Venezuela: Mỹ quyết thay đổi thân phận ‘kẻ lấp ló cánh gà’
Thế cờ Mỹ khó thay đổi sau khi ông Trump đưa Venezuela và Guaido vào Thông điệp Liên bang năm cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.
Nga chỉ trích tiếp tục Mỹ kiếm cớ can thiệp quân sự vào Venezuela
Reuters đưa tin, phát biểu trong chuyến thăm Mexico hôm 6/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích chính sách đối ngoại của Mỹ ở Venezuela, khi cho rằng Washington đang có hành động khiêu khích để “tạo ra cái cớ cho can thiệp quân sự”.
“Không ai có thể giải quyết vấn đề của người Venezuela thay họ, nhưng những người khác lại có thể ngăn họ đàm phán. Chúng tôi thấy những nỗ lực như vậy nhằm mục đích tạo cái cớ cho can thiệp quân sự”.
Ông Lavrov cũng lên án những nỗ lực loại bỏ ông Maduro, nói rằng các mối đe dọa của Mỹ với Venezuela là phản tác dụng. Ngoại trưởng Nga đổ lỗi cho thủ lĩnh đối lập Guaido làm trì hoãn các cuộc đàm phán với chính phủ Venezuela ở Oslo năm ngoái.
Tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump trong Thông điệp Liên bang đọc trước Quốc hội Mỹ hôm 4/2, đã đưa vấn đề Venezuela vào một phần của nội dung văn kiện chính trị này.
Ngoại trưởng Nga chỉ trích Mỹ kiếm cớ can thiệp quân sự vào Venezuela
Ngoài khẳng định Tổng thống Nicolas Maduro là nhà lãnh đạo bất hợp pháp và thủ lĩnh đối lập Juan Guaido là Tổng thống hợp pháp của Venezuela, vị tổng thống doanh nhân còn mời nhà chính trị trẻ tuổi trực tiếp ngồi nghe ông đọc Thông điệp Liên bang.
“ Mỹ đang dẫn dắt một liên minh ngoại giao gồm 59 quốc gia chống lại Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ông ta là lãnh đạo bất hợp pháp và ngược đãi nhân dân. Chính quyền của Maduro sẽ tan vỡ.
Có mặt tại đây tối nay là một người đàn ông mang theo hy vọng, ước mơ và khát khao của toàn thể người dân Venezuela. Tổng thống thực sự và hợp pháp của Venezuela, Juan Guaido, đang ở cùng chúng ta.
Ngài Tổng thống, xin hãy đưa thông điệp này trở về quê hương. Tất cả người Mỹ đều đoàn kết với nhân dân Venezuela trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ vì tự do. Hãy luôn nhớ rằng sự tự do giúp kết nối tâm hồn“.
Với những lời lẽ trong Thông điệp Liên bang và hành động của Trump mời Guaido dự khán và trực tiếp nghe ông đọc Thông điệp Liên bang cùng những nhà lập pháp lưỡng viện Quốc hội Mỹ, rõ ràng phản ứng của Ngoại trưởng Nga là rất dễ hiểu.
Video đang HOT
Bởi lẽ, Nga và Mỹ đối đầu về vấn đề Venezuela, nơi các công ty dầu mỏ và cố vấn quân sự Nga đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro.
Trong khi đó, Mỹ cùng nhiều đồng minh và các thực thể a dua công nhận thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, người tự xưng là Tổng thống lâm thời hồi tháng 1/2019 và nỗ lực phế truất Maduro nhưng không thành công.
Mỹ quyết thay đổi thân phận của ‘kẻ lấp ló bên cánh gà’ ở Venezuela
Việc Mỹ không thể thành công trong nước cờ của mình ở Venezuela là xuất phát từ vị thế của “kẻ lấp ló bên cánh gà”, mà nguyên nhân là do chính quyền Trump vội vã công nhận Juan Guaido, ngay sau khi nhà chính trị trẻ tuổi “tự xưng vương”.
Vì sau khi chính quyền Trump công nhận Guaido thì Liên Hợp Quốc đã khẳng định chính quyền Tổng thống Maduro là chính quyền duy nhất và hợp hiến, đại diện cho chủ quyền quốc gia của Venezuela.
Khẳng định của LHQ giúp cho chính quyền Caracas và Tổng thống Maduro được gia cố thêm các chân kiềng quyền lực, đẩy Guaido vào thế bất lợi và đưa Mỹ vào vị thế kẻ lấp ló bên cánh gà.
Washington khó có thể trói tay Putin để bắt cọp lớn Maduro
Tệ hại hơn, dựa vào tính hợp hiến của chính quyền Maduro, Tổng thống Putin đã cho thực hiện Thoả thuận hợp tác quân sự giữa Nga với Venezuela, qua đó đầy Mỹ ra xa hơn sân khấu chính trị Venezuela.
Nếu Trump không vội công nhận Guaido, mà sau khi chính trị gia trẻ tuổi “tự xưng vương”, Washington thúc đẩy kênh đối thoại Maduro-Guaido thì mọi mưu đồ Mỹ sẽ dễ dàng thực hiện “như trở bàn tay”. Song mọi việc không thể đảo ngược.
Trong bối cảnh ấy, Washington đã phải lên kịch bản “bắt cọp lớn Maduro”, làm giảm vai trò của Moscow, từ đó tạo điều kiện cho “cọp con Guaido” có thể làm “chúa tể sơn lâm” ở quê hương của những hoa hậu thế giới.
Từ việc Mỹ tuyên bố Maduro vi hiến đến việc các thực thể a dua cáo buộc Maduro nuôi dưỡng khủng bố, bao che tội phạm ma tuý, biến Venezuela thành thiên đường khủng bố… đều nhằm kiếm cớ hợp pháp cho Mỹ vào hang bắt “cọp lớn Maduro”.
Trong kế hoạc bắt cọp, White House được sự phối hợp nhuần nhuyễn của Capitol Hill, mà mục đích là để không những loại bỏ được “cọp lớn Maduro”, mà còn “trói tay Putin” để tạo cơ hội tốt nhất cho “cọp con Guaido diễu võ và dương oai”.
Khi Capiton Hill “song kiếm hợp bích” với White House nhằm “khoá tay Putin” để bắt “cọp lớn Maduro”, đáng chú nhất là gói viện trợ 400 triệu USD phục vụ Dự luật Cứu trợ khẩn cấp, Hỗ trợ dân chủ và Hành động phát triển cho Venezuela.
Dự luật Cứu trợ khẩn cấp, Hỗ trợ dân chủ và Hành động phát triển cho Venezuela do Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez và Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, đồng bảo trợ.
Dường như Washinton chọn “trói Putin” bằng 2 loại dây gần đây họ thường xuyên sử dụng và tỏ ra có hiệu quả. Đó là Tiền và Luật. Bởi Dự luật Menendez-Rubio đi kèm gói tài trợ 400 triệu USD có thể gây phân hoá nội bộ lực lượng ủng hộ Maduro.
Có thể nhận diện đây là cách Washington tăng sức ép của cả “thù trong” lẫn “giặc ngoài” đối với chính quyền Tổng thống Maduro. Điều rất nguy hiểm là cả “thù trong” lẫn “giặc ngoài” đều là người Venezuela.
“Điều này khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với nhân dân Venezuela và Tổng thống lâm thời Juan Guaido, đồng thời gia tăng sức ép chống lại chế độ Nicolas Maduro”, Thượng nghị sĩ Bob Menendez hân hoan.
Dù Donald Trump đưa Venezuela và Juan Guaido vào Thông điệp Liên bang, vị thế Mỹ cũng khó thay đổi
Trong trường hợp này, các nước cờ của Putin xoay quanh quân cờ Maduro sẽ gặp khó, buộc Putin hoặc phải thay đổi nước cờ hay thay đổi thế cờ và có thể phải thay đổi cả quân cờ. Lúc đó việc “bắt cọp lớn Maduro” sẽ rất đơn giản với Mỹ.
Tuy nhiên, khi hiệu quả của việc “siết dây trói Putin” còn chưa thấy đâu thì “cọp lớn Maduro” đã cho “cọp con Guaido” phải “tắt tiếng” tại Venezuela, khi đã thành công trong gạt bỏ nhà chính trị trẻ tuổi khỏi chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội Venezuela.
Việc Juan Guaido không được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội một cách chính thức đã làm thay đổi rất lớn tương quan lực lượng và vị thế giữa lực lượng cầm quyền với phe đối lập trên chính trường và trong đời sống chính trị- xã hội Venezuela.
Điều này cũng khiến cho Mỹ thêm thất thế trước Nga trong ván cờ Venezuela. Đặc biệt là khi Juan Guaido không được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Venezuela một cách chính thức thì Mỹ vẫn không thể thay đổi vị thế của “kẻ lấp ló bên cánh gà”.
Có thể khẳng định, đây chính là lý do mà Tổng thống Trump đưa vấn đề Venezuela vào Thông điệp Liên bang năm 2020 và cho Guaido dự khán để nghe trực tiếp, từ đó hiểu được những gì cần phải làm sau khi đã nhận tiền của Mỹ.
Nhiều nhận định cho rằng, với việc đưa Venezuela và Guaido vào Thông điệp Liên bang, Trump sẽ thay đổi được thế cờ của Mỹ. Tuy nhiên, theo giới phân tích, đây chỉ là hành động “cố đấm ăn xôi” trong bối cảnh Trump đã việt vị quá xa trước Putin.
Chúng ta cùng chờ xem những chuyển động chính trị tại Venezuela và vị thế của Mỹ sẽ thay đổi như thế nào sau khi Donald Trump đưa Venezuela và Juan Guaido vào Thông điệp Liên bang năm cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình.
Ngọc Việt
Theo baodatviet.vn
Phe đối lập Venezuela tái khởi động phong trào chống Tổng thống Maduro
Phe đối lập Venezuela sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trên khắp cả nước với hy vọng làm sống lại phong trào lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro sau nhiều tháng dài không có tiến triển.
Lãnh đạo đối lập Juan Guaido đã bắt đầu phong trào phản đối Tổng thống Maduro từ tháng 1-2019 bằng việc cáo buộc cuộc bầu cử năm 2018 là gian lận và tự phong bản thân là tổng thống lâm thời.
Tuy nhiên, tinh thần cho phong trào này đã yếu ớt dần khi Tổng thống Maduro đứng vững trước mọi áp lực bất chấp nền kinh tế Venezuela đang ngày càng rơi vào khủng hoảng do những lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ông Juan Guaido đã khởi động phong trào chống lại Tổng thống Maduro
"Sự độc tài đã làm người dân Venezuela khổ sở. Họ thậm chí còn không có đủ khả năng để trang trải cuộc sống", ông Guaido viết trên Twitter vào hôm 15-11.
Chính phủ Venezuela đã đóng cửa một vài khu vực tập trung đông người biểu tình tại ga tàu điện ngầm Caracas để sửa chữa và bảo trì. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại cho rằng, đây là nỗ lực nhằm làm suy yếu phong trào biểu tình.
Phe đối lập được cho là đã lấy cảm hứng từ sự từ chức của Tổng thống Bolivia Evo Morales, một đồng minh của ông Maduro và cũng bị cáo buộc gian lận kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, tình hình tại Venezuela có sự khác biệt căn bản khi Tổng thống Maduro vẫn có được sự ủng hộ của quốc hội và Đảng Xã hội cầm quyền. Trong khi đó, quân đội Bolivia là phe ép ông Morales phải từ chức Tổng thống Bolivia.
Theo anninhthudo
Nga công nhận Chủ tịch Quốc hội mới của Venezuela Chính phủ Nga hôm 6/1 ra tuyên bố công nhận việc Quốc hội Venezuela bầu ban lãnh đạo mới. Nga tuyên bố công nhận việc ông Luis Parra được bầu làm chủ tịch mới của cơ quan lập pháp Venezuela. Ông Parra. Ảnh: Albertonews. Theo Bộ Ngoại giao Nga, cuộc bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội mới tại Venezuela là kết quả...