Về sớm, tôi bất ngờ nghe được lý do khiến bố mẹ chồng chuyển sang đối xử tốt với tôi
Nghe những lời nói của chị chồng, tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Vì nghe lời dặn của mẹ nên tôi luôn giữ khoảng cách với chị, không ngờ…
Từ nhỏ, tôi đã luôn ao ước có thể sống cả đời với bố mẹ, hoặc lớn lên có đi lấy chồng cũng lấy thật gần để thích là có thể về nhà. Nhưng ước muốn là một chuyện, tôi đi học đại học rồi yêu và lấy chồng cách nhà hơn 300 km.
Ngày tôi dẫn anh về ra mắt, mẹ tôi đã kịch liệt phản đối vì bà cũng từng đi lấy chồng xa, lại gặp phải gia đình chồng khắt khe, không hợp cách sống nên vô cùng khổ cực, hơn nữa anh lại là con trai duy nhất trong gia đình có tới 5 người con.
Mẹ lo làm sao tôi có thể khéo léo đối xử được với bố mẹ chồng, họ hàng nhà chồng. Ngày 2 gia đình gặp mặt, mẹ tôi càng buồn hơn khi biết rằng nhà anh còn có một người chị gái lỡ thì, mẹ bảo người như chị ấy thường rất khó chiều và hay bắt nạt em dâu.
Nhưng vì chúng tôi quá yêu và quyết lấy nhau nên mẹ đành đồng ý. Ngày cưới, hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở nhưng tôi tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng thật hạnh phúc để mẹ không buồn lòng.
Mẹ tôi bảo người như chị, quá lứa chưa lấy chồng thường rất khó chiều và hay bắt nạt em dâu. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng tỏ rõ thái độ không thích và thường xuyên soi mói thêm bố chồng gia trưởng nên cuộc sống sau hôn nhân của tôi thực sự rất khổ sở. Tôi ôm nỗi khổ một mình, chỉ thỉnh thoảng tâm sự với chồng. Áp lực cộng với ốm nghén khiến tôi gầy rộc và xanh xao. Cũng chính lúc này, tôi đã nhận ra tấm lòng của người chị chồng mà mẹ tôi đã dặn dò phải hết sức đề phòng.
Đầu tiên, chị chồng giành làm hết việc nhà và bắt tôi nghỉ ngơi. Chị cũng rất tinh ý biết tôi thích ăn cái gì, ghét cái gì. Từ khi việc nấu ăn chuyển sang tay chị, tôi được ăn toàn những món khoái khẩu. Phải nói chị nấu ăn cực ngon, hơn cả mẹ chồng tôi.
Rồi tôi thấy thái độ của bố mẹ chồng với tôi cũng thay đổi, họ không còn gọi tôi là “chị” và xưng “tôi” nữa mà chuyển sang gọi “con” xưng “bố mẹ”. Thực sự với người khác có lẽ thấy bình thường nhưng tôi thấy rất ấm áp, tôi rất sợ kiểu gọi con dâu là chị này, chị kia.
Video đang HOT
Tuần trước, khi tôi mang bình hoa đi thay nước thì bị chóng mặt rồi loạng choạng làm vỡ bình hoa. Nghe nói đó là cái bình cổ, được bố mẹ tôi rất nâng niu. Tôi sợ xanh mắt, còn bố mẹ thì không nói gì, chỉ chép miệng quay đi.
Chiều hôm đó, tôi xin về sớm do thấy khó chịu, vừa về đến cổng tôi đã nghe được cuộc hội thoại của chị chồng và biết được nguyên nhân của việc bố mẹ chồng thay chuyển sang đối xử tốt với tôi.
Nếu không có chị chồng tôi sẽ không biết phải làm sao để có thể hòa đồng được với gia đình nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Chị nói bố mẹ chồng tôi đừng có khắt khe với con dâu, cái bình hoa vỡ nhưng tôi và em bé không sao là tốt rồi, đồ vật không thể sánh bằng con cháu nhà mình được. Rằng chị không đi lấy chồng chính vì sợ bị bố mẹ chồng soi mói, rằng tôi là một cô con dâu ngoan, sống biết điều mà bố mẹ còn không đối xử tốt rồi sau này đừng hối hận.
Nghe những lời nói của chị, tôi thấy khóe mắt mình cay cay. Vì nghe lời dặn của mẹ nên tôi luôn giữ khoảng cách với chị, không ngờ chị luôn âm thầm quan tâm và yêu thương tôi như vậy.
Người ta cứ bảo “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” nhưng với tôi nếu không có chị chồng tôi sẽ không biết phải làm sao để có thể hòa đồng được với gia đình nhà chồng. Tôi mong sao chị sẽ ở với bố mẹ cả đời hoặc lấy chồng thật gần để chị em chúng tôi còn có thể thủ thỉ tâm sự và giúp đỡ nhau.
Bích Vân / Theo Thời đại
Chuyện chưa từng kể: Sự thật về người mẹ ghẻ độc ác, đuổi con chồng vào trại trẻ mồ côi
Người ta kể về bà ta bằng những lời cay nghiệt, đáng sợ nhất khiến tôi có chút e dè khi hẹn gặp. Hà Nội chiều mưa bão bập bùng, người phụ nữ đó cũng đội mưa để đến gặp tôi...
Tôi vẫn thường nghe câu "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng." Dân gian vẫn nói vậy và hôm nay, tôi có một cuộc hẹn với một bà "mẹ ghẻ" đúng nghĩa, người đã vứt bỏ đứa con của chồng vào trại trẻ mồ côi ngay khi bố nó bị tai biến nằm một chỗ.
Người ta kể về bà ta bằng những lời cay nghiệt, đáng sợ nhất khiến tôi có chút e dè khi hẹn gặp. Hà Nội chiều mưa bão bập bùng, người phụ nữ đó cũng đội mưa để đến gặp tôi. Có lẽ, bà ta cũng cần được nói, còn tôi, nhìn cái dáng tất cả của bà, đôi mắt sâu như đong đầy nước đó, đã kích thích trí tò mò về sự thật sau câu chuyện tai tiếng này.
Người đàn bà có dáng nhỏ thó, mặc chiếc áo hoa khá nhã nhặn, quần chỉ nhìn qua thôi đã biết bà là mẫu phụ nữ cổ điển hình. Nếp nhăn lộ diện ở khắp mọi nơi trên gương mặt chưa đầy 50 của bà. Lau sơ qua người, bà từ từ nói:
"Chuyện đã gần 10 năm rồi, không ngờ hôm nay lại có người hỏi tôi. Cô đã nghe được những gì thì nó đều là sự thật, có gì đâu để hỏi?". Tôi điểm lại cho bà nghe một ít chuyện mà mình được nghe về bà và chờ đợi một câu chuyện hoàn chỉnh từ cả hai chiều của người trong cuộc. Bà cũng không làm khó tôi, lập tức kể lại:
"Tôi có 2 đứa con, một đứa con chồng giờ chắc đã 16 tuổi rồi. Lúc tôi đưa nó vào trại trẻ, nó mới gần 6 tuổi. Còn con gái tôi, giờ cháu mới vừa học cấp 2. Ngày tôi lấy ông ấy, tôi cũng đã xấp xỉ tuổi 40, già rồi, chẳng có nhiều sự lựa chọn. Mà tôi cũng ngu, ham lấy chồng làm gì để cưới người đàn ông vừa già, vừa yếu lại có đứa con nhỏ như ông ta. Vợ ông ta chết trước đó 2 năm, để lại đứa trẻ mới có 4 tuổi với bố mẹ chồng già yếu.
Cô có tưởng tượng nổi không, vợ chồng tôi, bố mẹ chồng và đứa con nhỏ chui rúc trong cái nhà có gần 20m2, chia ra làm 2 cái phản, cách nhau tấm rèm, có lúc làm chuyện đó, tôi cứ tưởng tượng bố mẹ chồng ở bên kia đang dỏng tai nghe hết, ngượng chín mặt, chả có cảm xúc gì.
Rồi tôi mang bầu, bụng to vẫn đi làm từ sáng đến tối mịt, về lại lo cơm nước cho thằng con chồng với bố mẹ già, lão chồng thì đi xe ôm xong còn chè chén đến đêm, chả lo nghĩ gì nhà cửa. Thằng con thì nhèo nhẽo, nó quen được chiều rồi. Tôi cũng chẳng dám nặng lời với nó vì chỉ hơi lớn tiếng là mẹ chồng đã gọi tôi là "đồ mẹ ghẻ". Nó mới 4 tuổi, hiểu gì đâu, cũng bắt chước ông bà gọi tôi là "mẹ ghẻ"."
Nói đến đoạn này, bà ta ngưng lại, nước mắt rơi như muốn xả hết những oan khuất của mình bao năm qua. Tôi chợt nghĩ ngợi, rằng thói đời lạ vậy. Ai muốn làm "mẹ ghẻ" đâu, chẳng qua là không ai cho họ cơ hôi để làm người tốt. Cứ có con chồng, nghiễm nhiên họ thành "mẹ ghẻ".
"Cưới nhau chưa đầy 1 năm thì chồng tôi sau bữa rượu chè chén với mấy lão bạn, đi về giữa mưa rồi tai biến, nằm luôn một chỗ không cách nào chữa được. Lúc đấy tôi bầu 9 tháng, còn chục ngày nữa là sinh con. Cô biết không, lúc đó, không biết bao nhiêu lần tôi đi ra cầu Long Biên, nghĩ gieo mình xuống đó một phát, thế là trôi sạch mọi ưu phiền. Lên trên trời, tôi với con sẽ sống lại một cuộc đời khác...
Lão chồng đó còn đi vay tiền xã hội đen để đánh bạc, rồi nằm vật ra đấy. Bọn nó kéo đến nhà, đập đồ đạc, réo lên chửi rủa suốt ngày. Ông bà già sợ run cầm cập ngồi góc nhà, thằng bé con khóc nấc suốt ngày, nó cũng chỉ rúc vào một góc. Tôi thì sắp đẻ rồi, làm gì được ra tiền mà nuôi ngừng đấy cái miệng ăn với thêm lão chồng nằm trên giường."
Thế là tôi quyết định, tôi sẽ đưa nó vào trại trẻ mồ côi rồi về quê ngoại đẻ con... Ở đó, ít nhất nó cũng có cơm ăn, có người chăm sóc, có chỗ để ngủ mà không phải sống trong sợ hãi. Nếu người nhà nó có còn thương, tôi để lại địa chỉ cho đón thằng bé về. Còn tôi, chỉ là "mẹ ghẻ" thôi... "
Bà dừng lại, nước mắt lại chảy dài cay đắng đến tột cùng. Tôi cũng chỉ biết im lặng. Nếu tôi là bà ta, lúc đó, tôi sẽ làm thế nào, chính tôi cũng không có nổi câu trả lời.
"Nó khóc lắm! Cái lúc tôi dẫn nó vào trao cho người ta, nó gào khóc đến xé lòng. Nó gọi tôi là mẹ, chưa bao giờ nó gọi như thế... nhưng tôi không biết phải làm sao cả..." Đến đoạn này, bà ta bật khóc và mãi không thể ngừng được. Những nỗi đau dày xéo trong trái tim của bà ta 10 năm nay như cùng lúc bung ra, không cách nào níu giữ được.
Đoạn cuối câu chuyện, tôi hỏi bà ta có bao giờ thăm lại đứa trẻ không. Bà lắc đầu ngập ngừng nói: Tôi sợ...
Có lẽ, người phụ nữ nhẫn tâm trong giây phút ấy rồi cũng sợ chính mình. Bà ta chưa một lần dám đi lại con đường đã dẫn đứa trẻ đi, chưa một lần dám quay đầu lại căn nhà cũ để biết được bố mẹ chồng già cả năm xưa, giờ còn hay mất, người chồng nằm một chỗ đó rồi ra sao và đứa trẻ năm đó, liệu có ai đón về nuôi dưỡng hay không.
Suy cho cùng, câu chuyện của người phụ nữ đó là đáng trách hay đáng thương, tôi cũng chẳng dám kết luận. Bởi nói thì đơn giản nhưng vào cuộc rồi, ở giây phút đó, có ai có thể khẳng định mình không ích kỉ như bà ta? Câu ngạn ngữ của dân gian cứ văng vẳng bên tai tôi cho đến khi chào từ biệt bà: "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng..."
Theo Mayny (ghi lại theo lời kể nhân vật) (Khám Phá)
Con dâu chết đứng nghe được câu nói của bố mẹ chồng khi đưa đi khám thai Em cứ nghĩ từ ngày có bầu, bố mẹ chồng đối xử tốt là thật lòng nhưng ai ngờ... Em trót dại dột, yêu từ năm 18 tuổi rồi bị bỏ. Lúc đó bố mẹ em mắng em ghê lắm, họ nói em làm mất mặt họ. Thế rồi, làm mai cho em một người làm ăn cùng với bố. Anh ta hơn...