VEPR đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế do dịch bệnh khó lường
Theo các chuyên gia VEPR, trong bất kỳ kịch bản nào, sự phục hồi hoàn toàn của các ngành kinh tế, như hàng không, du lịch, thời trang xuất khẩu… sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài.
(Ảnh minh họa. Nguồn; TTXVN)
Kịch bản lạc quan nhất đó là bệnh dịch COVID-19 được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5 và hoạt động kinh tế của Việt Nam dần trở lại bình thường. Bên cạnh đó, các nước trên thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa.
Nhờ đó mà các hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ sẽ khởi động lại dè dặt và dần hồi phục bắt đầu vào cuối quý 2,” Tiến sỹ Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) chia sẻ tại “Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1″ của VEPR mới được công bố ngày 13/4.
Hồi phục kinh tế sẽ… kéo dài
Tại báo cáo trên, nhóm nghiên cứu của VEPR cũng đưa ra các kịch bản trung tính và bi quan. Cụ thể, kịch bản 2-Bệnh dịch trong nước sẽ kéo dài và khống chế hoàn toàn vào nửa sau của quý 3 và các nước trên thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội ảnh hưởng bởi sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng, thì các hoạt động kinh tế sẽ dần trở về bình thường vào cuối quý 3.
Cuối cùng, kịch bản 3-Bệnh dịch trong nước kéo dài và khống chế ở nửa cuối của quý 4. Bên ngoài, các nước vẫn tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch. Theo đó, các hoạt động kinh tế dự báo sẽ trở lại bình thường ở thời điểm cuối quý 4.
“Trong bất kỳ kịch bản nào, thời kỳ hậu COVID-19 ở Việt Nam với sự phục hồi hoàn toàn của các ngành kinh tế, như hàng không, du lịch, thời trang xuất khẩu… sẽ gặp nhiều khó khăn và kéo dài cho tới khi thế giới hoàn toàn kiểm soát được bệnh dịch,” ông Thế Anh nhận định.
Thận trọng hơn, tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng tiến trình đi vào hồi phục sẽ rất lâu. Nền kinh tế Việt Nam sẽ mất khoảng từ sáu tháng đến một năm để có thể trở lại bình thường và ổn định trong hai quý cuối của năm 2021.
Video đang HOT
“Nếu Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh vào cuối tháng Sáu, dự báo tốt nhất tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 sẽ vào khoảng 5 %. Kịch bản xấu hơn, dịch bệnh trong nước và thế giới vẫn nghiêm trọng tại thời điểm nửa cuối của năm, kinh tế của Việt Nam sẽ đi vào ảnh hưởng lớn và kịch bản xấu nhất là tăng trưởng có thể âm. Năm 2019, GDP của Việt Nam đạt trên 300 tỷ USD thì với kịch bản xấu sẽ rơi về dưới con số này,” ông Hiếu nói.
COVID-19 sẽ thay đổi toàn diện hành vi của con người?
Với cái nhìn tổng quan, tiến sỹ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc VEPR (VCES), chỉ ra trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, kinh tế toàn cầu chưa cho thấy thấy sự liên kết giữa các nước hoặc sự liên kết rất mờ nhạt giữa các tổ chức quốc tế, các thể chế đa phương. Đây là thách thức lớn cho sự phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Vì vậy, ông Thành dự báo nền kinh tế sẽ phục hồi dựa trên việc kiểm soát dịch bệnh của các chính phủ. Theo ông, các nhà nghiêm cứu kinh tế và nhà khoa học chuyên ngành cần phải có sự kết hợp, cùng nhau tìm hiểu những tác động của dịch bệnh đến đời sống kinh tế-xã hội. Như, liệu con người sẽ đi qua cơn đại dịch này như một “tai nạn” hay các cá nhân đang thay đổi toàn diện tất cả các hành vi, từ nhu cầu chi tiêu, thói quen, sở thích, hình thức du lịch, thương mại điện tử và truyền thống…?
“Cần phải xem xét nghiêm túc, nếu thực sự có sự thay đổi về hành vi thì các dự báo kinh tế sẽ phải thận trọng hơn rất nhiều. Trên thực tế, kinh tế Việt Nam ảnh hưởng nhiều vào kinh tế toàn cầu, cá nhân tôi cho rằng sự phục hồi sẽ theo hình thức chữ U và khó có quốc gia nào có thể thoát ra khủng hoảng theo hình chữ V. Vì hiện tại, có rất nhiều định dạng quan trọng đã bị phá hủy cũng như rất nhiều thói quen đã bị thay đổi,” ông Thành nhấn mạnh.
Đồng tình với những ý kiến phân tích trên, vị Kinh tế trưởng của VEPR cho rằng trong ngắn hạn, chi tiêu của khu vực công có thể bù đắp được những khó khăn từ dịch bệnh nhưng trong dài hạn là không thể. Do vậy, ông Thế Anh nhấn mạnh, “triển vọng kinh tế Việt Nam những năm sau phụ thuộc nhiều vào việc phát triển thành công vắcxin hoặc thuốc đặc trị trên thế giới. Thêm vào đó, con số tăng trưởng GDP không phản ánh được hết những khó khăn thật của nền kinh tế do chưa thể hiện được đầy đủ khu vực phi chính thức vốn bị ảnh hưởng nặng nề hơn hẳn so với những đợt suy thoái trước đây.”
Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu của VEPR kiến nghị để hướng tới dài hạn, chính sách của chính phủ phải đúng trọng tâm, tránh dàn trải gây tốn kém nguồn lực trong ngắn hạn, (như chính sách giảm giá điện hay tiền thuê đất). Bên cạnh đó, các cấp quản lý cần xây dựng đồng thời các kịch bản ứng phó khác nhau đối với từng cấp độ về bệnh dịch (cấp độ chính sách “hỗ trợ” hay “cứu trợ”). Trong mọi hoàn cảnh, chính sách ban hành phải tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp còn có khả năng hoạt động, những phương án thích ứng-vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch bệnh đồng thời tránh “ngăn sông cấm chợ” cực đoan.
Thêm vào đó, chính sách cũng cần phải phân định đối tượng bị ảnh hưởng khác nhau, như nhóm các doanh nghiệp bị ngừng hoạt động nên có những ưu tiên khoanh/ngưng các chi phí tài chính. Khi đại dịch qua đi, các doanh nghiệp này còn có thể hoạt động trở lại sẽ đưa vào nhóm hỗ trợ khuyến khích tín dụng. Bởi trên thực tế, các chính sách giãn thời gian hay thậm chí là miễn các loại thuế vừa qua hoàn toàn không có tác dụng với nhóm doanh nghiệp này.
Đối với nhóm các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng còn hoạt động, chính sách của Nhà nước cũng cần có tiêu chí phân loại mức độ chịu ảnh hưởng và sự hỗ trợ, như hoãn/miễn đóng bảo hiểm xã hội, tiền thuê đất, lãi vay, giãn thu thuế VAT (mà không phải thuế thu nhập doanh nghiệp). Với nhóm các doanh nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh hoặc có hướng chuyển đổi mô hình kinh doanh hiệu quả, chính sách cần tạo điều kiện về môi trường thể chế và chính sách ngành. Bởi, đây là nhóm gánh đỡ cho cả nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng.
“Chính sách không nên quá tập trung vào một mục tiêu. Các chính sách hiện nay đang tập trung ứng phó với tình hình của dịch bệnh mà thiếu vắng các phương án kinh tế cụ thể sau khi thoát ra khỏi đại dịch,” ông Thành nói./.
Hạnh Nguyễn
Chuyên gia địa ốc dự báo bất ngờ về thị trường bất động sản
Theo một số chuyên gia, nếu dịch Covid-19 kết thúc vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5 thì không có vấn đề gì quá lớn với BĐS, nhưng nếu dịch đến hết tháng 7 thì có thể sức lực của doanh nghiệp chỉ còn khoảng 50%.
Tuy vậy, có những dự báo về kịch bản xấu nhất có thể xảy ra, đó là nếu dịch diễn ra đến gần cuối năm (khoảng tháng 9,10 hoặc sang đầu năm sau) thì có thể BĐS sẽ nằm im, "không nhúc nhích".
Trong báo cáo thị trường quý 1/2020 mới đây, đại diện CBRE Việt Nam đã đưa ra các kịch bản xảy ra đối với từng phân khúc BĐS. Trong đó, với thị trường căn hộ, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung mới ra thị trường có thể đạt khoảng 28.000 căn, tăng 5% so với năm 2019.
Giá chào bán trung bình tăng 5%. Tuy vậy, kịch bản 2 nếu dịch Covid-19 được kiểm soát muộn nhất vào tháng 9/2020, nguồn cung mới sẽ giảm, chỉ đạt khoảng 15.000 căn, bằng 40% so với năm 2019, trong đó giá chào bán trung bình giảm 5%, số lượng căn tiêu thụ trên thị trường có thể giảm 55% so với 2019.
Còn theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, dự đoán dịch Covid-19 có thể xảy ra các kịch bản đối với thị trường BĐS ở các trường hợp. Nếu dịch kéo dài đến hết tháng 4 hoặc tháng 5 thì không có vấn đề gì nhiều với BĐS. Tuy nhiên, các công ty BĐS, các môi giới BĐS cần chuẩn bị tinh thần là dịch có thể kéo dài đến tháng 9 hoặc tháng 10, thậm chí có thể kéo dài qua đầu năm 2021. Vì thế, dự đoán thị trường, nhà đầu tư sẽ tiếp tục khó khăn, giảm giá.
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến tháng 7 thì sức lực của các doanh nghiệp chỉ còn khoảng 50%, vì phải chịu đựng trong vòng 6 tháng. Còn nếu dịch kéo dài đến cuối năm thì kịch bản là sẽ rất nhiều doanh nghiệp BĐS "chết", hoặc còn lại là nằm im, "không nhúc nhích".
"Với bối cảnh như hiện nay, các doanh nghiệp phải nghĩ đến phương án xấu nhất thì mới làm tốt được. Chúng ta phải hiểu rằng, thị trường sẽ tiếp tục khó khăn dù dịch kết thúc sớm hay muộn, từ đó mỗi người có phương án phòng ngừa. Chúng ta cũng đừng hi vọng giá BĐS sẽ giảm sâu sau dịch, cũng đừng hi vọng thị trường BĐS sẽ trở lại nhanh mà điều quan trọng nhất là với tình hình hiện nay cần chuẩn bị sẵn một kế hoạch chi tiết để ứng phó với dịch một cách tốt nhất", ông Quang nhấn mạnh.
Theo vị chuyên gia này, nếu tình huống xấu là dịch kéo dài thì các doanh nghiệp BĐS cần phải hành động bằng cách: Tinh giảm bộ máy, giữ lại khoảng 50% nhân sự, thậm chí còn 30%. Nếu dịch kéo dài đến tháng 7 thì còn 50% nhân sự nhưng dịch kéo dài đến cuối năm thì còn khoảng 30%, đồng thời những chi phí không cần thiết thì bỏ qua.
Đối với sales BĐS, cần làm việc trên 2 nguyên tắc: Một là "sống chết cùng công ty" , hai là chấp nhận làm nhiều, giảm thu nhập. Những môi giới đi cùng công ty lúc khó khăn nhất thì khi công ty "lọt" qua dịch thì đây sẽ là doanh nghiệp "sáng" trên thị trường. Khi đó, nếu thị trường trở lại sớm thì bản thân sales đó sẽ có thuận lợi rất lớn, trường hợp thị trường trở lại chậm thì sales được hưởng lợi từ uy tín của doanh nghiệp.
Theo ông Quang, bản thân sales BĐS phải tồn tại được 12 tháng. Trong khoảng thời gian này phải có lượng tiền mặt để tồn tại. Đồng thời, cũng phải nghĩ đến phương án xấu, không hi vọng dịch kết thúc trong ngắn hạn là nhằm có một phương án tốt nhất để đối phó. Bởi vì, đặt mình trong trường hợp xấu để khi thị trường trở lại sớm hơn dự đoán thì khả năng "bật dậy" với thị trường sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn. Chẳng hạn, sales BĐS phòng ngừa phương án, khoảng tháng 10 dịch mới hết, thị trường mới trở lại nhưng nếu khoảng tháng 4 là thị trường đã trở lại thì khi đó môi giới đến với thị trường sẽ nhanh hơn.
Trong báo cáo thị trường mới đây, Hội môi giới BĐS Việt Nam cũng đưa ra các biện pháp ứng phó của doanh nghiệp BĐS lẫn môi giới BĐS trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể còn diễn biến phức tạp.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp, cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra phương án tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hoá và chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá sản phẩm.
Bên canh đó, doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội. Đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỷ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm.
Ngoài ra, các Sàn giao dịch BĐS nên thực hiện các biện pháp như nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; Cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho Doanh nghiệp; đồng thời, tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới; Duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển; Có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của Công ty, không nên bỏ mặc họ trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội.
Đối với môi giới BĐS, theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, môi giới nên tranh thủ trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân. Song song đó, hỗ trợ, chung tay cùng Doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Hạ Vy
Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2: Khi "nút thắt" được tháo gỡ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức được phép dùng vốn chủ sở hữu để "giải cứu" Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 thoát khỏi bờ vực phá sản. Toàn cảnh dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. (Nguồn: petrovietnam.petrotimes.vn) Sau thời gian dài chờ đợi, "nút thắt" lớn nhất với Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cuối cùng...