Vén màn những bí mật các cửa hàng thời trang thường che giấu bạn
Cửa hàng thời trang ẩn chứa “ma lực” gì khiến bạn luôn mua sắm nhiều hơn dự tính?
Đã bao giờ bạn rời khỏi cửa hàng và bất ngờ với những món bạn đã mua? Bước vào một cửa hàng thời trang, bạn đã vô tình rơi vào hằng hà sa số chiêu thức kinh doanh vô cùng thông minh của các nhà bán lẻ. Dù không thể phủ nhận hình thức bài trí giúp khách hàng cũng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn nhưng việc nắm bắt những bí mật này sẽ giúp bạn mua sắm có chọn lọc hơn.
1. CHIÊU THỨC RÈM CỬA
Tại sao cửa hàng thời trang lại sử dụng rèm cho phòng thay đồ thay vì dùng một chiếc cửa chắc chắn? Chiếc rèm cửa chính là một công cụ đắc lực, hỗ trợ nhân viên trong việc “hối thúc” bạn, không để bạn mất quá nhiều thời gian cho thời gian thử quần áo. Điều này bắt buộc bạn phải hoàn toàn tập trung vào việc thử và quyết định lựa chọn món đồ mình đang ướm trên người.
(Ảnh: Thegalerie)
(Ảnh: archilovers)
2. CHIẾC GƯƠNG BÊN NGOÀI PHÒNG THAY ĐỒ
Các cửa hàng không bao giờ quên phải thiết kế thêm một chiếc gương trong phòng thay đồ, để khách hàng có thể thuận tiện hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Thế nên, nếu bạn bước vào một phòng thay không có gương, bạn đã chnhs thức đã rơi vào một chiếc lược kinh doanh thông minh của cửa hàng thời trang ấy. Chủ cửa hàng mong muốn bạn có thể tương tác nhiều hơn với nhân viên, nghe những ý kiến mát tai từ họ, để phần nào nhanh chóng đưa ra quyết định.
(Ảnh: archilovers)
(Ảnh: room discovery)
3. ÁNH SÁNG KỲ DIỆU
Video đang HOT
Bên trong phòng thay đồ của Victoria’s Secret lúc nào cũng có một ánh đèn màu hồng nhẹ nhàng, có thể khiến tâm trạng của khách hàng cảm thấy thoải mái và làn da họ cũng trở nên sáng hơn bình thường.
Đèn dọc theo thân gương cũng là xu hướng đèn phổ biến trong phòng thay đồ tại các cửa hàng thời trang hiện nay. Ánh đèn ấy giúp bạn cảm thấy thân hình thon gọn và gương mặt trở nên hồng hào. Hơn thế nữa, khách hàng thường bị thu hút vào những khu vực được chiếu sáng tốt. Đo đó, đừng bất ngờ khi bạn luôn bị thu hút vào những chiếc kệ trưng bày nhiều chiếc túi đắt tiền.
(Ảnh: room discovery)
(Ảnh: Simone Fiorini)
4. CHIẾC THẢM SANG TRỌNG
Không phải chỉ vì mục đích trang trí, thảm trải sàn có chức năng giúp bước chân của bạn chậm lại, từ đó mà có nhiều thời gian tiếp cận các chiếc kệ trưng bày sản phẩm. Đây cũng là chìa khóa then chốt tại các hàng bán giày, bạn có xu hướng ở lại lâu hơn vì thảm làm chân thoải mái.
(Ảnh: Carine Gilson)
5. CHIẾC CỬA SỔ TÀNG HÌNH
Một trong những chiếc lược thành công nhất để giữ khách hàng ở lại cửa hàng lâu hơn đó là giấu đi cửa sổ. Bước vào cửa hàng với ánh sáng của đèn công nghiệp và bạn hoàn toàn mất đi ý thức về thời gian.
(Ảnh: Phillip Lim)
Khách hàng sẽ dành thời gian để đắm chìm vào những kệ đầy ắp quần áo, giày, túi xách mà khái niệm thời gian không còn quan trọng nữa. Từ đó, họ tiếp tục “mắc bẫy” của chủ cửa hàng và mua nhiều hơn dự tính là vì thế.
(Ảnh: Behance)
6. CHIẾN LƯỢC ƯU ĐÃI
Các cửa hàng thường sử dụng khái niệm “neo giá”, bằng cách bày bán những món hàng tương tự ở gần nhau nhưng mức giá lại vô cùng chênh lệch. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy họ có thể mua được món đồ có chất lượng tốt với giá rất rẻ, dù so với thị trường giá của chúng vốn đã đắt hơn.
(Ảnh: Las mejores fotos)
7. TRÒ CHƠI CỦA NHỮNG CON SỐ
Có một lý do nhất định khi giá của các món hàng luôn kết thúc bằng 9 và 0. Cửa hàng đặt giá kết thúc bằng số 0 cho những món hàng được mua nhiều nhất, để đảm bảo khách hàng tin tưởng về chất lượng và giá trị thật của sản phẩm. Đối với các sản phẩm kết thúc bằng 9, khách hàng sẽ có cảm giác rằng nhà phân phối đã giảm thiểu tối đa chi phí và đưa ra mức giá tốt nhất cho món hàng. Vì vậy, họ làm bạn mua sắm với sự tin tưởng tuyệt đối về giá trị của sản phẩm.
(Ảnh: KickAlert)
8. CHIẾN THUẬT “BÀN TAY PHẢI”
Có thể bạn chưa biết rằng đa số chúng ta thuận tay phải, nên có xu hướng bị hút về bên phải nhiều hơn. Hiểu được điều ấy, các doanh nghiệp đã thông minh sắp xếp sản phẩm một cách thật khéo léo. Họ đặt những món đồ đang được ưa chuộng về bên phải để chắn chắc rằng ai cũng thấy và sẽ mua chúng.
(Ảnh: Des Petits Hauts)
Theo elle.vn
Topshop phá sản tại mỹ, đóng cửa 11 cửa hàng
Thương hiệu sẽ đóng cửa 11 cửa hàng tại các thành phố lớn như New York, Los Angeles, Miami và Chicago.
Công ty mẹ của Topshop, tập đoàn Arcadia, đệ đơn xin phá sản tại Mỹ. Toàn bộ 11 cửa hàng Topshop tại Mỹ sẽ đóng cửa. Chưa kể, thương hiệu cũng sẽ khai tử 12 cửa hàng Topshop khác tại Anh. Sa thải hơn 500 nhân viên.
Những bài toán sai lầm của tỷ phú Philip Green, chủ sở hữu Topshop
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của tập đoàn Arcadia. Ví dụ, các scandal xung quanh tỷ phú Philip Green về vấn nạn trốn thuế thu nhập cá nhân. Ông bị gọi là "Donald Trump" của Anh vì có các hành vi kỳ thị người da màu và sàm sỡ phụ nữ. Chưa kể quý ngài còn thường xuyên rút quỹ tiền lãi cổ phần Arcadia cho gia đình, thay vì tái đầu tư cho các thương hiệu. Có hàng tá lời kêu gọi tẩy chay các thương hiệu của tập đoàn Arcadia vì những lý do này.
Tuy nhiên, vấn nạn lớn nhất hẳn là vì Topshop đã không còn cạnh tranh lại các thương hiệu trẻ hơn. Ví dụ, Pretty Little Thinghay ASOS. Topshop đi theo hướng kinh doanh thời trang nhanh, tức thương hiệu phải liên tục cập nhật các mẫu thiết kế mới. Nhưng Topshop lại không "nhanh" bằng ASOS hay Pretty Little Thing.
Chưa kể, trong nhiều năm qua, Topshop cũng mất đi những gương mặt hạng sao quảng bá cho thương hiệu.
Pretty Little Thing là một thương hiệu thời trang nhanh giá siêu rẻ. Đặc biệt được ủng hộ bởi nhà Kardashian. Trong khi đó, ASOS lại đặc biệt tập trung vào phân khúc thời trang công sở giá hữu nghị.
Từ Kate Moss đến Beyoncé
Dòng thời trang Kate Moss thiết kế cho Topshop từng khiến giới trẻ điên đảo. Ấy vậy mà năm 2010, siêu mẫu Kate Moss ngừng hợp tác với thương hiệu. Nguồn tin nội bộ cho biết sản phẩm của cô đã không còn bán chạy. "Tin lề đường" lại cho rằng cô bị soán ngôi bởi con gái của ngài tỷ phú. Chloe Green, con gái Philip Green, rất mê thiết kế thời trang. Ngài tỷ phú quyết định dành hẳn một vị trí thiết kế cho con gái mình. Chloe Green đã thay thế Kate Moss ở vị trí cầm trịch cho các bộ sưu tập đặc biệt.
Sau đó, ông lại cãi cọ với ca sỹ Beyoncé. Trước đây, nữ ca sỹ da màu từng hợp tác với Topshop cho ra mắt dòng trang phục thể thao Ivy Park. Đột nhiên năm nay, Beyoncé thông báo đã mua lại 50% cổ phần từ ngài Philip Green. Cô không thông báo vì sao, nhưng các fan cho rằng Beyoncé không muốn bị liên can đến ngài Philip Green, người có quá nhiều scandal. Beyoncé đã mang dòng Ivy Park đến Adidas từ tháng 4/2019 năm nay.
Beyoncé và ngài Philip Green tại buổi lễ ra mắt Topshop, Topman tại Mỹ
Không còn hai chữ "tỷ phú"
Tập đoàn Arcadia tại Anh đã phải đóng cửa 200 cửa hàng, tính tổng thể đến nay. Ví dụ Miss Selfridge, Dorothy Perkins, Burton... Việc Topshop phá sản tại Mỹ đã chính thức gạt cái tên Philip Green khỏi nhóm tỷ phú của Anh. Hiện tại, tập đoàn đã bàn thảo kế hoạch tái gầy dựng kinh doanh, nhưng chưa có kết quả khả quan.
Theo bazaarvietnam.vn
Topshop đệ đơn phá sản tại Mỹ, đóng cửa toàn bộ cửa hàng Thương hiệu thời trang bình dân Anh Quốc Topshop chuẩn bị đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ vì kinh doanh thua lỗ. Năm 2009, thương hiệu thời trang bình dân đình đám Anh Quốc Topshop chính thức đổ bộ vào nước Mỹ với tham vọng tạo nên một đế chế hùng mạnh tại đây. Năm 2019 đánh dấu kỷ niệm...