Về vùng sông nước thưởng thức những món ăn dân dã khó quên
Thưởng thức những món ăn dân dã của vùng sông nước miền Tây sẽ làm ta thêm yêu vùng đất này
5 món sau đây khiến nhiều người nhớ miền Tây đến da diết. Và nếu chưa có dịp đến miền sông nước của đồng bằng sông Cửu Long, đây chính là động lực khiến bạn xách ba lô lên ngay lập tức.
Miền Tây có hai nơi nổi tiếng nhất với lẩu mắm, đó là Cần Thơ và Đồng Tháp Mười. Bạn có thể thưởng thức ở cả hai nơi, nhưng nói chung lẩu mắm ở đâu cũng ngon.
Gọi là lẩu mắm vì nước dùng được chế từ nước hầm xương và mắm cá (thường là mắm cá sặc, cá linh vốn chỉ có ở miền Tây).
Nồi lẩu mắm 160.000 đồng tại Sa Đéc (Đồng Tháp) đủ cho 2-3 ngườic.
Lẩu mắm hấp dẫn ở nồi nước dùng với vị ngọt từ xương, thơm nồng từ mắm cá không thể nhầm lẫn với bất cứ món nào khác. Tuy nhiên, nếu vượt qua nỗi sợ về mùi, chắc chắn bạn sẽ được thưởng thức món ngon khó quên trong đời.
Lẩu mắm còn đặc biệt với nhiều món ăn kèm: cá tra hoặc cá ba sa, cá linh (nếu bạn đi đúng mùa nước nổi), tôm sú, mực, thịt ba rọi. Rau ăn kèm cũng tạo nên thương hiệu cho món ăn này với bông điên điển (mùa nước nổi mới có nhiều) chua chua ngọt ngọt, bông súng, rau đắng, rau nhút, rau muống, rau rút…
Nếu may mắn được đặt chân tới Cần thơ “gạo trắng nước trong”, chắc chắn bạn phải nếm thử món bánh xèo củ hủ dừa.
Củ hủ dừa thực chất là phần cao nhất, non nhất trên đọt cây dừa. Nó có màu trắng, vị giòn ngọt thanh mát. Củ hủ dừa kết hợp với đậu xanh nguyên hạt, thịt xay, tôm, giá đỗ… làm nhân khiến chiếc bánh xèo có vị rất lạ, vừa đậm đà, thơm bùi lại vừa ngậy.
Chiếc bánh xèo củ hủ dừa khá lớn, màu vàng rộm, ăn kèm với rất nhiều loại rau “không tên”. Bạn có thể tìm đến quán bánh xèo Bảy Tới (khu Cái Sơn Hàng Bàng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) để thưởng thức món ăn đặc biệt này.
Một trong những điều đặc biệt nhất về món bánh này nằm ở rau ăn kèm. Một đĩa rau đầy ắp gồm nhiều loại: rau cải bẹ, lá lộc vừng, rau diếp, tía tô, xà lách và vô số các loại lá khác khó nhớ tên.
Bánh chỉ ăn kèm với rau và nước chấm, chứ không có bánh tráng cuốn bên ngoài như cách ăn của người miền Bắc, miền Trung. Chính vì ăn kèm với rất nhiều rau, nên dù bạn lỡ “bị nghiện” mà thưởng thức đến chiếc bánh thứ hai cũng không hề ngấy.
Bánh cống
Không chỉ có đặc sản bánh xèo củ hủ dừa, thủ phủ miền Tây còn một món ăn khác mà bạn nên thưởng thức: bánh cống. Quán ngon nức tiếng mà người dân Cần Thơ truyền tai nhau có tên bánh cống Cô Út (đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ).
Chiếc bánh cống được chiên ngập dầu nên vỏ rất giòn, béo ngậy. Bánh thường được chia thành 4 miếng, vị ngon từ nhân được làm từ thịt, đậu đỗ nguyên hạt, tôm, hành lá…
Bánh cống ăn kèm với nhiều loại rau: rau cải bẹ, rau diếp, rau kinh giới… quyện với nước chấm mặn ngọt cay. Món ăn này có mặt ở nhiều địa phương của miền Tây, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh cống Cần Thơ, bởi chìa khóa mang tên bột gạo.
Những món bánh miền Tây luôn nổi tiếng bởi chính sự bình dị. Bánh cống cũng vậy. Trước đây, nhân bánh rất đơn giản nhưng hiện nay đã được cách tân, tạo nhân bánh cầu kỳ hơn.
Bạc Liêu vốn nổi tiếng với công trình kiến trúc nghệ thuật Nhà hát Cao Văn Lầu dựng theo mô hình ba chiếc nón lá. Nhưng nếu đờn ca tài tử là đại diện nổi bật cho âm nhạc xứ Bạc Liêu, món bún bò cay là đại diện ẩm thực mà bạn sẽ ấn tượng khi rời khỏi nơi này.
Video đang HOT
Món bún bò với độ cay “tê lưỡi”. Địa chỉ yêu thích của nhiều người dân Bạc Liêu là để thưởng thức món ăn này là quán Phương Đông (đường Ngô Quyền).
Bạn đừng vội liên tưởng đến món mì cay 7 cấp độ – trào lưu mới nổi dạo gần đây. Bún bò cay có màu đỏ tự nhiên của ớt, độ sánh đậm của nước dùng và những miếng bắp bò to, vừa dai vừa mềm.
Bạn có thể yêu cầu nhà hàng chế biến ít cay, cay vừa hoặc rất cay tùy theo khả năng “chịu đòn” của vị giác. Bún bò cay thưởng thức cùng quẩy, giá đỗ và rau sống.
Sóc Trăng là điểm đến không thể thiếu trong hành trình rong ruổi miền Tây. Đã tới đây, bạn phải thưởng thức món bún nước lèo ngon trứ danh. Địa chỉ nhiều người tìm đến để thưởng thức món ăn này là quán bún nước lèo Cây nhãn trên đường Võ Đình Sâm.
Bún nước lèo đặc biệt bởi nước dùng có vị đậm, thơm.
Bún nước lèo còn được gọi là bún mắm, vì nguyên liệu chính là mắm cá. Loại mắm này là đặc sản ẩm thực có xuất xứ từ người Khmer. Trong tô bún còn có thịt heo quay, nõn tôm, thịt cá và một chút lá hẹ.
Bún nước lèo Sóc Trăng với nước dùng trong veo nhưng vẫn đậm đà vị mắm được xếp hàng đầu trong những món bún ngon nhất miền Tây, cùng bún cá Châu Đốc và bún nước lèo Kiên Giang, Trà Vinh.
Món ngon nổi tiếng Sóc Trăng
Đến Sóc Trăng, tham quan những điểm du lịch hấp dẫn, nhưng bạn cũng đừng bỏ lỡ thưởng thức những món ngon hấp dẫn ở đây.
LẨU MẮM
Món lẩu mắm như là sự kết tinh đầy đủ các sản phẩm từ ruộng đồng, ao hồ, sông nước, biển cả gồm: cá, tôm, ốc, thịt bò, thịt heo, mực... quy tụ các loại rau đồng, vườn nhà 4 mùa sẳn có như: rau muống, rau dừa, bông súng, giá sống, hẹ lá, rau đắng, ngò om, bông bí, cần nước, rau nhút, cù nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, cà tím, nấm rơm, đọt xoài, đọt chùm ruột...cùng với món ăn kèm là bún hoặc cơm trắng.
BÚN NƯỚC LÈO
Bún nước lèo là món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng.
Bún nước lèo nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Nước dùng được nấu từ dừa, sả, và một số loại mắm của người Khmer. Điểm trên bát bún là thịt lợn thái mỏng, tép, cùng ít gia vị như ớt, các loại rau.
Địa chỉ: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm, chắc ăn nhất là phải hỏi dân địa phương chùa Năm Ông ở đâu vì quán nằm xéo chùa (hỏi tên Võ Đình Sâm chắc ít ai biết vì dân địa phương không quen nhớ tên đường mà chỉ nhớ địa danh).
BÚN GỎI DÀ
Giá và bún được trụng trong nước súp đậm đà rồi cho vào tô, thêm thịt ba chỉ thái sợi, tép, chút tương mặn và ớt bằm, ăn kèm xà lách và rau thơm. Điều khiến du khách không thể quên ở món ăn này là cách làm nước dùng gồm me chua, tương mặn khiến nước dùng rất đậm đà.
Địa chỉ: Quán Bún gỏi ở đầu đường Nguyễn Văn Hữu (chỉ bán buổi sáng).
BÚN VỊT NẤU TIÊU
Thịt vịt ướp với tiêu cùng các gia vị khác rồi nấu sơ qua, đổ vào nước dùng được ninh bằng xương và nước dừa tươi, ăn kèm giá đô, rau muông bào, bắp chuôi bào, rau quế... rất hấp dẫn.
MÌ SỤA
Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng. Người ta có thể chế biến mì sụa xào cùng các loại rau, nấm và hải sản hay thịt lợn, gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt. Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng.
BÒ NƯỚNG NGÓI
Trước đây người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày.
Địa chỉ: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
CHÁO LÒNG BƯNG CÓC
Được nấu bằng gạo ngon với cật, tim, gan, cuống họng, cuống phổi... Tuy nhiên, nét độc đáo của cháo lòng Bưng Cóc chính là món dồi heo được chế biến để ăn kèm.
CHÁO CÁ LÓC RAU ĐẮNG
Gạo, cá lóc và rau đắng được chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền. Vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh rất quyến rũ. Muốn có được tô cháo ngon, người nội trợ phải lựa rất kĩ. Gạo phải là gạo ngon, tròn, đều hạt, cá phải là cá lóc tròn mình và lớn trên 1 kg. Đương nhiên không thể thiếu các gia vị như tương hột, nấm rơm, gừng hành, mắm muối và rau đắng.
Một tô cháo cá lóc - rau đắng ngon cũng không thể thiếu được các loại gia giảm như giá sống, chút gừng non xắt nhuyễn, tất cả trộn đều và rắc thêm chút tiêu ngào ngạt.
Dù bộn bề công việc, nhưng nếu có dịp ghé Sóc Trăng, bạn hãy bớt chút thời gian để thưởng thức bát cháo cá lóc - rau đắng nóng hổi. Thưởng thức vị ngọt đậm của cá của quyện trong vị cay của ớt và chút nhận đắng từ rau, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà nhưng rất bình dị của mảnh đất
Địa chỉ tham khảo: Quán Cháo nằm ngay ngã 4 Đường Trần Hưng Đạo - Phú Lợi (Trước cổng Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng). Quán bán bắt đầu lúc 5g chiều cho đến khoảng 11g tối. Nước chấm tại quán này góp phần làm cho món cháo ngon. Giá cả cũng rất phải chăng, khoảng 5.000 đồng một tô.
BÁNH PÍA
Các công đoạn làm bánh pía khá cầu lý và đòi hỏi sự khéo léo. Bột làm vỏ bánh phải trải qua nhiều công đoạn như trộn, nhào, cuộn...rồi cán thật mỏng. Nhiều người cho rằng bánh pía ngon nhất khi thưởng thức cùng một tách trà nóng. Cắn một miếng bánh nhỏ rồi nhâm nhi cùng ngụm trà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, béo ngậy mà không ngán của bánh pía tan nơi đầu lưỡi.
BÁNH CÓNG
Cũng như bún nước lèo, bánh cóng (hay bánh cống) vốn là đặc sản của đồng bào Khmer. Để có được chiếc bánh cóng ngon, người làm bánh phải vô cùng cẩn thận để lựa chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo tẻ ngon, ngâm qua 2 đêm rồi mới đem xay để lấy bột. Nhân bánh là hỗn hợp của tôm tươi hấp cách thủy, đậu xanh đồ chín còn nguyên hạt, thịt nạc xay mịn.
Đĩa bánh cóng hấp dẫn với nhiều màu sắc.
Địa chỉ: Quán Bánh nằm ở đường Phan Bội Châu (sân quần vợt P3 cũ). Thức ăn quán này đa dạng, giá dao động 5.000 đồng/tô, nếu thêm thịt ba gọi và tép bổ sung thì thêm khoảng 4-5.000 đồng/dĩa.
VŨ SỮA TÍM ĐẠI TÂM
Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt. Mùa vú sữa chín ở xã Đại Tâm bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến ra Giêng.
Do đặc thù là vùng đất giồng cát cao, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây vú sữa nên Đại Tâm được xem là "thủ phủ" vú sữa đầu tiên ở Sóc Trăng khi toàn xã có hàng chục ngàn cây vú sữa được trồng rải đều tại các ấp.
BƯỞI NĂM ROI KẾ THÀNH
Ngoài vú sữa tím Đại Tâm, bưởi năm roi Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng là trái cây đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Với đặc điểm có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, có vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín, nên bưởi năm roi Kế Thành rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
CÁ BỐNG SAO CÙ LAO DUNG
Cá bống sao là món ăn đặc sản ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cá bống sao có đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Thịt cá bống sao màu đỏ, săn chắc rất ngon. Người ta thường dùng cá kho tiêu hoặc kho khô, địa phương gọi là "kho chồn". Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.
Cá làm sạch ướp nước mắm, bột ngọt, nước màu... chừng 1 tiếng cho thấm rồi mới bắc lên kho. Bạn có thể kho khô rồi rắc tiêu thật cay hay kho sền sệt để chấm rau luộc, dưa leo hoặc có thể kho sả ớt để có ơ cá cay xé, thơm lừng ăn với canh rau tập tàng hoặc rau má. Nhiều người không thích mùi tanh của cá hay chọn cách kho sả ớt để đánh bạt mùi tanh đặc trưng của cá bống sao, ăn ngon miệng hơn.
HỦ TÍU CÀ RI VĨNH CHÂU
Nói đến món đặc sản hủ tíu thì không thể không nhắc đến hủ tíu Mỹ Tho hoặc hủ tíu Nam vang (xuất xứ từ Campuchia) nổi tiếng từ xưa đến nay, nhưng ít ai biết rằng ở một xứ sở hành tím như Vĩnh Châu cũng có một món đặc sản không thua kém đó là hủ tíu cà ri.
LẠP SƯỜN
Nếu các món chả không thể thiếu trong những ngày Tết ở Sóc Trăng thì lạp xưởng là món ăn cũng được ưa chuộng trong những ngày này. Lạp xưởng được chế biến từ người Hoa ở Sóc Trăng.
Trước đây người ta chế biến lạp xưởng chủ yếu từ thịt heo, nhưng sau đó "sáng tạo" thêm, nào là bò, tôm, trong đó lạp xưởng tôm là món ngon nhất vì hương vị tôm thanh tao nhẹ nhàng, ăn nhiều vẫn không bị ngấy.
Lạp xưởng được chế biến sẵn chỉ cần mua về sơ chế lại là dùng được. Món ăn dễ làm của lạp xưởng là đem lên chiên, nướng hay hấp ăn kèm với củ kiệu, dưa chua trong những ngày Tết để chống ngán.
QUÀ MANG VỀ
- Bánh Pía: có hương vị thơm ngon rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của trứng vịt muối, vị ngon bùi của đậu xanh, khoai môn, và vỏ bánh nướng vàng giòn tan.
- Bánh cống: có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp.
MUA SẮM Ở SÓC TRĂNG
Đến thăm Sóc Trăng, du khách vào Chợ Sóc Trăng trung tâm thành phố, ở đây có bán đủ mặt hàng của 03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống, rau, quả, trái cây,... cho đến các món ăn là đặc sản của địa phương như: bánh Pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xả pấu,...Đây là những phần quà không thể thiếu của du khách sau chuyến du lịch tại Sóc Trăng.
Món ngon nổi tiếng Bạc Liêu Đến với Bạc Liêu, bạn không chỉ được thăm quan những địa điểm thú vị mà món ăn đặc sản ở Bạc Liêu cũng là những thứ bạn không thể nào bỏ qua. BỒN BỒN Dưa chua bồn bồn là món ăn bình dân khá quen thuộc của người dân Bạc Liêu. Làm sạch củ non của bồn bồn, trụng qua nước sôi,...