Venezuela triệu hồi khẩn cấp Đại biện lâm thời tại Mỹ
Ngày 9/3, Venezuela đã cho triệu hồi Đại biện lâm thời nước này tại Washington để tham vấn khẩn cấp sau khi Tổng thống Barack Obama ra lệnh áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại 7 quan chức Venezuela.
Quan hệ Venezuela – Mỹ đang rơi xuống điểm thấp nhất kể từ khi Tổng thống Maduro lên nắm quyền năm 2013 (Ảnh: NBC news)
Ngoại trưởng Venezuela Delcy Rodríguez loan báo thông tin trên trong bài viết trên trang Twitter.
“Chúng tôi đã triệu hồi Maximilien Arvelaiz, Đại biện lâm thời tại Mỹ, để tham vấn khẩn cấp”, người đứng đầu ngành ngoại giao Venezuela viết.
Trước đó, Ngoại trưởng Rodriguez cũng đã có cuộc điện đàm với ông Arvelaiz về việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với 7 quan chức Venezuela, trong đó có Giám đốc Cơ quan tình báo, Giám đốc Cảnh sát quốc gia và công tố viên Katherine Padron.
Theo sắc lệnh hành chính do Tổng thống Obama ký, 7 quan chức trên của Venezuela sẽ bị phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Mỹ. Mọi công dân Mỹ bị nghiêm cấm có giao dịch làm ăn hay quan hệ tài chính với những người này.
Ngoài ra, Nhà Trắng cũng kêu gọi Caracas trả tự do cho những nhân vật mà Washington gọi là “tù chính trị”, trong đó có hàng chục sinh viên.
“Hành động của Mỹ mang tính can thiệp vào công việc nội bộ của Venezuela và chúng tôi sẽ sớm đáp trả”, Ngoại trưởng Rodríguez phản bác hành động của Washington.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội Venezuela, đồng thời là Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất (PSUV) cầm quyền, ông Diosdado Cabello, cũng lên án các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, cho rằng hành động này nhằm gây bất ổn tình hình chính trị ở quốc gia Nam Mỹ Venezuela.
“Chúng ta sẽ không chấp nhận bất cứ mối đe dọa nào của đế quốc Mỹ”, ông nói trước hàng nghìn người ủng hộ, đồng thời kêu gọi người dân Venezuela đề cao cảnh giác trước những âm mưu gây bất ổn từ bên ngoài.
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Venezuela đang xuống mức thấp nhất kể từ khi Tổng thống Nicolas Maduro lên cầm quyền năm 2013. Mới đây, ông Maduro đã đưa ra các bằng chứng cho thấy phe đối lập và các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Caracas đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính bất thành hôm 12/2 nhằm lật đổ ông.
Nhà lãnh đạo Venezulea còn tuyên bố sẽ cấm cấp thị thực đối với một loạt quan chức Mỹ bị Caracas xếp vào danh sách “khủng bố” và áp đặt hệ thống thị thực bắt buộc đối với tất cả các công dân Mỹ tới nước này.
Căng thẳng giữa hai bên leo thang hơn nữa khi chính phủ Venezuela hôm 2/3 yêu cầu trong vòng 15 ngày Đại sứ quán Mỹ tại Caracas phải cắt giảm hơn 80% nhân sự, giảm từ 100 người xuống còn 17 người, bằng với số lượng biên chế của Đại sứ quán Venezuela tại Washington.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Thông tin chưa từng tiết lộ về nghi phạm vụ Boris Nemtsov
Thông qua lời kể của một số quan chức ở Cộng hòa Chechnya, chân dung về nghi phạm nhận tội ám hại ông Boris Nemtsov dần lộ rõ.
Thông qua lời kể của một số quan chức ở Cộng hòa Chechnya, chân dung về nghi phạm nhận tội ám hại ông Boris Nemtsov dần lộ rõ.
Nghi phạm Zaur Dadaev là người thế nào?
Trong phiên xét xử ngày 8/3, các công tố viên cho biết, nghi phạm Zaur Dadaev hiện không có việc làm. Theo tờ Rosbalt, vào thời điểm bắt giữ, Dadaev không còn là thành viên trong Tiểu đoàn Bắc Akhmad Kadyrov thuộc Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Chechnya của Liên bang Nga.
Dadaev khai rằng, vào tháng 1/2015, nghi can nhận thấy ông Boris Nemtsov đã có những phát ngôn tiêu cực về cộng đồng người Hồi giáo sinh sống ở Nga hay về Nhà tiên tri Muhammed cũng như về đạo Hồi. Là một tín đồ, nghi phạm nói rằng, mình không thể tha thứ cho việc làm này.
Một trong hai nghi phạm chính trong vụ ám sát ông Boris Nemtsov, Zaur Dadaev.
Trên trang mạng cá nhân, người đứng đầu Cộng hòa Chechnya, ông Ramzan Kadyrov bình luận một vài điều quanh lời thú nhận của Dadaev: "Ông Nemtsov có thể đã bị sát hại bởi bình luận thiếu thận trọng về người Hồi giáo".
Người đứng đầu Cộng hòa Chechnya mô tả Dadaev là một "chiến binh dũng cảm" và là "người thực sự yêu nước".
Trước đó, người đứng đầu Cộng hòa Chechnya có đề cập rằng Dadaev đã từng được trao nhiều phần thưởng vì công lao trong các chiến dịch mà nghi phạm này tham gia. Một trong số các phần thưởng mà nghi phạm này được chính quyền Chechnya trao tặng là Huân chương Dũng cảm.
"Zaur là một trong những người lính dũng cảm nhất của trung đoàn. Đặc biệt, trong chiến dịch truy quét nhóm khủng bố gần Benoa, anh ta đã có nhiều đóng góp to lớn. Ngoài ra, anh ta còn được nhận Huân chương Dũng cảm", người đứng đầu Cộng hòa Chechnya cho biết.
Theo các phương tiện truyền thông, nghi phạm Zaur Dadaev đã phục vụ 10 năm trong một đơn vị đặc biệt mà sau này đổi tên thành Tiểu đoàn Bắc Akhmad Kadyrov thuộc Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Chechnya.
Cảnh sát bắt giữ nghi phạm Zaur Dadaev như thế nào?
Một nguồn tin trong lực lượng thực thi luật pháp Nga tiết lộ, các nhà điều tra đã lần ra dấu vết của nghi phạm Dadaev thông qua băng ghi hình từ máy camera giám sát đặt trên khung đường ở Thủ đô Moscow.
Các nghi phạm trong vụ ám sát ông Boris Nemtsov xuất hiện trong phiên tòa ở Moscow ngày 8/3.
Cùng với đó, các nhà điều tra cũng lần ra manh mối dựa trên thẻ SIM mà các nghi phạm này sử dụng. Các dữ liệu trong thẻ SIM được những kẻ tấn công dùng trong thời gian vụ giết hại ông Boris Nemtsov xảy ra đều đã được các nhà mạng lưu lại. Một người dân đã đưa các thẻ SIM này tới cảnh sát. Việc xác định danh tính những kẻ tấn công được giao cho bộ phận kĩ thuật của các nhà mạng di động này.
Thanh Nga (theo Rosbalt)
Theo_Kiến Thức
Phụ nữ được tôn vinh trên khắp thế giới nhân ngày 8/3 Trong Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), tại nhiều nước đã diễn ra các sự kiện tôn vinh nữ giới, trong khi các nhà lãnh đạo thế giới cũng kêu gọi trao thêm quyền cho phụ nữ. Tuần hành nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ tại La Habana, Cuba (Ảnh: Lê Hà/TTXVN) Tại Thái Lan, Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha đã kêu gọi người...