơn nhưng trên thực tế, ông luôn khẳng định mình không hề cô độc như vẻ bề ngoài.
“Con người thường sở hữu quá nhiều thứ, nhưng liệu ta có thật sự hạnh phúc? Hạnh phúc đúng nghĩa chỉ đến từ nội tâm nếu chúng ta sẵn sàng lắng nghe nó, chứ không đến từ tiền bạc hay của cải. Càng có nhiều thứ, chúng ta càng có nhiều nỗi lo hơn”.
Đôi lúc, anh Fanco (phải) – cháu trai của ông sẽ lên thăm và dẫn theo một số du khách đến tham quan ngôi làng. Ảnh: SCMP.
Fausto tin rằng khoảng thời gian cách ly xã hội này là cơ hội tuyệt vời để mọi người suy ngẫm về những điều thực sự giá trị trong cuộc sống.
“Chúng ta nên học cách ở một mình để khám phá, yêu thương bản thân và trở thành người bạn đồng hành của chính mình. Niềm vui nằm ở trong mỗi cá nhân chúng ta, không bắt nguồn từ xã hội”.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đôi khi ông Fausto cũng sẽ đón một vài du khách hay cánh phóng viên, những vị khách tò mò về cuộc sống của “người đàn ông cô đơn” trên dãy Alps. Nhưng sau khi đại dịch lây lan rộng khắp trên thế giới, ngôi làng này lại trở về với vẻ tĩnh mịch, quạnh quẽ vốn có.
Điều này không khiến Fausto buồn lòng mà trái lại, ông cảm thấy có phần yên bình hơn.
“Cuộc sống xô bồ, đông đúc ở thành phố không phù hợp với tôi. Chỉ cần tôi còn mạnh khỏe và hạnh phúc, chẳng điều gì có thể khiến tôi rời bỏ ngôi làng này”.
Trang Minh
Sống bên ô cửa sổ, ban công trong ngày cách ly
Dưới ảnh hưởng của lệnh cách ly xã hội, sinh hoạt đời thường của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới nay chỉ có thể thực hiện trên mái nhà, ban công hay qua ô cửa sổ.
Tính đến sáng 7/4, thế giới đã ghi nhận 1,344,906 trường hợp dương tính với virus corona tại 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 278.000 ca hồi phục và hơn 70.000 ca tử vong. Trước diễn biến ngày một phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ảnh: Jon Nazca.
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với số người nhiễm tương đương với 1/4 số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. Để ứng phó với tình hình này, New York và California đã trở thành hai bang đầu tiên áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, hạn chế đi lại của người dân. Theo đó, cư dân tại hai bang này chỉ được ra ngoài vì mục đích mua sắm nhu yếu phẩm, khám bệnh hoặc đến tiệm giặt ủi. Ảnh: Lucas Jackson.
Không còn những buổi gặp gỡ bạn bè, không còn những chiều dạo bộ tập thể dục, người Mỹ đã tìm nhiều cách khác nhau để giao lưu, chia sẻ và khích lệ tinh thần lẫn nhau trong "thời Covid-19". Hai ngày sau khi thống đốc bang California công bố lệnh cách ly tại gia, ông Danny Wertheimer - một nhạc sĩ sinh sống ở đây đã đàn và hát từ ban công nhà mình để động viên những người hàng xóm. Ảnh: Kate Munsch.
Tại Tây Ban Nha - quốc gia châu Âu vừa trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, lệnh phong tỏa đất nước và cách ly xã hội đã được Thủ tướng Pedro Sanchez kéo dài đến ngày 25/04 nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus. Trước tình hình này, người dân Tây Ban Nha thường tổ chức những buổi cổ vũ tại gia nhằm cổ vũ những con người đang gồng mình chống dịch ở tuyến đầu, những người hàng xóm và cả đất nước bằng âm nhạc, với hi vọng về một tương lai "sạch bóng" Covid-19. Ảnh: Jon Nazca.
Bằng sự phối hợp tích cực của chính phủ và người dân, tình hình dịch Covid-19 tại Ý đã có những dấu hiệu tích cực khi số ca tử vong ở nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn hai tuần qua. Ảnh: Emily Roe.
Kể từ khi lệnh phong tỏa đất nước của Thủ tướng Ý có hiệu lực vào ngày 09/03, toàn bộ người dân Ý được yêu cầu ở nhà và các cuộc tụ họp cộng đồng đều bị hủy bỏ. Với tinh thần lạc quan và đồng lòng, người dân Ý đã nhanh chóng thích ứng với lối sống cách ly xã hội, tìm cách chăm sóc và sẻ chia với nhau. Ví dụ như hướng dẫn nhau tập thể dục qua ban công... Ảnh: Alberto Lingria.
...hay treo những lá cờ mang thông điệp hi vọng "Mọi thứ sẽ ổn thôi". Ảnh: Alberto Lingria.
Là một trong số những nước châu Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Covid-19, Anh cũng lựa chọn biện pháp cách ly xã hội để xoa dịu tình hình, giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Người dân xứ sở sương mù được kêu gọi tiếp tục tuân theo các hướng dẫn và yêu cầu của chính phủ, trong đó có việc ở nhà để hỗ trợ đội ngũ y tế cứu những người nhiễm bệnh có nguy cơ cao. Ảnh: Phil Noble.
Đến ngày 6/4, Pháp đã ghi nhận những tín hiệu tích cực khi số ca tử vong tại nước này đã giảm sau nhiều tuần. Tương tự như các quốc gia khác, mặc dù phải cách ly với cộng đồng, người Pháp vẫn có thể kết nối với mọi người xung quanh mình bằng nhiều cách thức thú vị, như hát opera từ ban công nhà mình... Ảnh: Gonzalo Fuentes.
...hay tập thể dục mà vẫn đảm bảo khoảng cách tối thiểu để phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: Stephane Mahe.
Kể từ ngày 24/03, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày nhằm ngăn chặn sự bùng phát Covid-19. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận 4,067 ca mắc Covid-19. Các hoạt động thường ngày của 1,3 tỉ dân Ấn Độ đều phải diễn ra trong nhà, bao gồm việc cầu nguyện, vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao... Ảnh: Amit Dave.
Dù không được nô đùa trên đường phố và công viên, trẻ em Ấn Độ vẫn có thể vui chơi trên chính sân thượng nhà mình. Ảnh: Anushree Fadnavis.
Sân thượng cũng là địa điểm được nhiều người lớn chọn làm "phòng gym tại gia", thỏa sức rèn luyện sức khỏe hay thậm chí là chơi cricket. Ảnh: Anushree Fadnavis.
Theo The Hindu, chính phủ Ẩn Độ đã quyết định miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19 cho hơn 500 triệu người nghèo theo chương trình y tế Ayushman Bharat. Đây là những nỗ lực tích cực của chính phủ nước này nhằm cứu đất nước 1,3 tỉ dân khỏi đại dịch. Ảnh: Amit Dave.
Trang Minh
Virus corona lây lan khắp Á, Âu từ một hội thảo kinh doanh ở Singapore Tháng trước, 109 người tới một hội thảo kinh doanh quốc tế ở Singapore. Khi về nước, nhiều khách mời đã vô tình mang theo virus corona chủng mới. Virus corona mới có lợi thế 10 ngày trong cuộc đua với giới chức y tế các nước. Chỉ khi phát hiện một khách mời hội thảo 41 tuổi người Malaysia dương tính, cuộc...