Vết hằn 5.000 năm tuổi của vải dệt trên bình gốm
Vết hằn hình thành khi một mảnh vải dệt đè lên bình đất sét còn ướt từ thời Đồ Đá mới.
Vải dệt để lại dấu vết trên bình gốm thời Đồ Đá mới. Ảnh: BBC.
Nhóm chuyên gia từ Viện Khảo cổ thuộc Đại học Highlands and Islands phát hiện vết hằn của vải dệt khi nghiên cứu đồ gốm tại di chỉ khảo cổ Ness of Brodgar ở Orkney, Scotland, BBC hôm 2/6 đưa tin. Mảnh vải này đã hoàn toàn biến mất. Vật liệu hữu cơ từ thời tiền sử chỉ tồn tại trong một số điều kiện đặc biệt, trong môi trường không có oxy. Các nhà khảo cổ cũng chưa tìm thấy công cụ mà người xưa sử dụng để tạo ra mảnh vải.
Đây là vết tích thứ hai của vải dệt từ thời Đồ Đá mới được tìm thấy ở Scotland. Vết tích đầu tiên cũng là vết hằn trên đồ gốm, phát hiện tại Flint Howe năm 1966.
Phát hiện mới nằm trong dự án nghiên cứu của Viện Khảo cổ thuộc Đại học Highlands and Islands, bắt đầu từ năm 2019. Các chuyên gia trong dự án sử dụng kỹ thuật RTI. Theo đó, thiết bị chụp tân tiến sẽ chụp hàng loạt ảnh về một vật thể, mỗi ảnh có nguồn sáng chiếu ở một góc khác nhau. Sau đó, phần mềm máy tính kết hợp chúng lại, tạo ra hình ảnh vô cùng chi tiết về bề mặt vật thể. Các chuyên gia có thể xem xét bề mặt vật thể từ mọi góc, phóng to hình ảnh và kiểm tra trên màn hình. Kỹ thuật RTI giúp hé lộ những chi tiết không thể phát hiện bằng các cách kiểm tra thông thường.
Di chỉ Ness of Brodgar rộng khoảng 2,5 ha và có những kiến trúc đá phức tạp, ngày nay vẫn trong tình trạng tương đối tốt. Con người xây dựng và sinh sống tại nơi này hơn 5.000 năm trước. Các nhà khoa học bắt đầu khai quật Ness of Brodgar cách đây hơn 15 năm.
Phát hiện công trình kiến trúc lớn và lâu đời nhất của nền văn minh Maya cổ đại
Bằng cách sử dụng phương pháp viễn thám, các nhà nghiên cứu đã phát hiện công trình kiến trúc lớn nhất và lâu đời nhất của nền văn minh Maya cổ đại. Đó là một bục đất nền cao khổng lồ hình chữ nhật được xây dựng từ năm 1.000 đến năm 800 trước công nguyên.
Nằm tại khu vực Aguada Fenix, gần biên giới Guatemala, kiến trúc này rộng gần một phần tư dặm (400m), dài chín phần mười dặm (1.400m) và cao từ 33 feet đến 50 feet (10m đến 15m). Khối lượng của nó còn lớn hơn khối lượng của kim tự tháp Giza cổ đại ở Ai Cập.
Không giống như kim tự tháp Tikal (Guatemala) hay kim tự tháp Palenque (Mexico) được xây dựng khoảng 1.500 năm sau đó, phát hiện này được xây dựng bằng đất sét thay vì bằng đá và rất có thể được sử dụng cho các nghi lễ lớn, Reuters đưa tin .
Công trình kiến trúc lớn và lâu đời nhất của nền văn minh Maya cổ đại, được xây dựng từ năm 1.000 đến năm 800 trước công nguyên. Ảnh: Reuters
"Nếu bạn đi trên nó, bạn sẽ không thể nhận ra bởi công trình kiến trúc rất rộng lớn và được cây cối bao phủ. Thông qua Lidar (có chức năng vẽ bản đồ địa hình từ trên không và tạo thông tin ba chiều của các bề mặt), mọi cấu trúc của nó sẽ được thể hiện rõ ràng." - nhà khảo cổ học Đại học Arizona, Takeshi Inomata, người đứng đầu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho hay.
Các nhà nghiên cứu cho biết ở giai đoạn đầu nền văn minh Maya mang tính cộng đồng nhiều hơn bởi không có dấu hiệu của các tác phẩm điêu khắc mô tả những người có địa vị cao. Nhưng không lâu sau đó, xã hội của người Maya lại có sự phân chia giai cấp rõ ràng.
Não của chúng ta cần gì để ghi nhớ? Những gì xảy ra ở trong vùng hải mã thậm chí trước khi mọi người cố gắng hình thành ký ức có thể tác động đến việc họ có nhớ hay không. Hồi hải mã là khu vực chịu trách nhiệm chính cho sự hình thành bộ nhớ của bộ não. Nguồn: Viện Salk Một nghiên cứu mới phân tích những ghi nhớ...