Về ‘xứ nẫu’ Bình Định nếm món tré đậm vị đồng quê
Được bọc trong hình hài trông như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu được treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường, tré Bình Định là một trong những mồi nhậu không thể thiếu của người dân bản địa ăn kèm cùng với rượu bầu đá.
Món tré không những có cái tên độc đáo mà cách gói trong nắm rơm khô cũng khiến nhiều quan khách ấn tượng khi đi qua những con đường bày bán món ăn này.
Món tré Bình Định có hình thức mộc mạc được gói bởi lớp rơm khô, buộc chặt 2 đầu, bên trong là phần thịt tré.
Món tré là đặc sản của Bình Định
Theo cách làm tré ngon của người dân nơi đây: Thịt tré gồm 2 phần: Thịt đầu heo và thịt ba chỉ heo; gia vị tẩm ướp gồm mè, hạt tiêu, tỏi, muối, riềng đặc biệt là phần nêm nếm thính và bột nêm cho vừa vặn. Thịt đầu gồm phần tai, mũi, miệng được sơ chế khử mùi bằng muối trắng sau đó luộc chín và vớt ra nhúng ngay vào nước lạnh. Bằng cách này, thịt tré sẽ giòn, không kết dính, ngấm thính đều hơn.
Video đang HOT
Món tré với đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, chua, cay và chát thường được dùng như món khai vị trong các bữa tiệc.
Món tré trộn sau khi được tẩm ướp sẽ được bọc trong lớp lá ổi già cho dậy mùi thơm. Ngoài cùng là lớp rơm khô và được cố định lại bằng lạt tre được chẻ mỏng thủ công. Sau 2 3 ngày, tré lên men và bắt đầu dậy vị chua nhẹ cùng vị thơm nồng của riềng, tỏi là sẵn sàng lên bàn nhậu tiếp đãi thực khách gần xa.
Phần rơm được người dân đập bỏ hạt sau đó phơi khô tự nhiên chính vì vậy phần rơm vẫn giữ được mùi thơm man mát của lúa chín.
Thịt tré được bọc bằng một lớp lá ổi bên ngoài
Lá ổi bọc ngoài phải chọn những lá già để mùi thơm đậm hơn. Từng lá được rửa kỹ càng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mùi thơm của thính kết hợp với mùi đặc trưng của lá ổi và phần rơm bọc ngoài thơm mùi lúa chín. Tất cả tạo nên một món ăn mang hương vị đồng quê mộc mạc, chân chất mà bạn không thể bỏ qua nếu ghé thăm vùng đất Bình Định.
Khi thưởng thức tré, sau khi lột lớp rơm và một lớp nilon ở ngoài, người ta dùng đũa đánh tơi phần thịt để lớp thính đều hơn. Trên bàn nhậu, lá ổi được giữ lại để ăn kèm với thịt tré; trên bàn tiệc, tré được dùng làm món khai vị.
Tré là món ăn, món quà độc đáo cho hầu hết khách du lịch gần xa
Để thưởng thức món ăn trọn vẹn hơn, người ta thường ăn kèm với bánh đa và các loại rau sống chấm cùng với nước mắm có pha thêm tỏi ớt hoặc tương ớt cho dậy vị, đánh thức vị giác của thực khách.
Bất cứ ai có dịp ghé qua Bình Định, người ta đều muốn mang những “nắm rơm cuốn 2 đầu” về làm quà cho người thân ở nhà. Món tré có thể để trong ngăn mát tủ lạnh hàng tháng mà hương vị vẫn vẹn nguyên, từ đó mà món ăn này đã trở thành món quà độc đáo cho hầu hết mọi khách du lịch gần xa.
Đậm đà tré Bình Định
Anh bạn đón tôi ở ngay trung tâm TP.Quy Nhơn khi hoàng hôn chưa kịp buông xuống phố biển. Trong ánh đèn vàng, tôi thấy những chiếc tré đặc sản Bình Định treo lủng lẳng ở các tiệm ven đường.
Nguyên liệu để làm nên món tré nức tiếng đều là những nguyên liệu quen thuộc của địa phương: thịt tai heo, thịt đầu heo, thịt ba chỉ cùng gia vị mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
Thịt heo được chần qua nước sôi rồi ngâm trong nước lạnh để thịt giòn và không bị dính, dùng dao thái nhanh tay, sau đó nêm nếm muối, tiêu cho vừa miệng ăn. Trộn thịt với riềng, tỏi đã thái mỏng, thính gạo đã được giã nhỏ cho đều. Tiếp đến là khâu gói tré, một khâu rất kỳ công và quan trọng để làm tré ngon. Trải lá chuối ra, lá ổi non rửa sạch, xếp phẳng phiu và trải đều hỗn hợp tré vừa đủ lên trên, cuốn lại cho thật chặt, chắc tay. Sau đó, tré được khoác bên ngoài lớp "áo" rơm lúa mới dày, bó chặt hai đầu bằng lạt. Cách gói công phu này giúp món tré Bình Định có thể để lâu nhiều ngày. Tré được ủ lên men một cách tự nhiên, sau 2 - 3 ngày sẽ tự chín, các gia vị thấm đều vào nhau...
Mười mấy năm mới được gặp lại bạn, giờ chỉ có tôi và bạn ngồi bên nhau cùng đặc sản tré Bình Định trứ danh (ảnh), vừa luyên thuyên bao câu chuyện vừa thưởng thức hương vị không thể lẫn vào đâu của món ăn đặc sắc này.
Bột sắn chấm nước mắm: Nghe kỳ lạ nhưng là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người Những tưởng tuổi thơ ngày xưa chỉ có món bột sắn nấu với chút đường, ai ngờ đâu ở Bình Định còn có cả bột sắn chấm nước mắm nữa đó. Cái thời mà điều kiện sống còn khó khăn, đồ ăn thức uống chẳng mấy đa dạng chứ nói chi đến các món ăn chơi của tuổi nhỏ. Hồi đó, ngay cả...