Vệ sinh vùng kín viêm nhiễm
Vệ sinh vùng kín rất quan trọng đối với phụ nữ nhằm ngăn vừa viêm nhiễm phần phụ – nguyên nhân gây không ít rắc rối cho chị em, nguy hiểm nhất có thể dẫn tới vô sinh.
Khi phụ nữ đã bị viêm nhiễm, bên cạnh việc đặt thuốc theo sự chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, vệ sinh vùng kín hàng ngày vốn rất quan trọng lại càng cần được chú trọng hơn nữa. Việc vệ sinh vùng kín hàng ngày là cách tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Vệ sinh hàng ngày
Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Không nên xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm.
Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.
Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh, lau khô bằng khăn sạch thậm chí có thể sấy khô vùng kín để tránh ẩm ướt.
Có thể vệ sinh vùng kín bằng nước muối loãng, nước chè xanh, nước lá trầu không tuy nhiên chỉ rửa bên ngoài chứ không ngâm lâu trong chậu.
Thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây. Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Vệ sinh trong những ngày “đèn đỏ”
Với băng vệ sinh thông thường, nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 giờ/lần. Với tam-pon, loại băng vệ sinh đặt trong âm đạo nên thay sau 2 giờ/lần. Tam-pon chỉ nên sử dụng trong những ngày hành kinh đầu tiên.
Không được để lâu hơn thời gian qui định của mỗi loại vì băng vệ sinh khi đã quá ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi, khả năng gây viêm nhiễm rất cao.
Video đang HOT
Mỗi lần thay rửa cần lau khô vùng kín.
Một số lưu ý khi bị viêm nhiễm:
- Khi đã bị viêm nhiễm nhất thiết phải thăm khám và điều trị viêm nhiễm bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
- Tái thăm khám vùng kín sau đợt điều trị ngay sau 1,2 ngày sạch kinh.
- Tránh thụt rửa vùng kín bằng các dung dịch có mùi thơm hoặc xà phòng.
- Nên tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian điều trị viêm nhiễm.
L.A
Tổng hợp
Lỗi thường gặp khi vệ sinh vùng kín
Rất nhiều chị em "mắc lỗi" khi vệ sinh vùng kín. Các bác sĩ khuyến cáo, chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ đồng thời phải hiểu đúng kiến thức trong việc vệ sinh vùng nhạy cảm này. Dưới đây là những lỗi thường gặp.
Thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày
Đây là một thói quen "giữ vệ sinh" không tốt. Băng vệ sinh có thời hạn sử dụng, bất kỳ loại băng vệ sinh nào quá hạn sử dụng đều không "vệ sinh", bởi vì nó có thể biến chất tuỳ theo môi trường "dự trữ" không tốt, đặc biệt là "tích trữ" trong môi trường tối, ẩm ướt.
Kể cả được đóng gói kín thì vi khuẩn cũng có thể bằng cách nào đó xâm nhập vào được. Kết quả sau khi dùng, có người da mẩn đỏ, ngứa xung quanh vùng kín.
Vì vậy, không nên thường xuyên dùng băng vệ sinh hàng ngày, kể cả bạn xem trên ti vi quảng cáo là "thông khí, thoáng mát" nhưng cũng chưa đạt được đến độ "thông khí" như cơ thể mong muốn.
Nếu bạn dùng lâu không những sẽ sinh ra "mùi lạ", mà còn dễ phá hỏng môi trường acid có tác dụng bảo vệ tự nhiên của cơ quan sinh dục.
Thay vì dùng băng vệ sinh hàng ngày, bạn nên thường xuyên thay quần lót.
Quần lót sau khi giặt nên phơi ở ngoài ánh nắng mặt trời, nếu trời mưa liên miên thì có thể giặt quần lót qua nước nóng và dùng máy sấy tóc sấy khô trong vòng 3-4 phút là được.Bạn không nên mua băng vệ sinh rẻ tiền, nên chọn những thương hiệu có tiếng trên thị trường.
Khi nào cần dùng mới mua, không nên mua nhiều về tích trữ vì như thế dễ bị quá "đát".
Nếu không dùng hết thì nên để băng vệ sinh ở trong ngăn đá tủ lạnh vì ở trong môi trường như thế thì mới ngăn chặn được vi khuẩn có hại.
Thường xuyên rửa bằng nước vệ sinh
Đây là một lỗi sai rất thường gặp của chị em. Đa số chị em thường nghĩ rằng dùng nước bảo vệ thì vùng kín sẽ càng sạch sẽ. Nhưng nếu làm như vậy, "chỗ ấy" sẽ bị ngứa.
Thông thường trong âm đạo của phụ nữ sinh tồn một loại khuẩn cầu, vi khuẩn đó chiếm khoảng 90%, có tác dụng chủ yếu là bảo vệ âm đạo.
Nó giống như những chiến binh bảo vệ, giữ độ Ph trong âm đạo duy trì trong môi trường acid, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Việc sử dụng nước thường xuyên sẽ giết chết vi khuẩn có lợi này và còn giúp ích cho vi khuẩn có hại phát triển, từ đó dễ mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
Bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên dùng nước sạch để rửa, vì nước sạch có thể rửa sạch bụi bẩn nhưng không thể giết chết vi khuẩn.
Khi sức đề kháng trong cơ thể yếu đi thì vi khuẩn có hại sẽ nhân cơ hội đó thâm nhập vào.
Vì vậy, chị em nên căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân và dưới sự hướng dẫn của bác sỹ phụ khoa chọn cho mình một loại nước rửa bảo vệ thích hợp, nhưng không nên sử dụng hàng ngày.
Chỉ nên sử dụng 2 tuần một lần hoặc khi sức đề kháng thấp hoặc khi "đèn đỏ" sử dụng là thích hợp nhất.
Không được liên tục thay đổi hay sử dụng nhiều loại nước bảo vệ khác nhau.
Tá hỏa khi vùng kín mọc mụn
Nhiều người tá hỏa khi chỗ ấy mọc mụn và lo đó là bệnh về giới tính. Nhưng chuyện mọc mụn là một việc rất bình thường, bởi vì vùng kín đó bị che khuất bởi lớp lông dày rậm, thêm vào đó là thời tiết khô hanh hoặc bài trừ độc tố trong cơ thể không lưu thông nên dễ gây ra viêm đỏ.
Những chị em có da dầu càng dễ gặp trường hợp này.
Ngoài ra, rất nhiều chị em cơ địa không thích hợp ăn các loại thực phẩm tanh, cay. Nếu họ ăn vào sẽ dễ gây ra rối loạn khi bài trừ chất độc, vì vậy, vào thời tiết hanh khô như mùa thu đông thì nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Khi xuất hiện nốt sưng đỏ, viêm thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Hãy dùng rượu i-ốt rửa vào buổi sáng và tối hàng ngày, có thể ngăn chặn chứng viêm không lan rộng.
Lưu ý: Hiện tại quần chíp bán trên thị trường chủ yếu làm từ nguyên liệu sợi hoá học, thêm vào đó khi mặc loại quần này thì diện tích tiếp xúc với "chỗ ấy" rất bé, nên dễ gây ra cọ xát, tổn thương, từ đó gây ra viêm nhiễm niệu đạo, dẫn đến thường xuyên đi tiểu. Dây ở phía sau mông sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu, từ đó hình thành nên mụn hoặc lở loét. Bạn nên mặc quần chíp bằng chất lụa hoặc chất bông, như thế mới có thể bảo đảm thông gió, thông khí. Quần chíp bằng chất liệu thiên nhiên cũng có những loại rất "gợi cảm". Hạn chế mặc quần co giãn và quần Jeans bó chặt, đặc biệt là nếu mặc quần chíp dây kết hợp với quần jeans bó chặt thì sẽ tạo ra kẻ thù cho "chỗ ấy".
Dương Hằng
Theo bbs/24h
Vệ sinh "vùng kín" để giảm đau đáy chậu Để loại bỏ những cảm giác không mấy dễ chịu ở vùng đáy chậu sau khi sinh, cũng như phòng ngừa nguy cơ bị viêm, nhiễm, các chị em hãy thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia dưới đây. Hầu hết các chị em phụ nữ sau khi sinh đều phải chịu đựng cảm giác đau đớn, khó chịu ở vùng...