Venezuela huy động 100.000 người tập trận “răn đe” Mỹ
Venezuela ngày 14/3 đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự kéo dài 10 ngày, với sự tham gia của 80.000 binh sỹ và 20.000 người dân, trong hành động nhằm bảo vệ đất nước khỏi mối đe dọa từ Mỹ.
Các binh sỹ Venezuela tham gia một cuộc mít tinh tại Caracas ngày 14/3 (Ảnh: AP)
Các binh sỹ Venezuela cùng nhiều khí tài hạng nặng như tên lửa vác vai, máy bay chiến đấu, xe bọc thép đã bước vào ngày diễn tập đầu tiên hôm thứ Bảy trên khắp cả nước. Tổng thống Nicolas Maduro khẳng định cuộc diễn tập là cần thiết để ứng phó với mối đe dọa ngày càng lớn từ Washington.
Một số quốc gia Nam Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Caracas, và chỉ trích cách Mỹ áp đặt lệnh cấm vận đối với một số nhà lãnh đạo Venezuela.
Hồi đầu tuần, Mỹ đã tuyên bố trừng phạt một số quan chức quốc gia Nam Mỹ, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, đồng thời khẳng định Venezuela là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ, một thủ tục thường được thực hiện trước khi công bố các lệnh cấm vận.
Tổng thống Maduro tuyên bố sẽ có những bước đi cần thiết để bảo vệ Venezuela khỏi sự hiếu chiến của Washington.
Bộ trưởng quốc phòng Vladimir Padrino Lopez đã tuyên bố mở màn các cuộc huấn luyện tại Fort Tiuna ở thủ đô Caracas, căn cứ quân sự lớn nhất Venezuela. Ông Lopez tin rằng các lệnh cấm vận của Mỹ tạo thành “một mối đe dọa hiển hiện với chúng ta”, và các lực lượng vũ trang phải sẵn sàng đảm bảo sự độc lập của đất nước.
Về phần mình, Mỹ phủ nhận tuyên bố của Maduro rằng nước này đang tìm cách làm suy yếu chính phủ Venezuela và hối thúc Caracas tập trung vào các vấn đề nội địa.
Lực lượng hải quân Venezuela tập trận tại biển Caribbe trong khi các binh sỹ bảo vệ các nhà máy lọc dầu lớn nhất của nước này trước một cuộc tấn công giả định. Hàng nghìn dân thường thì mặc áo đỏ của cuộc cách mạng xã hội, do cố Tổng thống Hugo Chavez khởi xướng 15 năm trước, diễu hành cổ vũ.
Cũng trong ngày thứ Bảy, khối UNASUR gồm 12 quốc gia Nam Mỹ đã phản đối việc Mỹ gọi Venezuela là một mối đe dọa. Đại diện các quốc gia này gặp kín tại Ecuador để rà soát lại tình hình tại Venezuela cũng như hành động trừng phạt mới đây của Mỹ.
Video đang HOT
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AP
Cựu Thủ tướng: Nhật nên đầu tư vào Crimea, bỏ trừng phạt Nga
Bất chấp khuyến cáo của Tokyo, cựu Thủ tướng Hatoyama vẫn đến Crimea và tuyên bố Nhật nên công nhận quy chế của bán đảo và dỡ bỏ lệnh cấm vận Nga.
Nhật nên công nhận Crimea và dỡ bỏ trừng phạt Nga
Ngày 10-3 vừa qua, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đã sang thăm bán đảo Crimea (Crimea) thuộc Nga, bất chấp khuyến cáo của Bộ Ngoại giao nước này. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã ra tuyên bố khiến chính trường Nhật "dậy sóng" là Tokyo cần công nhận quy chế của Crimea và dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.
Cựu Thủ tướng Nhật đưa ra tuyên bố trên trong chuyến thăm Simferopol - thủ phủ của bán đảo này. Trong chuyến thăm, ông đã gặp gỡ phái viên toàn quyền của Tổng thống Nga ở Crimea là ông Oleg Belaventsev và người đứng đầu nước cộng hòa Sergey Aksenov và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Konstantinov.
Vị cựu Thủ tướng của "đất nước mặt trời mọc" cho rằng, Nhật Bản có nghĩa vụ phải công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea bởi trong thời gian chuyến thăm, ông đã hoàn toàn tin tưởng vào sự đồng lòng nhất trí của người dân bán đảo này trong việc sáp nhập vào thành phần Liên bang Nga.
Ông Hatoyama tỏ ra không hài lòng với việc đất nước ông đang đi theo đường lối mà Washington đặt ra và cho rằng đã đến lúc Nhật Bản cần thức tỉnh và hiểu biết thực tế. Hãy để mặc các nước khác tiếp tục chính sách trừng phạt chống lại nước Nga, nhưng Tokyo phải độc lập từ bỏ chính sách này.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama
Trước đó, cựu Thủ tướng Hatoyama đã quyết định tiến hành chuyến thăm này, bất chấp khuyến cáo của Tokyo. Bộ Ngoại giao nước này đã khẩn khoản đề nghị ông hoãn chuyến đi với lý do, một chuyến thăm như vậy "có thể được hiểu như sự công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea".
Được biết, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama là Chủ tịch Ban tổ chức Liên hoan Văn hóa Nga thường niên sẽ khai mạc ở Tokyo vào tháng 5 tới.
Trong khuôn khổ hoạt động chuẩn bị cho liên hoan, ông Hatoyama quyết định tiến hành chuyến thăm này vì tin rằng, Tokyo đã không có thông tin đầy đủ về thực tế sự sáp nhập của Crimea vào Nga và muốn đích thân tiếp xúc với người dân trên bán đảo để xác nhận về thái độ của họ về vấn đề này.
Vao ngay cuôi cung chuyên thăm Crimea 12-3, phai đoan Nhât Ban do cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama dân đâu, đa đên thăm thành phố Sevastopol. Trong 3 ngày thực hiện chuyến thăm, ông đã đi thăm và tân măt nhin thây thai đô cua cư dân đôi vơi viêc trơ vê vơi Nga.
Tai cuộc họp báo ngay 11-3, ông Yukio Hatoyama đa nói rằng, cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 16 tháng 3 năm 2014 đa tiên hanh trong bâu không khi hoa binh, theo quy chê dân chu, kết quả của nó biểu hiện ý chí của cư dân ban đao Crimea là muốn trở về với Liên bang Nga.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama khuyên Nhật nên công nhận Crimea và dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga
"Tôi tin chăc rằng, cách tô chưc cuộc trưng cầu dân y trên ban đao Crimea, cach giai quyêt vân đê lanh thô thông qua cuôc trưng câu dân y đươc tô chưc theo nguyên tăc dân chu sẽ đi vao lịch sử như một trong những sự kiện quan trọng nhất thế giới.
Ông Hatoyama phê phán truyền thông Nhật không tuyên truyền sự thật
Cựu Thủ tướng Nhật nói rằng, trong cộng đồng thế giới vẫn co thê nghe thây nhưng lời chỉ trích cuôc trưng câu dân y ơ Crimea, dương như hoat đông nay mâu thuẫn với hiến pháp Ukraine.
Tuy nhiên, ông thấy rất hài lòng khi xác thực được sự thật là cuộc trưng cầu dân y ơ Crimea phu hơp vơi pháp luật, kê ca vơi phap luât Ukraine và quan trọng nhất là nó phù hợp với lòng người. Rât tiêc, các phương tiện truyền thông cua Nhật Bản không noi toan bô sư thât vê cac sự kiện đã diễn ra trên bán đảo này.
Theo lơi ông Hatoyama, nếu Nhật Bản không tham gia các biện pháp trừng phạt chống Nga, thi đa co thê giúp đỡ Crimea trong sự hồi sinh tiềm năng công nghiệp. Nganh công nghiệp cua Crimea đã không phát triển trong thời gian ban đao vao thanh phân Ukraine, nhưng vân duy tri tiềm năng.
Nhât Ban co thê chuyển giao cac công nghệ tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp, những kinh nghiệm và kiến thức của Nhật Bản sẽ có ích cho sự phát triển của bán đảo đồng thời Nhật cũng sẽ thu lợi rất nhiều trên mảnh đất tràn đầy tiềm năng mà chưa được khai phá hết này.
Ông Hatoyama cho rằng Nhật nên đầu tư vào công nghiệp Crimea
Cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama tuyên bố, ông sẽ sẵn sàng đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ văn hóa và nhân văn giữa khu vực mơi trong thanh phân Liên bang Nga và Nhật Bản. Thông qua sự phát triển cac mối quan hệ văn hóa và con người có thể tạo điều kiện đê giai quyêt cac vân đê, bao gồm ca các vấn đề chinh tri.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đa chi trich chuyên thăm Crimea cua vị cựu Thủ tướng này. "Hành vi của ông Hatoyama là hết sức thiếu thận trọng và vô cùng đáng tiếc đối với một người từng là Thủ tướng" - Thư ký Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đa noi như vậy.
Mặc dù trên thực tế, cựu Thủ tướng Yukio Hatoyama hiên nay không thê tac đông manh đên đương lôi chinh tri va cac quyêt đinh cua chinh phu. Song, ngươi dân Nhât Ban vân se được biêt ân tượng của ông vê chuyến đi Crimea, từ đó sẽ khuyến khích họ đặt câu hỏi và xem xet tình hình dưới góc nhìn khác.
Trên thực tế, đây là một phần trong những muc tiêu mà ông Hatoyama vơi tư cach Chu tich Hôi hữu nghị "Nhật Bản-Nga" cần phải đạt được.
Được biết, chuyến thăm của ông Hatoyama diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật đang cân nhắc cung cấp một khoản vay hàng tỷ USD cho chính quyền Kiev tái thiết đất nước, đồng thời Thủ tướng Abe cũng vừa tuyên bố, tình hình Ukraine hiện chưa cho phép xem xét tư cách thành viên G-8 của Nga.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Tokyo ngày 11-3 vừa qua, ông Abe tuyên bố, "căn cứ vào tình hình hiện nay ở Ukraine thì những điều kiện cho việc khôi phục định dạng G-8 (tức khôi phục tư cách thành viên cho Nga) còn chưa hội đủ".
Theo Toàn Thắng
Đất Việt
Trung Quốc bắt tay Nga bất chấp cấm vận phương Tây Bắc Kinh một lần nữa khẳng định thúc đẩy hợp tác kinh tế và ngoại giao với Nga bất chấp lệnh trừng phạt từ phương Tây áp dụng với Moscow do cuộc khủng hoảng Ukraina. TQ nhấn mạnh, quan hệ hai nước dựa trên "nhu cầu chung". Ảnh: Getty Images "Sự hợp tác thiết thực giữa TQ và Nga dựa trên nhu cầu...