VFMVSF hút gần 400 tỷ đồng trong tháng 6, dự kiến hút cả ngàn tỷ trong tháng 8
Các quỹ có pháp nhân ngoại liên tục mua vào lượng rất lớn chứng chỉ quỹ VFMVSF trong tháng 6 và tiếp tục đăng ký mua vào 160 triệu chứng chỉ quỹ này trong tháng 8.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn báo cáo bất thường của Quỹ VFMVSF do Công ty Quản lý quỹ VFM quản lý cho biết, sau khi thông báo đăng ký mua vào đầu tháng 6/2020, trong khoảng thời gian từ 16 – 25/6/2020, 2 quỹ có pháp nhân là quỹ ngoại gồm Vietnam DC25 Ltd. và Hanoi Investment Holdings Limited (HIHL) đã mua vào mua lần lượt là 32,5 và 24,5 triệu chứng chỉ quỹ VFMVSF, tương đương gần 410 tỷ đồng tại NAV ngày 2 và ngày 9/6.
Chưa dừng ở đó, quỹ HIHL tiếp tục đăng ký mua vào 160 triệu chứng chỉ quỹ VFMVSF vào ngày 30/7, tương đương gần 1.090 tỷ đồng tại NAV ngày 28/7. Thời gian thực hiện mua dự kiến là từ ngày 4/8 tới ngày 3/9.
Theo báo cáo của VFM, mặc dù huy động được 387 tỷ đồng trong tháng 6, quỹ này vẫn chưa thực hiện giải ngân hết vào cổ phiếu khi mà tỷ trọng tiền gửi ngân hàng vẫn trên 51% tổng tài sản tại ngày 30/6.
Hai quỹ Vietnam DC25 Ltd. và quỹ HIHL đều có pháp nhân là quỹ ngoại. Chứng khoán Rồng Việt cho rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều điều bất ổn và dịch bệnh trên thế giới chưa được kiểm soát hoàn toàn, việc quỹ VFMVSF thu hút được dòng tiền khá lớn bên ngoài cho thấy sức hút của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây là một điểm tích cực trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát ở Đà Nẵng so với việc bán ròng liên tục của khối ngoại trong giai đoạn dịch đợt 1.
Nhiều ý kiến kỳ vọng, với việc chưa giải ngân hết số tiền thu về từ đợt 2 quỹ trên mua chứng chỉ quỹ trong tháng 6 và dự kiến sẽ có thêm cả ngàn tỷ đồng rót thêm vào quỹ này. Theo đăng ký mua vào của quỹ HIHL, thì quỹ VFMVSF có khả năng cao sẽ giải ngân để mua vào trong tháng 8, dù quỹ không bắt buộc phải giải ngân hết số tiền mặt tại quỹ.
Video đang HOT
Quỹ VFMVSF do VFM quản lý, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng theo Giấy phép số 91/GCN-UBCK vào ngày 29/12/2017. Quỹ không giới hạn về thời gian hoạt động.
Mục tiêu đầu tư của Quỹ VFMVSF là tìm kiếm sự tăng trưởng về vốn và thu nhập từ cổ tức trong dài hạn. Quỹ sẽ đầu tư chủ yếu vào cổ phần của các công ty hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nền tảng cơ bản tốt và kỳ vọng tăng trưởng bền vững.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội lướt ngắn hạn vẫn đang tồn tại
Nhờ sự phân hóa của dòng tiền, cơ hội đầu tư ngắn hạn đối với các cổ phiếu vẫn đang hiện hữu...
Ảnh: TL
Cơ hội ngắn hạn vẫn tồn tại
Thị trường mở cửa với trạng thái hưng phấn nhưng vẫn chưa thể toàn mỹ khi có sự suy yếu vào cuối phiên giao dịch 15.7. Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,8 điểm, đóng cửa tại vùng 869,9 điểm.
Chỉ số VN30-Index có sự tích cực hơn khi có mức tăng 4,79 điểm và chốt phiên tại vùng 810,16 điểm. Nhiều cổ phiếu trong nhóm VN30 bứt phá mạnh như cổ phiếu CTD, TCB, MWG,...
Kết thúc giao dịch, trên sàn HOSE xuất hiện nhiều gương mặt nổi bật như ACL ( 7,0%), FIT ( 7,0%), APC ( 6,9%),...
Sàn HNX đóng góp bởi những cổ phiếu như SCI ( 9,6%), DST ( 9,5%), PGN ( 8,0%)...
Và đại diện sàn UPCoM gồm những cổ phiếu tích cực như VOC ( 14,8%), C4G ( 13,7%), VIB ( 3,3%)...
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), hiện tại thì trường đang diễn biến đi ngang, tuy nhiên điểm tích cực là có nhiều cổ phiếu lại đi lên mạnh mẽ, có thể đến từ kết quả kinh doanh quý II/2020 khởi sắc.
Trên phương diện phân tích kỹ thuật, VDSC cho biết VN-Index tiếp tục phục hồi nhưng vẫn bị cản gần vùng 878 điểm và hạ nhiệt trở lại. Chỉ báo kỹ thuật MACD vẫn có động thái hồi phục nhẹ, RSI lưỡng lự quanh vùng 55.
Với tín hiệu hạ nhiệt cuối phiên, VDSC cho rằng thị trường khó có thể đột phá trong ngắn hạn và áp lực cản vẫn đang tồn tại khá nhiều. Nhìn chung VN-Index sẽ tiếp tục quá trình thăm dò tại vùng 860-878 điểm trong ngắn hạn và mức độ rủi ro tạm thời chưa cao.
VDSC khuyến nghị nhà đầu tư nên quan sát thị trường, cơ hội lướt ngắn hạn vẫn tồn tại ở một số cổ phiếu có tín hiệu kỹ thuật tốt từ vùng tích lũy nhờ yếu tố phân hóa.
VN-Index hướng đến vùng 895 điểm
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), tuy chỉ số VN-Index chưa lấy lại được ngưỡng 870 điểm nhưng khả năng hoàn tất sóng 5 với target quanh 895 điểm (MA200) là vẫn còn khả năng xảy ra.
Thanh khoản được cải thiện nhưng vẫn duy trì mức thấp cho thấy sự do dự của nhà đầu tư trong vùng giá hiện tại. Trên sàn HOSE, giá trị giao dịch đạt hơn 4.460 tỉ đồng với hơn 258 triệu cổ phiếu được giao dịch.
Giao dịch của khối ngoại được đánh giá là một điểm trừ với thị trường chứng khoán hiện tại khi khối này trở lại bán ròng hơn 114 tỉ đồng toàn thị trường.
Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị ròng 110,63 tỉ đồng tương ứng với khối lượng ròng 4,3 triệu cổ phiếu. MSN là mã bị bán ròng nhiều nhất với 28,2 tỉ đồng, tiếp theo là VCB với 28,2 tỉ đồng.
Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 27,1 tỉ đồng.
SHS cho biết, tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là tích cực với ngưỡng hỗ trợ tại 860 điểm (MA20). Tín hiệu kỹ thuật trung hạn là tích cực với ngưỡng hỗ trợ tại 860 điểm (MA50). Về xu hướng dài hạn, VN-Index hiện vận động trong thị trường giá xuống (bear market) với ngưỡng kháng cự tại 895 điểm (MA200).
Theo dự báo của SHS, chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hồi phục để hướng dần đến ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 895 điểm (MA200) trong phiên giao dịch 16.7.
Trong bối cảnh này, SHS khuyến nghị nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu tiếp tục quan sát thị trường và có thể canh bán ra nếu như VN-Index đánh mất ngưỡng 860 điểm (MA20) trong các phiên tiếp theo. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân do đây đã là sóng tăng cuối của chu kỳ hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đến nay.
Nam Việt (NAV): Lãi quý 2 cao gấp 4 lần cùng kỳ nhờ nhận tiền cổ tức Quý 2/2020, Nam Việt (NAV) ghi nhận 3,44 tỷ đồng tiền cổ tức từ CTCP Phát triển Sài Gòn. Công ty Cổ phần Nam Việt (mã CK: NAV) đã công bố BCTC quý 2/2020 với lợi nhuận tăng cao gấp 3 lần so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu thuần đạt 14,3 tỷ đồng giảm 8,3% so với cùng kỳ, nhờ giá...