Vệ tinh GOCE tiết lộ cấu trúc bề mặt dưới lớp băng Nam Cực
Mặc dù đã hoàn thành nhiệm vụ trên quỹ đạo hơn sáu năm trước, vệ tinh đo lực hút trái đất GOCE của Cơ quan Vũ trụ châu Âu – ESA vẫn tiếp tục mang lại những hiểu biết sâu sắc mới về hành tinh của chúng ta.
Phác họa cấu trúc vỏ trái đất dưới lớp băng Nam Cực.
Nhờ có vệ tinh phi thường này, các nhà khoa học giờ đây đã có cái nhìn rõ ràng hơn về những bí mật nằm sâu bên dưới một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới: Nam Cực. Và trong khi dải băng trắng rộng lớn phía trên có thể xuất hiện tương đối đồng đều, thì đó là một câu chuyện rất khác bên dưới nền đá của nó.
Nam Cực có một lớp băng dày tới 4km, gió và nhiệt độ lạnh có thể xuống tới -60oC khiến nơi đây trở thành một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất. Những trở ngại đó cộng với khoảng cách địa lý xa xôi khiến lục địa băng giá rộng lớn này trở nên rất khó khăn và tốn kém để nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về những gì nằm sâu bên dưới. Rất may, dữ liệu được thu thập từ không gian có thể cung cấp thông tin mà các thí nghiệm hiện trường không thể thực hiện.
Vệ tinh GOCE.
Một bài báo được công bố gần đây trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Solid Earth, mô tả cách các nhà khoa học sử dụng dữ liệu trọng lực từ vệ tinh GOCE cùng với các mô hình địa chấn để hé lộ cái nhìn sâu sắc chưa từng thấy về lớp vỏ và lớp phủ phía trên, hay còn gọi là thạch quyển, bên dưới lớp băng của Nam Cực.
Tiến sĩ Pappa, Đại học Kiel ở Đức cho biết: “Hiện tại chúng tôi có thể đưa ra kết luận về những điều như độ sâu của quá trình chuyển đổi từ lớp vỏ sang lớp phủ và các phép đo này khác nhau đáng kể trên khu vực 14 triệu km2 diện tích Nam Cực. Ở bên dưới phía Tây Nam Cực, lớp vỏ trái đất tương đối mỏng ở khoảng 25 km và lớp phủ có độ nhớt ở mức dưới 100 km. Mặt khác, ở phía Đông Nam Cực là một lá chắn rắn chắc của lục địa cổ. Ở đây, lớp đá phủ vẫn có đặc tính rắn ở độ sâu hơn 200 km”.
Lớp băng phủ bề mặt ở Nam Cực.
Việc tìm hiểu cấu trúc 3D chiều sâu của Nam Cực cũng đã dẫn đến những phát hiện về việc tan chảy của lớp băng trên bề mặt.
Phó giáo sư Wouter van der Wal, Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan, cho biết: “Đây là một quá trình quan trọng quyết định cách thức Nam Cực phản ứng với việc băng mỏng đi ở hiện tại và quá khứ. Chúng tôi đã tìm thấy những thay đổi lớn về nhiệt độ lớp phủ bên dưới lục địa, dẫn đến sự nâng cao và lún xuống của mặt đất với tốc độ rất khác nhau trên khắp lục địa. Những hạn chế mới về độ dày lớp vỏ và thạch quyển cũng là mấu chốt trong nhiệm vụ ước tính luồng nhiệt từ địa nhiệt ở Nam Cực và ảnh hưởng của nó đến sự tan chảy dưới lớp băng và dòng chảy băng”.
Video đang HOT
Nhà địa vật lý Fausto Ferraccioli, Cơ quan khảo sát Nam Cực của Anh, nhận xét, những phát hiện mới về cấu trúc sâu của Nam Cực cũng rất quan trọng để hiểu về kiến tạo. Từ nghiên cứu này có thể thấy mối liên hệ trước đây giữa Nam Cực và các lục địa khác như Úc, châu Phi và Ấn Độ.
Nhà khoa học Roger Haagmans của ESA lưu ý: “Đây là những phát hiện quan trọng trong bối cảnh hiện nay để tìm hiểu sự thay đổi mực nước biển do hậu quả của việc mất băng từ Nam Cực. Khi khối lượng băng bị mất, mặt đất rắn ảnh hưởng ngược lại và hiệu ứng này cần được tính đến khi thể tích băng thay đổi. Điều này có thể được xác định tốt hơn một khi cấu trúc và thành phần của bên trong trái đất được hiểu rõ hơn”.
Cùng quan sát sự phơi bày các lớp vỏ trái đất dưới lớp băng Nam Cực:
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/ESA
Vỏ ốc hoá thạch giúp con người tìm ra nguyên nhân khiến Trái đất ngày càng ô nhiễm?
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern, Mỹ thực hiện những nghiên cứu trên vỏ ốc hóa thạch nhằm tìm ra nguyên nhân làm Trái đất ngày càng ô nhiễm.
Theo Daily Mail, một báo cáo mới đây cho biết, sự kiện một tiểu hành tinh xóa sổ sự tồn tại của khủng long đã giáng một đòn mạnh vào Trái đất, nơi vốn luôn trong tình trạng căng thẳng, không ổn định và đang đứng trên bờ vực của thảm họa.
Carbon dioxide (CO2) được tạo ra bởi núi lửa ở Ấn Độ hiện đại tạo ra các đại dương có tính axit làm tan một phần vỏ sò và ốc sên. Theo dõi cách những sinh vật này thay đổi theo thời gian cho thấy hành tinh đang vật lộn với lượng CO2 cao trong khí quyển.
"Trái đất rõ ràng đang bị 'căng thẳng' trước hoạt loạt các sự kiện tuyệt chủng khủng khiếp", ông Benjamin Linzmeier từ Đại học Northwestern (Mỹ) cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, từ những hiểu biết về phản ứng của Trái đất đối với các đợt nóng lên toàn cầu trước đây, chúng ta có thể làm sáng tỏ cuộc chiến của nhân loại trước cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra.
(Ảnh: Northwestern University)
Một vỏ ốc hóa thạch được tìm thấy ở Nam Cực sắp được phân tích trong phòng thí nghiệm. Hình thái của vỏ thay đổi khi đại dương trở nên axit hơn do nồng độ carbon dioxide tăng.
Bẫy Deccan - một mảng núi lửa rộng 200 000 dặm vuông đã phun trào trong thời gian dài và phun ra một lượng lớn khí nhà kính. Các đại dương hấp thụ CO2 và trở nên có tính axit hơn, lần lượt ảnh hưởng đến các động vật sinh sống trong đó.
Điều này cũng dẫn tới sự thay đổi của các vỏ hóa thạch cổ ở Nam Cực làm xuất hiện giai đoạn hậu va chạm với tiểu hành tinh Chicxulub, tạo nên sự hỗn loạn với Trái đất.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern đã đo thành phần đồng vị canxi của ngao hóa thạch và vỏ ốc. Đồng thời, họ liên kết hình thái thay đổi của các hóa thạch với các vụ phun trào dai dẳng của bẫy Deccan.
"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy môi trường đã thay đổi trước tác động của tiểu hành tinh. Những thay đổi đó dường như tương quan với sự phun trào của Bẫy Deccan", tiến sĩ Linzmeier, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.
Một hóa thạch, được thu thập từ Nam Cực trong phòng thí nghiệm tại Đại học Northwestern, Mỹ. (Ảnh: Northwestern University)
Nhà nghiên này cũng cho rằng, tác động của tiểu hành tinh trùng với sự mất ổn định chu trình carbon trước đó. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có câu trả lời cho những gì thực sự gây ra sự tuyệt chủng.
Vỏ ốc có thể mang lại manh mối quan trọng thể hiện mức độ carbon dioxide trong lịch sử biến động của khí quyển. CO2 làm tăng tính axit của các đại dương làm thay đổi cách hình thành vỏ ốc, do nước có tính axit hơn có thể hòa tan vỏ canxi cacbonat.
Bằng phương pháp mới được phát triển tại Đại học Northwestern, các loại canxi một đồng vị có thể được phát hiện. Các vỏ canxi này sẽ được hòa tan, chuyển dạng sang chất cơ bản và được đưa vào các máy phân tích khác nhau, gồm cả máy quang phổ khối.
(Ảnh: Northwestern University)
Việc có thể hiểu hành tinh đã phản ứng với mức độ carbon dioxide cao như thế nào trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu được tình hình thảm khốc của ngày nay với lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng.
"Chúng tôi có thể đo lường các biến thể đồng vị canxi với độ chính xác cao", Tiến sĩ Andrew Jacobson, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Ông nói thêm, nhóm nghiên cứu kỳ vọng được thấy một số thay đổi trong thành phần của vỏ nhưng sự thay đổi xảy ra nhanh chóng trong thực tế đã khiến họ ngạc nhiên.
Bên cạnh đó, họ cũng rất ngạc nhiên khi không thấy nhiều thay đổi liên quan đến sự tuyệt chủng của loài khủng long.
(Ảnh: Northwestern University)
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã đo thành phần đồng vị canxi của ngao hóa thạch và vỏ ốc từ trước khi khủng long tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng việc có thể hiểu hành tinh đã phản ứng với mức độ carbon dioxide cao như thế nào trong quá khứ có thể giúp chúng ta hiểu được tình trạng lượng khí thải nhà kính ngày càng tăng như hiện nay.
"Ở một mức độ nào đó, chúng tôi nghĩ rằng các sự kiện axit hóa đại dương cổ đại tốt cho những gì đang xảy ra với khí thải CO2 do con người tạo ra", tiến sĩ Jacobson nói.
Nghiên cứu này sẽ được công bố trong số tháng 1/2020 của tạp chí Địa chất Geology.
Theo vtc.vn
NASA vô tình phát hiện bí mật sốc chôn giấu trong băng ở Nam Cực Các nhà khoa học NASA vừa có một khám phá bất ngờ ẩn dưới lục địa băng giá Nam Cực. Nam Cực là lục địa cực nam của Trái đất. Vùng đất băng giá là nơi sinh sống của khoảng 1.000 nhà khoa học, những người thường xuyên phải chiến đấu để sinh tồn trong nhiệt độ -90C, khi họ cố gắng tìm...