Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Chiếc mặt nạ vàng tìm thấy ở Peru khiến các chuyên gia đau đầu tìm lời giải về vết máu trong lớp sơn đỏ.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Lần đầu tiên người ta tìm thấy chiếc mặt nạ vàng vào những năm 1990 nhưng từ đó đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chất kết dính hữu cơ trong lớp sơn đỏ cho đến gần đây.
Mặt nạ nằm trên hộp sọ của một người đàn ông ưu tú đã chết cách đây 1.000 năm ở Peru.
Mặt nạ bằng vàng có lớp sơn đỏ có vết máu người. Người đàn ông, khoảng 40 đến 50 tuổi vào thời điểm qua đời, sống trong thời Sicán kéo dài từ năm 750 sau Công nguyên đến năm 1375. Đây là thời đại nổi tiếng với hàng loạt đồ vật bằng vàng chói lọi.
Bên cạnh người đàn ông là bộ xương của hai phụ nữ trẻ và hai bộ xương của trẻ em đang cúi mình đặt ở một tầng cao hơn.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ phát hiện trong nhiều ngôi mộ của tầng lớp ưu tú thời đó chứa nhiều đồ vật bằng vàng. Nhiều khả năng đồ dùng của người quá cố sẽ được chôn cất cùng.
Phân tích mới của các nhà nghiên cứu cho thấy phần sơn đỏ bên ngoài mặt nạ vàng là một dạng thủy ngân màu đỏ gạch, có chất kết dính hữu cơ chứa máu người và protein trứng chim.
Izumi Shimada, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Dự án Khảo cổ học Sicán cho biết chiếc mặt nạ cổ đại có chứa máu người. Bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sáu protein từ máu người trong lớp sơn đỏ, bao gồm albumin huyết thanh và immunoglobulin G, một loại kháng thể huyết thanh người.
Ngoài ra còn có protein khác bao gồm ovalbumin, từ lòng trắng trứng. Vì các protein bị phân hủy rất mạnh nên các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác loài trứng chim được sử dụng để làm sơn.
Ông nói: “Sự hiện diện của máu người trên chiếc mặt nạ vàng bổ trợ cho lý thuyết trước đây về sơn chu sa đỏ, đại diện cho sức mạnh dồi dào hỗ trợ tái sinh”.
Nền văn hóa Sican sinh sống ở bờ biển phía bắc của Peru ngày nay và những người thuộc tộc Inca, nhưng họ phát triển như thế nào thì không có nhiều tài liệu rõ ràng.
Một số người cho rằng người Sicáns là hậu duệ của nền văn hóa Moche phát triển mạnh mẽ ở Peru từ năm 100 đến năm 700 sau Công nguyên.
Văn hóa Sicán chú trọng nhiều vào các tập tục an táng của giới tinh hoa, những người này sau khi qua đời được chôn cất với nhiều vật phẩm trang trọng. Hơn nữa, tục lệ Sicán có hiến tế con người và chủ yếu là phụ nữ được hiến tế và đặt trong lăng mộ của đàn ông.
Phát hiện xác ướp người đàn ông 300 năm tuổi với bào thai dưới chân và câu chuyện phía sau
Bí ẩn về xác ướp của một vị giám mục cùng với một bào thai ở dưới chân được chôn cất vào thế kỷ 17, mới đây các nhà khoa học và khảo cổ học đã tìm là lời giải đáp.
Năm 2015, các nhà khoa học và khảo cổ học đã chính thức khai quật ngôi mộ của Peder Winstrup, một vị giám mục, nằm trong quan tài dưới hầm mộ của một nhà thờ lớn ở thành phố Lund, huyện Scania, Thụy Điển. Xác ướp của ông Peder khi đó vẫn còn nguyên vẹn dù đã trải qua hơn 300 năm và được coi là một trong những xác ướp còn nguyên vẹn nhất ở châu Âu từ thế kỷ 17. Điều kỳ lạ hơn cả là trong quan tài của ông Peder còn có một bào thai nằm dưới chân.
Ông Peder Winstrup là một trong những nhà lãnh đạo giáo hội có ảnh hưởng nhất ở châu Âu trong suốt cuộc đời của mình. Ông là giám mục của thành phố Lund khi nó nằm dưới sự kiểm soát của cả đế chế Đan Mạch và sau này là vương quốc Thụy Điển. Ông cũng là một nhà thần học hàng đầu và được cho là đã thuyết phục vua Thụy Điển mở một trường đại học mới ở Lund.
Năm 1679, giám mục Peder qua đời. Các nhà nghiên cứu cho rằng ông đã mắc khá nhiều bệnh, mắc khá nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi, gút, viêm khớp, sỏi mật và thậm chí bệnh lao. Thi hài của ông không hề được ướp xác nhưng lại được làm khô nhờ khí hậu khô lạnh trong hầm mộ của ông ở nhà thờ lớn thành phố Lund. Thay vì được cắt bỏ đi, các cơ quan nội tạng của ông Peder vẫn còn nguyên vẹn khi chôn cất.
Thực tế, xác ướp còn nguyên vẹn của Peder Winstrup lần đầu được phát hiện vào năm 1833 khi hầm chôn cất của ông bị phá bỏ một phần. Sau đó, thi hài ông được nhà thờ niêm phong lại cho đến năm 1923, khi các nhà khoa học mở quan tài của ông. Năm 2015, quan tài của ông đã được khai quật để nghiên cứu và phân tích trong vòng 15 tháng, đồng thời được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Đại học Lund. Khi đó, hài cốt của vị giám mục đã thu hút hơn 3.000 người xếp hàng để tận mắt nhìn thấy chỉ trong 1 ngày vào tháng 12/2015. Cuối cùng, quan tài được đóng lại và chôn cất tại Nghĩa trang phía Bắc.
Thời điểm xác ướp của ông Peder được phát hiện, các nhà khoa học nhận thấy ông đang mặc một bộ trang phục dành cho người quá cố với một chiếc mũ lưỡi trai, tay áo nhung đen, áo sơ mi thêu vải lanh và đeo găng tay da. Ông được đặt lên trên một tấm nệm, bao phủ xung quanh là hoa oải hương, quả đỗ tùng, hoa bia cái và hoa bài hương.
Điều bí ẩn nhất ở ngôi mộ này không chỉ là phần thi hài còn nguyên vẹn của giám mục Peder, mà là một bào thai của bé trai được đặt ngay dưới chân ông, chôn trong cùng một quan tài.
Torbjrn Ahlstrm, giáo sư về lịch sử xương khớp tại Đại học Lund, cũng là nhà nghiên cứu hàng đầu về công trình ngôi mộ của giám mục Peder Winstrup, cho biết việc chôn cất người lớn kèm theo một đứa trẻ nhỏ không phải chuyện hiếm vào thời đó. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bào thai bé trai này với ông Peder đã khiến các nhà khoa học vô cùng bối rối. Mới đây, câu hỏi này đã tìm ra lời giải đáp.
Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu gen của ông Peder với mẫu gen của bào thai và phát hiện đó là một đứa trẻ chưa phát triển đầy đủ. Người ta cho rằng mẹ của đứa trẻ có thể đã sảy thai vào khoảng tháng thứ 6, dẫn đến thai chết lưu. Kết quả kiểm tra ADN cho thấy ông Peder và bào thai chia sẻ 25% vật chất di truyền với nhau, có nghĩa là họ có quan hệ họ hàng cấp 2.
Các chuyên gia tại Đại học Lund nhận thấy bào thai có dùng dõi ADN ti thể khác với ông Peder, điều này cho thấy đứa trẻ không có quan hệ huyết thống với ông Peder thông qua người mẹ mà là người cha của nó. Nếu ông Peder là họ hàng cấp 2 với đứa trẻ thì rất có thể ông là ông, chú, anh em cùng cha khác mẹ hoặc anh em họ hàng của đứa trẻ.
Nhưng khi các manh mối di truyền được ghép lại với nhau, cùng với việc phân tích cây phả hệ của gia tộc Winstrup, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn rõ ràng hơn về mối quan hệ của 2 người này.
Maja Krzewinska tại Trung tâm Cổ sinh vật học tại Đại học Stockholm, cho biết: "Di truyền học cổ có thể góp phần vào sự hiểu biết về mối quan hệ họ hàng giữa các cá thể được chôn cất, và trong trường hợp này cụ thể hơn là giữa ông Peder và bào thai. Rất có thể đứa trẻ chính là cháu nội của ông Peder".
Cuối cùng, các nhà khoa học đã kết luận bào thai nằm dưới chân thi hài của giám mục Peder Winstrup chính là cháu trai của ông. Hài cốt hơn 300 năm trước cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp.
Lừng lẫy như Tần Thủy Hoàng cũng phải đi trộm mộ: Nhìn vào trong, ai cũng gật gù đồng ý Ai ngờ đâu người sợ lăng mộ mình bị đào trộm như Tần Thủy Hoàng lại từng đem quân đi... nhòm ngó mộ người khác. VỊ HOÀNG ĐẾ CÓ TRONG TAY TẤT CẢ VẪN MUỐN TRỘM MỘ NGƯỜI KHÁC Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) tên thật là Doanh Chính, ông là vị vua thứ 36 của nước Tần và cũng...