Vệ tinh gián điệp vô tình chụp được 400 “bóng ma” thời La Mã
Quá trình giải mật các vệ tinh gián điệp của quân đội Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã vô tình tiết lộ hàng loạt “kho báu khảo cổ” hàng thế kỷ đang ẩn mình ở Trung Đông.
Theo Live Science, 400 “ bóng ma” bí ẩn, xuất hiện mờ nhạt, nhiều hình thù trong ảnh vệ tinh gián điệp chính là tàn tích của các pháo đài nằm dọc theo biên giới phía Đông của Đế chế La Mã cổ đại, tiếp giáp Ba Tư.
Cụm cấu trúc khổng lồ trải rộng trên diện tích 300.000 km vuông, từ khu vực sông Tigris ở Iraq ngày nay đến vùng đồng bằng sông Euphrates ở Syria.
Một “pháo đài ma” vừa được tìm thấy trong cụm 400 cấu trúc trải rộng trên địa phận Iraq – Syria ngày nay. Ảnh: ANTIQUITY
Sự phân bố từ Đông sang Tây của các pháo đài cho thấy chúng được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông thương xuyên biên giới, chứ không phải để đẩy lùi quân xâm lược, theo bài công bố vừa được đăng tải trên tạp chí Antiquity.
Video đang HOT
Theo GS nhân chủng học Jesse Casana từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, hệ thống công sự này từng được biết đến và các nhà sử học – khảo cổ học đã tranh luận về mục đích người La Mã xây dựng chúng từ thập niên 30 của thế kỷ trước.
116 pháo đài đã được các cuộc khảo sát bằng phương pháp chụp ảnh trên không những năm 1920-1930 tiết lộ.
Tuy nhiên, vệ tinh gián điệp cũ của Mỹ đã tiết lộ cụm pháo đài với một quy mô lớn hơn, chi tiết hơn, nhằm tìm lại một đoạn lịch sử đã mất của hai đế chế hùng mạnh cổ đại La Mã – Ba Tư, không chỉ nổi tiếng về sức mạnh quân sự mà còn là văn hóa, công nghệ, hoạt động giao thương.
“Việc phân tích cẩn thận những dữ liệu mạnh mẽ này có tiềm năng to lớn trong những khám phá tương lai ở vùng Cận Đông và xa hơn nữa” – GS Casana nói.
Phát hiện cũng đặc biệt quý giá do được ghi nhận từ những năm 1960-1970. Nhiều “bóng ma” thấy được trong hình ảnh vệ tinh đến nay đã bị xóa nhòa bởi tự nhiên và cả các tác động nhân tạo như các khối đô thị đè lên bên trên. Vì vậy, đó sẽ là bản đồ “vàng” cho các cuộc khai quật.
Hãi hùng 'bóng ma' dị long răng cá mập hiện ra giữa công viên
Thời tiết nóng và khô ở bang Texas - Mỹ đang khiến một loạt hóa thạch quý hiếm tự động lộ diện, là những bóng ma của một cuộc chiến quái thú cổ đại.
Theo BBC, đó là một loạt vết chân hằn sâu trong đá đã tự lộ diện với thế giới sau 110 triệu năm tuyệt tích. Chúng thuộc về Acrocanthosaurus và Sauropodseidon, hai loài quái thú từng hùng cứ mảnh đất nay là miền Tây nước Mỹ suốt thời đại khủng long.
Các "bóng ma khủng long", là dấu chân 3 ngón gây kinh hãi của dị long răng cá mập Acrocanthosaurus - Ảnh: BBC
"Theo một cách nào đó, nó gần giống như một cuộc truy tìm kho báu" - Giám đốc truyền thông Paul Baker của Công viên tiểu bang Thung lũng khủng long, nơi các hóa thạch vừa xuất hiện, nói với CNN.
Theo ông Baker, chưa bao giờ nhiều dấu chân khủng long như thế được phát hiện tại cùng một địa điểm. Trước đó, bùn và điều kiện ẩm ướt đã che lấp, bảo quản chúng. Nhưng thời tiết khô nóng đã trở thành một cuộc khai quật tự nhiên.
"Chân dung" Acrocanthosaurus - Ảnh: BBC
Dựa theo các dấu vết, những con Acrocanthosaurus 3 ngón - thuộc dòng họ Carcharodontosaurids, tức "dị long răng cá mập", xuất hiện khắp khu vực.
Acrocanthosaurus có vẻ ngoài khá giống khủng long bạo chúa T-rex. Dòng họ dị long răng cá mập của nó cũng cùng thuộc một nhóm lớn hơn là "khủng long chân thú" với T-rex.
Với hàm răng kinh khủng, móng vuốt sắc, Acrocanthosaurus là một trong những động vật săn mồi đỉnh cao của kỷ Phấn Trắng. Con lớn nhất từng được ghi nhận có chiều dài hơn 11 m, nặng hơn 7 tấn.
Tại mảnh đất này, Acrocanthosaurus thậm chí săn đuổi các Sauropodseidon, một loài thuộc dòng họ Sauropod, tức "khủng long chân thằn lằn" hiền lành dù có kích thước to lớn nhất trong thế giới khủng long.
Các Sauropodseidon được khai quật tại Mỹ có chiều dài khi còn sống trên dưới 30 m, cao 6-7 m, nặng khoảng 40-60 tấn.
Hóa thạch dấu chân trông có vẻ không "hoành tráng" như các bộ xương nhưng là lại hóa thạch đặc biệt quý giá với ngành cổ sinh vật học.
Chúng chính là "phim âm bản" giúp các nhà khoa học có thể tìm hiểu chi tiết về hình dáng bên ngoài, lớp da, cách mà sinh vật đó đã di chuyển, săn mồi... Nhờ đó tái hiện lại hình dạng chuẩn xác hơn của những con quái thú đã tuyệt chủng này.
Vệ tinh chụp được 'kim tự tháp' ở Nam Cực, cư dân mạng đồn đoán do người cổ đại xây từ 10.000 năm trước Đến nay, các nhà khoa học vẫn tranh cãi về thứ mà vệ tinh chụp được là kim tự tháp hay chỉ là một đỉnh núi. Vệ tinh bất ngờ tìm thấy "kim tự tháp" bí ẩn Vào năm 2016, cư dân mạng xã hội rầm rộ chia sẻ một bức ảnh về một "kim tự tháp" mới được vệ tinh Google Earth...