VEPR: Việt Nam không thể nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước
VEPR cho rằng nếu thực hiện nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước trên thế giới, Việt Nam sẽ đối diện với tình trạng đồng nội tệ bị mất giá, môi trường đầu tư trở nên rủi ro và dòng vốn FDI bị trì hoãn.
VEPR: Việt Nam không thể nới lỏng tiền tệ quy mô lớn như các nước
Trong báo cáo vĩ mô quý II/2020 được công bố sáng nay (21/7), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định: với nguồn lực tài khóa hạn hẹp sau nhiều năm thâm hụt ngân sách và việc chính sách tiền tệ bị ràng buộc với các mục tiêu về lạm phát, tỷ giá, Việt Nam không thể theo đuổi các chính sách vĩ mô theo cách tương tự như các nước trên thế giới (tức nới lỏng tiền tệ quy mô lớn).
Mặt khác, VEPR cho rằng việc chống dịch và trợ cấp an sinh xã hội đang tạo áp lực lớn lên cán cân ngân sách. Mặc dù chính phủ đang sử dụng các quỹ dự phòng để hỗ trợ an sinh xã hội, nhưng các quỹ này có thể là không đủ vì số lượng đối tượng nhận hỗ trợ rất lớn trong khi ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ còn kéo dài.
“Ưu tiên lúc này là đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và hỗ trợ các doanh nghiệp còn hoạt động”, VEPR khuyến nghị.
Bình luận về các chính sách tài khóa – tiền tệ, đầu tư và xã hội của chính phủ trong giai đoạn hiện nay, VEPR cho rằng: xét về nguyên tắc của chính sách tài khóa mở rộng trong bối cảnh tổng cầu suy giảm, cần lưu ý rằng chính sách ấy không nhất thiết chỉ liên quan đến việc mở rộng chi tiêu công (mà trong nhiều trường hợp rất lãng phí và kém hiệu quả) mà còn liên quan đến việc giảm các nguồn thu, nhờ thế giúp giảm bớt gánh nặng tài khóa của các doanh nghiệp và hộ gia đình.
“Đối với Việt Nam, việc chủ động cắt giảm chi phí bắt buộc như phí và hoãn/giảm thuế đối với doanh nghiệp có giá trị kích thích và hỗ trợ hiệu quả hơn so với cứu trợ hoặc tài trợ trực tiếp”, báo cáo nhấn mạnh.
Theo VEPR, các chính sách an sinh xã hội như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người nghèo, người bị mất sinh kế nên được chính phủ ưu tiên hàng đầu và triển khai nhanh, đúng đối tượng, trước khi người dân rơi vào bi kịch không đáng có.
Đặc biệt, lao động trong khu vực phi chính thức cần được quan tâm hơn khi nhóm này chiếm một tỷ trọng lớn, dễ tổn thương, chịu tác động nặng nề nhất và có thể nằm ngoài phạm vi được thụ hưởng chính sách hiện tại.
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần có sự phân loại và tập trung hơn.
Cụ thể, việc khoanh/ngưng hoặc miễn giảm các chi phí tài chính như lãi vay và tiền thuê đất nên được áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp phải dừng hoạt động;
Video đang HOT
Các chính sách hoãn đóng bảo hiểm xã hội, giảm tiền thuê đất, giảm lãi vay và khoanh nợ, giãn thu thuế VAT nên được thực hiện với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực nhưng còn hoạt động;
Còn với nhóm doanh nghiệp ít, không bị ảnh hưởng hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả thì nên khuyến khích tín dụng, tạo điều kiện về thể chế và chính sách ngành, bởi họ là nhóm gánh đỡ cho nền kinh tế trong thời điểm này.
Tuy nhiên, VEPR chỉ ra rằng điều đáng lo ngại nhất hiện nay là khả năng giải ngân các gói cứu trợ xã hội có thể chậm hoặc gần như bất khả thi, do mạng lưới thực thi kém hiệu quả và không tạo được niềm tin của người dân. Nói cách khác, “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng” là một vấn đề ngăn cản thực thi các ý tưởng hỗ trợ xã hội quy mô lớn hiện nay.
Về đầu tư công, đây được xem là cách thức tốt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, VEPR nhấn mạnh thúc đẩy đầu tư công không nên là việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, vội vàng, thiếu kiểm soát.
Theo đó, chính phủ chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí sẵn vốn thực hiện. Việc chia nhỏ dự án thành nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương là cách để tăng mức độ lan tỏa của việc đầu tư.
Song song với thúc đẩy đầu tư công, việc cắt giảm ngân sách thường xuyên (tiêu dùng) tối thiểu 10% cũng là một biện pháp nên được thực hiện nhằm dành nguồn lực cho việc khắc phục những hậu quả do bệnh dịch gây ra.
Đối với chính sách tiền tệ, VEPR cho rằng trong thời điểm hiện nay, chính sách này sẽ ít hiệu quả. Bởi khi dịch bệnh còn tồn tại, nhiều ngành kinh doanh không thể hồi phục, lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Nói cách khác, yếu tố lãi suất không hẳn quyết định hành vi đầu tư hoặc mở rộng kinh doanh vào lúc này.
Dư địa chính sách tiền tệ có thể còn, tuy nhiên việc tính toán dùng vào thời điểm vào và mức độ ra sao cần phải cân nhắc kỹ, vì chính sách tiền tệ còn đối mặt với ràng buộc về lạm phát và giá trị đồng nội tệ (tỷ giá).
Đáng chú ý, VEPR cho rằng cơ hội để phối hợp chính sách ở thời điểm hiện nay là thúc đẩy các dự án xây dựng hạ tầng liên quan đến các khu công nghiệp, thông qua chính sách tín dụng hướng tới lĩnh vực này.
Nếu sự dịch chuyển đầu tư khỏi Trung Quốc giúp Việt Nam đón nhận thêm các nhà đầu tư mới, cùng những diễn biến của môi trường địa chính trị toàn cầu theo hướng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc càng leo thang, thì việc chuẩn bị một hạ tầng công nghiệp như vậy là có cơ sở và việc cho phép một chính sách tín dụng phù hợp có thể thúc đẩy động lực cho các nhà đầu tư tư nhân và quốc tế.
“Trong ngắn hạn, việc xây dựng các khu công nghiệp có tác dụng kích thích tổng cầu. Trong dài hạn, các khu công nghiệp đi và hoạt động sẽ củng cố tổng cung”, VEPR nêu quan điểm.
Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khi đón sóng FDI
Ngày 30/6, toạ đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI" đã diễn ra tại Hà Nội, ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá cơ hội, thách thức dành cho các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Sunhouse cho biết, giai đoạn trước đây Việt Nam đã có cơ hội đón nhận dòng vốn FDI nhưng chưa thực sự thành công. Việt Nam trở thành nơi gia công cho các doanh nghiệp FDI và phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp FDI trốn thuế...
Cơ hội đón nhận dòng vốn FDI mới
Năm 2003, thương hiệu Sunhouse là của Hàn Quốc, ông Phú nhận góp vốn 30% của Hàn Quốc để mở ra Sunhouse Việt Nam và vẫn nắm quyền chi phối, nhưng hiện tại thương hiệu là của Việt Nam hoàn toàn.
Ông Phú nhấn mạnh: "Việc liên doanh, liên kết để từ làm thuê sang làm chủ mới là quan trọng. Nghệ thuật đón nhận vốn mà chúng tôi đã làm là thời gian đầu phải khôn khéo để có thể gia công, làm thuê nhưng học được công nghệ, hiểu được nhu cầu của khách hàng. Khi nắm được công nghệ, tạo ra sản phẩm phù hợp với thị trường Mỹ, châu Âu, bán các sản phẩm có thương hiệu của mình, chúng ta mới làm ông chủ được".
Ông Phú chia sẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhiều công ty trên toàn cầu phải co cụm, nên doanh nghiệp có thể đón làn sóng dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất tại Việt Nam.
Các diễn giả tham gia tọa đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI".
"Làn sóng dễ nhất là dịch chuyển đơn hàng. Các tập đoàn phải chuyển giao công nghệ, dịch chuyển một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất để tránh rủi ro từ việc đánh thuế hoặc Covid-19", ông Phú đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đồng tình với ông Phú khi nói đến sự dịch chuyển của đơn hàng. Ông Toàn dẫn chứng câu chuyện nhiều năm trước, doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam không mở nhà máy mà liên kết, liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Doanh nghiệp Nhật Bản bỏ vốn, công nghệ để cùng làm ra sản phẩm. Đó là những sản phẩm chất lượng cao.
Gần đây, khi đi khảo sát cho giải thưởng mà ông Toàn là thành viên, ông đã đến một doanh nghiệp liên kết với Nhật Bản nhưng 100% vốn Việt Nam, chỉ có công nghệ là của nước bạn. Doanh nghiệp này sản xuất lồng nuôi hải sản với công nghệ mới.
"Tôi cho rằng Việt Nam cần tiếp thu luồng vốn mới nhưng có cách tiếp cận khác để có thể tham gia vào chuỗi giá trị, cần tham gia vào các chi tiết có hàm lượng công nghệ cao. Phải làm được những chi tiết mà nếu không có thì không thành sản phẩm được. Việt Nam vẫn đang tham gia ở mức độ khá thấp trong chuỗi cung ứng", ông Toàn nói.
Chuẩn bị những gì đón sóng FDI?
Theo thống kê, trong 67% doanh nghiệp định chuyển ra khỏi Trung Quốc, 42% muốn chuyển sang Việt Nam với kế hoạch đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như trí tuệ nhân tạo, robot, big data, fintech...
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phú cho biết để sẵn sàng đón sóng FDI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ điều kiện để sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hệ thống quản lý toàn diện như chăm sóc con người, tuân thủ luật pháp... đảm bảo đơn vị cung ứng không vi phạm gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Cuối cùng, doanh nghiệp cần tập trung đào tạo, hướng dẫn người lao động.
Nhà máy Narae Sunhouse System của Sunhouse có tổng vốn đầu tư 7 triệu USD
Hiện tại, Sunhouse tập trung đầu tư nhà máy, máy móc hiện đại để dần tự chủ toàn bộ trong sản xuất. Đơn vị này sở hữu nhà máy Narae Sunhouse System có tổng vốn đầu tư 7 triệu USD, nằm trong định hướng phát triển sản phẩm công nghệ cao.
Trải qua 3 năm đầu khó bắt nhịp công nghệ mới và biến động thị trường ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công ty đã nhận được nhiều đơn hàng gia công bản mạch điện tử cho các công ty lớn trong và ngoài nước.
Nhà máy Lighting sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ, châu Âu
Mới đây, Sunhouse khai trương nhà máy Lighting vào cuối năm 2019 với 3 dây chuyền đèn LED panel, một dây chuyền LED UFO cùng các dây chuyền cơ khí, phun sơn tự động nhập khẩu khác. Hai loại đèn này hiện nay xuất đi Bắc Mỹ, nhà máy và sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ, châu Âu...
Với việc mở rộng nhiều nhà máy và chế tạo sản phẩm khác nhau, Sunhouse cho thấy sự sẵn sàng đầu tư để gia tăng giá trị thương hiệu, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài trên nhiều lĩnh vực.
Bất động sản chờ lực bật mới Chịu nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản trong 2 quý đầu năm 2020 rơi vào trạng thái "lò xo nén", nhiều phân khúc gần như "đóng băng". Tuy nhiên, các chuyên gia đều kỳ vọng về sức bật trở lại của thị trường ở giai đoạn tới làm thay đổi gam màu trong bức...