Venezuela: Khu bảo tồn thiên nhiên biển dầu loang tấn công
Các nhà bảo vệ môi trường và phe đối lập với Tổng thống Nicolas Maduro ngày 9/8 cho biết dầu loang không rõ nguồn gốc đang làm bẩn các bãi biển và rừng ngập mặn, nơi có nhiều động thực vật, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên biển ở Venezuela.
Vườn quốc gia Morrocoy bị bao phủ bởi một lớp dầu đen
Trong video do ngư dân quay lại, rừng ngập mặn ở Vườn quốc gia Morrocoy bị bao phủ bởi một lớp dầu đen, trong khi đó các vết dầu loang cũng được quan sát thấy trên các bãi biển. Khu vực ven biển này nằm ở phía tây Caracas, là nơi có hệ động vật phong phú và đa dạng, trong đó có 4 loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng.
Victoria Gonzalez thuộc tổ chức bảo tồn thiên nhiên phi chính phủ Azul Ambientalistas nói với AFP rằng rừng ngập mặn và rạn san hô bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dầu loang. Rừng ngập mặn được coi là vườn ươm của biển, vì nhiều loài sinh vật sống ở đó.
Bà Victoria Gonzalez cho biết thêm: “Chúng tôi không biết đó là dầu hỏa hay dầu mazut, vì PDVSA (công ty dầu khí nhà nước) đã không bình luận gì về vấn đề này”.
Video đang HOT
Theo AFP, cả PDVSA và Bộ Dầu mỏ Venezuela hiện chưa có phản ứng gì.
Thường thu hút nhiều khách du lịch, Vườn quốc gia Morrocoy hiện đang đóng cửa do đại dịch virus corona.
Một số bãi biển bị dầu loang
Theo nghị sĩ đối lập Maria Gabriela Hernandez, đây có thể là do sự cố tràn dầu xuất phát từ nhà máy lọc dầu El Palito, nằm cách Vườn quốc gia Morrocoy khoảng 60 km.
Bà khẳng định trong một phiên họp của Quốc hội rằng “chất cặn dầu” thoát ra ở biển Caribe do nhà máy lọc dầu thiếu bảo trì, một vấn đề lặp đi lặp lại trong lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela trong những năm gần đây.
Trong khi thừa nhận “sự hiện diện của hydrocacbon và các dẫn xuất có thể có”, Bộ Sinh thái Xã hội Venezuela, hoạt động như Bộ Môi trường, cho biết trong một tuyên bố rằng các đội dọn dẹp đã có mặt tại hiện trường.
Các vụ tràn dầu không kiểm soát diễn ra thường xuyên ở Venezuela, do các cơ sở hạ tầng của quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới này không được bảo dưỡng, thậm chí là bỏ hoang. Lĩnh vực dầu mỏ của Venezuela đang sụp đổ. Sản lượng của nước này đã giảm từ 3,2 triệu thùng/ngày cách đây 12 năm xuống còn 400.000 thùng/ngày hiện nay.
Phe đối lập Venezuela và các nhà phân tích chỉ ra tham nhũng và quản lý yếu kém là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong khi Chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đổ lỗi cho lệnh cấm vận của Mỹ đối với dầu thô của Venezuela.
Sao Hỏa cổ đại: Từng được bao phủ trong các tảng băng?
Hành tinh Đỏ thực sự trông như thế nào trong suốt một tỷ năm đầu tiên? Câu hỏi này phần nào được hé mở sau khi các nhà khoa học phân tích hơn 10.000 phân đoạn thung lũng trên sao Hỏa.
Theo đó, các nhà khoa học đã lấy cảm hứng từ đảo Devon ở Bắc Cực thuộc Canada, một nơi khô ráo và lạnh lẽo. Phân tích đã chỉ ra một số thung lũng trên sao Hỏa có thể đã được hình thành bởi một quá trình tương tự như những gì ẩn nấp dưới lớp băng của đảo Devon.
"Nếu bạn nhìn Trái đất từ một vệ tinh, bạn sẽ thấy rất nhiều thung lũng. Một số trong số chúng được tạo ra bởi các dòng sông, một số được tạo ra bởi sông băng, một số được tạo ra bởi các quá trình khác và mỗi loại có hình dạng đặc biệt. Sao Hỏa có thể cũng tương tự như vậy, trong đó các thung lũng trông rất khác biệt với nhau, cho thấy rằng nhiều quá trình đã diễn ra", Anna Grau Galofre, tác giả chính của nghiên cứu mới tại Đại học bang Arizona cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể là dòng nước tan chảy từ băng giữa một tảng băng và mặt đất bên dưới nó. Theo các nhà khoa học, sự xói mòn đó tạo ra một mô hình thung lũng khác với thung lũng tạo ra bởi một dòng sông chảy tự do, và nhiều thung lũng sao Hỏa mà họ nghiên cứu dường như phù hợp hơn với mô hình hình thành từ tảng băng đó.
Grau Galofre và đồng nghiệp của cô bắt đầu với các bản đồ chi tiết được tạo ra bởi Mars Orbiter Laser Altimeter, cao độ kế được lắp trên tàu vũ trụ Mars Global Surveyor của NASA và nghiên cứu Hành tinh Đỏ từ năm 1997 đến 2001. Các nhà khoa học đã phát triển một chương trình kết hợp sáu đặc điểm khác nhau của mỗi phân đoạn trong 10.000 phân đoạn thung lũng, sau đó so sánh từng cụm với các thuộc tính dựa trên bốn kịch bản hình thành khác nhau.
Theo phân tích, 22 trong số 66 mạng lưới được đánh giá là phù hợp nhất với các mô hình được hình thành do nước tan chảy dưới sông băng, các nhà nghiên cứu kết luận. Chín mạng lưới phù hợp nhất với mô hình hình thành bởi chính sông băng, trong khi 14 mạng lưới khác phù hợp nhất với mô hình được hình thành bởi các dòng sông. Hầu hết các mạng lưới còn lại không đủ rõ ràng để phù hợp cho một kịch bản hình thành cụ thể.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, các thung lũng trông giống như chúng được hình thành do nước tan chảy bên dưới sông băng trải dài khắp sao Hỏa, trong khi những thung lũng được hình thành bởi các con sông tập trung xung quanh Arabia Terra, một khu vực đặc biệt cổ xưa của sao Hỏa, theo NASA.
Các dòng sông và nước tan chảy trượt xuống dưới sông băng ngụ ý một điểm khác biệt chính về môi trường xung quanh là nhiệt độ. Các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu mới của họ rất phù hợp với các lý thuyết gần đây rằng sao Hỏa có thể lạnh hơn trong thời cổ đại so với các giả thuyết khác đã đưa ra.
"Trong 40 năm qua, kể từ khi các thung lũng của sao Hỏa được phát hiện lần đầu tiên, giả định rằng các dòng sông đã từng chảy trên sao Hỏa, làm xói mòn và bắt nguồn tất cả các thung lũng" - Grau Galofre nói - "Chúng tôi đã cố gắng kết hợp mọi thứ lại với nhau và đưa ra một giả thuyết có lý hơn cả".
Ngắm những loài chim quý ở vườn quốc gia Hoàng Liên Vườn quốc gia Hoàng Liên có nhiều loài chim đẹp, có hình thù cổ quái và màu sắc kỳ lạ mà rất ít người có cơ hội được chiêm ngưỡng. Vườn quốc gia Hoàng Liên nằm ở độ cao từ 1.000-3000m so với mặt biển trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Vườn có kiểu sinh thái rừng nhiệt...