Về Uông Bí ăn đặc sản khoai lang “hai nước”
Khoai lang “hai nước” là cách người dân xã Điền Công, TP Uông Bí, nói về sản vật nổi tiếng của địa phương.
Xã Điền Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh có hệ thống sông, kênh và cửa biển bao quanh. Những cánh đồng “hai nước” nằm ở khu vực bãi bồi trong đê Điền Công. Cái tên “hai nước” bắt nguồn từ việc bãi bồi nằm tại khu vực cửa sông đổ ra biển, là vùng giao giữa hai thứ nước – nước ngọt của sông và nước mặn của biển. Tiếp nhận dinh dưỡng từ hai dòng nước nên những cây trồng trên mảnh đất này có những ưu thế rất riêng.
Nông dân xã Điền Công thu hoạch khoai lang. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Cây khoai lang từ lâu đã trở thành cây trồng quen thuộc của nông dân xã Điền Công. Chính chất đất chua mặn của vùng nước lợ đã tạo nên hương vị thơm ngon đặc biệt cho khoai lang ở đây. Khoai Điền Công bở chắc, ruột màu vàng tươi, ngoài vị ngọt còn có chút mặn đằm, rất dễ ăn mà lại không ngán.
Video đang HOT
Khoai lang Điền Công có thể chế biến được nhiều món như: luộc, hấp, chiên, làm bánh, nấu chè. Với món khoai luộc không nên cho quá nhiều nước và để lửa to, nước sôi mạnh có thể làm khoai bị nát. Đối với món khoai chiên nên chú ý chiên ngập dầu, nhiệt độ dầu từ 150 – 160 độ C để dầu không bị cháy khét làm mất mùi của khoai.
Khoai lang chiên vàng ruộm, món ngon từ khoai lang Điền Công. Ảnh: baoquangninh.com.vn
Khoai lang thường được xuống giống vào tháng 8, tháng 9 của năm trước và thu hoạch vào tháng 4, tháng 5 của năm sau. Nếu có dịp đến Uông Bí, hãy về Điền Công để thưởng thức đặc sản khoai lang “hai nước” nổi danh của địa phương này.
Khoai deo: Đặc sản dân dã, thấm đượm tình quê Quảng Bình
Nhắc đến đặc sản Quảng Bình thì nhất định không thể nào bỏ qua món khoai deo mộc mạc, dân dã nhưng lại có sức hấp dẫn lạ kỳ. Du khách khi đến với mảnh đất miền Trung này đều dễ "gửi tim mình lại" vì chính những điều dung dị, ấm áp mà nơi đây có sẵn.
Quảng Bình vốn là mảnh đất quanh năm phải gánh chịu nắng gió khắc nghiệt của thiên nhiên. Có lẽ vì thế mà những củ sắn, củ khoai từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong đời sống người dân năm tháng khốn khó. Nhưng điều đặc biệt là khoai Quảng Bình trồng trên đất cát mang mùi vị rất đặc trưng, bùi bùi, ngọt ngọt khác hẳn những vùng khác.
Khoai lang dân dã được chế biến đa dạng thành nhiều món ăn ngon như khoai lang nướng, nấu súp, khoai lang chiên... nhưng đến với dải đất nhỏ Quảng Bình bạn còn được thưởng thức món khoai lang mang tên khoai deo.
Khoai deo được chế biến rất dễ, với nguyên liệu chính là những củ khoai lang sống. Theo lời người dân, khoai lang sau khi thu hoạch về thì không nên chế biến ngay mà phải đợi một thời gian cho khoai ráo nước, nhưng nhất định không được mọc mầm. Khi bề ngoài củ khoai không còn căng mọng thì đem rửa sạch rồi sau đó luộc chín.
Công đoạn tiếp theo chính là bóc lớp vỏ khoai, thái lát mỏng rồi phơi dưới trời nắng to trong khoảng thời gian từ 7 - 9 ngày. Khoai deo ngon thường có màu cánh gián, khi ăn bạn dễ dàng cảm nhận được độ dẻo, ngọt thơm và vị bùi.
Đến Quảng Bình bạn sẽ nghe nói rằng: "Người làm nên miếng khoai deo ngon là một nghệ nhân, người biết thưởng thức khoai deo lại là một nghệ sĩ". Bạn nên cắn miếng khoai deo một cách chậm rãi, từ từ cảm nhận được vị ngọt bùi, thơm ngon tuy mộc mạc nhưng lại khó có thể trộn lẫn bất cứ nơi đâu.
Với những người con Quảng Bình xa quê thì món khoai deo chính là món quà quê giản dị mà thân thương vô ngần. Và những vị lữ khách đến Quảng Bình cũng rất thích thú thưởng thức món đặc sản dẻo dẻo, dai dai rất lạ miệng. Bạn cũng có thể mua khoai deo mang về làm quà tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi.
Đổi vị với món phở chua đặc sản Lạng Sơn Không chỉ góp mặt trên bàn ăn trong những ngày lễ Tết, phở chua còn là món quà thiết đãi khách quý đến chơi nhà của người dân Lạng Sơn. Du lịch Lạng Sơn không chỉ hấp dẫn bởi những địa danh nổi tiếng như chùa Tam Thanh, phố Kỳ Lừa mà còn bởi một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đặc...