Về Tây Ninh khám phá tháp cổ
Nói đến các di chỉ kiến trúc đền, tháp thờ tự tín ngưỡng tôn giáo xây dựng bằng gạch nung chồng khít, người ta thường nghĩ ngay đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Việt Nam.
Tuy nhiên, có lẽ không phải ai cũng biết ở Tây Ninh cũng có 02 di chỉ kiến trúc tháp tương tự thuộc nền văn hoá Óc Eo – một nền văn hoá cổ mà một phần không gian của nó nằm dưới bề mặt của đồng bằng Nam Bộ ngày nay. Tháp cổ Bình Thạnh và tháp Chót Mạt là hai công trình kiến trúc độc đáo còn khá nguyên vẹn của nền văn hóa Óc Eo hiếm hoi còn sót lại trên mảnh đất Tây Ninh.
Ảnh: Đỗ Thành Nhân
Theo các nhà nghiên cứu, tháp cổ Bình Thạnh được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến khoảng thế kỷ thứ IX, tức là cách đây hơn 1.000 năm. Qua bao thăng trầm của lịch sử, tháp cổ này vẫn giữ lại được gần như nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, đó cũng là một phần của lịch sử đất nước ta.
Tháp cổ Bình Thạnh được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật tương tự như ở các đền tháp Chăm nổi tiếng ở miền Trung nước ta. Kỹ thuật xây dựng này đã bị thất truyền từ lâu và vẫn là một bài toán chưa có lời giải đối với khoa học. Các viên gạch được xếp chồng lên nhau, các khe gạch rất khít. Các nhà nghiên cứu cho rằng, các viên gạch được liên kết với nhau bởi một chất kết dính nào đó. Cũng có giả thuyết cho rằng, các viên gạch được xếp chồng lên nhau, sau đó người xưa dùng lửa để nung các viên gạch dính liền với nhau. Nhưng đến bây giờ, tất cả cũng chỉ là giả thuyết.
Tháp có nền hình vuông, cao 10m, mỗi cạnh 5m, được xây dựng đúng bốn hướng, cửa chính mở về hướng Đông, trước mặt là hình vuông, ba mặt Tây – Nam – Bắc đều có cửa “giả” được đắp nổi các hoa văn, trang trí tinh xảo. Cửa chính Đông được xây nhô hẳn ra ngoài khung cửa là bốn phiến đá được đục, đẽo, mài nhẵn các cạnh, một tấm đặt ngang phía dưới, hai bên khoét hai lỗ tròn để gắn con quay cánh cửa, tấm thứ tư đặt ngang phía trên tạo thành một khung cửa đá vững chắc, rộng 1m, cao 2m.
Về điêu khắc, trang trí đền tháp Bình Thạnh là những tác phẩm tuyệt mỹ. Các họa tiết phù điêu không chỉ đẹp về tạo hình, tỉ mỉ đến trau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng cao.
Tháp cổ Bình Thạnh hiện nay tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 50 cây số về phía Đông Nam. Nằm trên một khu đất cao và bằng phẳng, xung quanh là những tàn cây rợp bóng, nhìn từ xa, tháp cổ Bình Thạnh toát lên vẻ thanh tịnh và huyền bí. Bao quanh tháp cổ là những cánh đồng lúa bát ngát, một màu xanh thăm thẳm hút mắt giúp cho ta có cảm giác thư thái và yên bình.
Video đang HOT
Ảnh: Internet
Nằm tại ấp Xóm Mới – xã Tân Phong – huyện Tân Biên – tỉnh Tây Ninh, tháp Chót Mạt được phát hiện vào đầu thế kỷ 20 bởi một nhà khảo cổ học người Pháp.
Ảnh: Đỗ Thành Nhân
Tháp Chót Mạt được cho xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII, bằng hai loại vật liệu chính là: gạch khổ lớn và đá phiến. Hình dáng của tháp trông gần giống như tháp cổ Bình Thạnh. Chân tháp rộng, các bức tường thẳng và dày, đỉnh tháp nhọn, các viên gạch được xếp chồng khít lên nhau hầu như không bất cứ khe hở.
Tháp có hình vuông, mỗi cạnh dài 5m, tháp cao trên 10m, các mặt vách, tháp quay ra đúng bốn hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Mặt chính của tháp là hướng Đông.
Ảnh: Võ Thanh Tùng
Để đến được với tháp Chót Mạt du khách có thể từ Tây Ninh đi theo quốc lộ 22B về Xa Mát khoảng hơn 18km, thấy biển báo chỉ đường vào tháp Chót Mạt bên trái. Đi theo biển chỉ dẫn khoảng 11km là thấy tháp nằm giữ cánh đồng lúa bao la bát ngát.
Nếu đến Tây Ninh, hãy một lần ghé thăm các ngôi tháp cổ để sống lại năm tháng xưa cũ với những hoài niệm, vấn vương.
Quyến rũ Mũi Dinh
Non xanh biển biếc vùng đất Mũi Dinh hữu tình có sức quyến rũ lòng người đến diệu kỳ. Ngày nghỉ cuối tuần, du khách gần xa tìm đến thăm thú cảnh đẹp được đất trời ưu ái ban tặng.
Đến với Mũi Dinh là hành trình khám phá nét đẹp hoang sơ của thiên nhiên và ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi dẫn đường đi cho những con thuyền vượt sóng trùng khơi trở về bến đỗ bình an. Mũi Dinh thuộc địa bàn xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam), cách thành phố Phan Rang- Tháp Chàm khoảng 30 km về hướng Nam.
Ấn tượng đầu tiên của du khách là dãi núi Đèo Cả có độ cao 629 mét vươn ra sát biển Đông tạo thành nét duyên dáng độc đáo riêng có của Mũi Dinh. Đá núi được tạo hóa xếp đặt tạo thành những hình thù lạ mắt. Có hòn đá như con trâu sau buổi cày nằm thảnh thơi nhai lại, cư dân gọi là hòn Ngưu phục. Có hòn đá phẳng lì như bàn cờ của tiên ông thuở khai thiên lập địa ngồi đánh cờ bên bờ biển biếc. Có những hòn đá chồng chất lên nhau tạo thành tấm bình phong chắn gió cho Mũi Dinh. Núi vươn ra sát biển tạo thành vùng vịnh êm đềm, tàu thuyền vào neo đậu tránh bão an toàn. Sau một tuần làm việc nhọc nhằn, du khách về Mũi Dinh tựa lưng vào đá núi buông cần câu hay tắm biển thỏa thích là một thú vui tao nhã.
Vịnh Mũi Dinh mặt biển êm đềm, nước xanh biêng biếc.
Đá chất lên nhau tạo thành tấm bình phong chắn gió Mũi Dinh.
Ấn tượng thứ hai, đồi cát Mũi Dinh lung linh huyền ảo làm mê hoặc lòng người thưởng ngoạn. Gió cuốn cát bay tạo cho đồi cát có đường nét mềm mại duyên dáng tuyệt mỹ. Dưới chân đồi cát thơ mộng là thảm cỏ xanh non mơn mởn. Những đàn bò vàng thanh thản gặm cỏ tạo nét chấm phá cho bức tranh nông thôn thanh bình. Với diện tích đồi cát rộng hàng ngàn mẫu tây, Mũi Dinh sẽ là điểm đến cho loại hình du lịch sa mạc trong tương lai.
Đường nét quyến rủ đồi cát di động Mũi Dinh
Đàn bò thanh thản gặm cỏ dưới chân đồi cát tạo nét chấm phá cho bức tranh nông thôn thanh bình
Ấn tượng thứ ba trong hành trình khám phá Mũi Dinh là chinh phục đỉnh cao ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi. Du khách mất khoảng 15 phút đi bộ lên hải đăng, đường khúc khuỷu dài hơn 1.000 mét. Anh Phạm Văn Cơ, Trưởng trạm Hải đăng Mũi Dinh cho biết đèn biển Mũi Dinh được người Pháp xây dựng đưa vào hoạt động từ năm 1904. Ngọn hải đăng cao 18 mét xây bằng đá ga nít rất vững chắc, tọa lạc trên độ cao 177 mét so với mặt nước biển.
Hiện nay, hải đăng sử dụng pin trời nạp vào bình ắc quy cung cấp năng lượng cho ngọn đèn biển công suất 1.000 W tỏa sáng 26 hải lý định hướng tàu thuyền di chuyển trên vùng biển Phan Rang- Tuy Phong. Từ đỉnh cao ngọn hải đăng, du khách mở rộng tầm nhìn thỏa lòng thưởng ngoạn toàn cảnh thiên nhiên hữu tình quyến rũ của vùng biển Mũi Dinh.
Ngọn hải đăng Mũi Dinh hơn trăm năm tuổi dẫn đường hải trình Phan Rang- Tuy Phong
Đường lên chinh phục đỉnh cao hải đăng Mũi Dinh
Du khách tìm về thưởng ngoạn nét đẹp thiên nhiên Mũi Dinh
Hòn Chông - Ốc đảo đá giữa đại dương Hòn Chông thuộc địa bàn thôn Mỹ Tân 1, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải; cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 20km về hướng Đông. Từ lâu, Hòn Chông đã trở thành một địa điểm lý tưởng để vui chơi, giải trí, khám phá thiên nhiên của du khách trong và ngoài tỉnh. "Bãi biển mi ni" giữa lòng thị...