Vệ sinh lọc gió điều hòa trên ô tô
Vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô là một trong những kiến thức rất quan trọng trong việc chăm sóc xe ô tô.
Lọc gió điều hòa ô tô là một trong những chi tiết thuộc hệ thống điều hòa trên xe ô tô với nhiệm vụ lọc sạch những bụi bẩn trong không khí ngoài môi trường trước khi được hút vào trong xe ô tô. Ngoài ra, lọc gió còn có thêm chức năng lọc một số khí ô nhiễm, loại cao cấp còn có thể khử mùi hay lọc tạp chất
Lọc gió điều hòa ô tô nằm ở đâu?
Lọc gió điều hòa ô tô được thiết kế nằm ở cabin nhằm giúp cho chi tiết được lọc sạch không khí đảm bảo giúp cho người ngồi trên xe cảm thấy thoải mái.
1. Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô đơn giản
Theo phutungoto168, Thường thì các chủ xe chỉ tìm cách bảo dưỡng, vệ sinh bên ngoài, nội thất bên trong ô tô mà không để ý đến việc vệ sinh định kỳ cho điều hòa, nhất là vệ sinh lọc gió, lưới lọc và màng lọc…. máy lạnh xe hơi. Đó là một thói quen rất cần phải thay đổi vì lọc gió là một bộ phận rất dễ bị bít do bị đóng bụi, côn trùng hay các chất bẩn khác hút vào trong quá trình lọc. Nếu không vệ sinh đúng cách thì sẽ phải thay lọc gió mới rất tốn chi phí.
Khi lọc gió không hoạt động được do bị bụi bẩn bao phủ vào màng lọc, lưới lọc thì điều hòa, hệ thống điều hòa sẽ rất dễ có các hiện tượng như: Điều hòa ô tô không mát, ít lạnh, lạnh kém, lúc lạnh lúc không hoặc chỉ có gió nóng chứ không có gió lạnh.
Cách vệ sinh lọc gió cũng khá đơn giản và có nhiều cách thực hiện khác nhau, bạn có thể tự thực hiện tại nhà theo cách sau:
Bước 1: Xác định vị trí của lọc gió trên xe ô tô
Video đang HOT
Bạn cần tháo hộp để đồ cốp bên phải trong xe ô tô sẽ thấy hộp có nắp bằng nhựa, hình chữ nhật hoặc hình tròn.
Bước 2: Tháo lọc gió điều hòa trên xe ô tô
Bạn hãy tháo nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra, thông thường có hai kiểu khóa nắp hộp, một loại dùng tai gài và một loại dùng ốc. Nhẹ nhàng nhấc nắp lọc lên và rút nhẹ tấm lọc ra ngoài. Bạn nên tháo gỡ đúng cách để tránh làm hỏng các chốt khóa.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió điều hòa xe ô tô
Bạn nên dùng vòi xịt khí nén, xịt vệ sinh điều hòa xe ô tô đúng cách từ trong ra ngoài. Trường hợp nếu không có vòi xịt, bạn có thể giũ nhẹ lọc gió, sau đó ngâm trong nước ấm cùng xà bông khoảng 10 phút. Lưu ý trong quá trình vệ sinh điều hòa xe ô tô phải thực hiện đúng cách tránh để vật sắc nhọn đâm vào làm thủng lớp lưới lọc, màng lọc của máy lạnh.
Bước 4: Lắp lọc gió vào
Sau khi vệ sinh sạch, bạn vẩy nhẹ cho khô tấm lọc sau đó lắp vào vị trí ban đầu theo đúng hướng đã tháo và đóng nắp hộp lọc gió. Một điểm cần chú ý là bạn phải dùng giẻ sạch lau bụi bẩn bám trong hộp lọc gió một cách thật nhẹ nhàng trước khi lắp tấm lọc đã được vệ sinh vào.
Nên vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô định kỳ
Một số lưu ý khi vệ sinh lọc gió
- Theo hathanhauto.com, Thì bạn nên xịt một lớp khử mùi vào lọc gió của điều hòa xe hơi trước khi lắp lại vị trí ban đầu để lọc gió sẽ tự khử mùi khi hoạt động ở thời điểm ban đầu mới lắp vào, cách này hạn chế được những mùi hôi khó chịu trên xe hơi. Hoặc sau khi vệ sinh lọc gió, lưới lọc, màng lọc và lắp xong, bạn dùng cách phun dung thêm dịch vệ sinh, tắt chế độ lạnh, mở quạt chế độ sưởi khoảng 10 phút sau đó tắt máy, dùng vòi xịt khoảng 15 phút cho dung dịch thấm và phát huy tác dụng khử vi khuẩn.
Khi thực hiện vệ sinh lọc gió, lưới lọc, màng lọc cần thực hiện đúng cách, cẩn thận để tránh bụi bẩm bám vô nội thất xe hơi.
Sau một khoảng thời gian sử dụng, nếu bạn đã vệ sinh lọc gió, lưới lọc và màng lọc đúng cách, thường xuyên mà hiệu quả làm mát kém thì bạn nên thay lọc gió. Thường thì cách khoảng 2 năm/ lần bạn nên thay lọc một lần .
Cùng với việc vệ sinh lọc gió, bạn cũng cần vệ sinh các cửa gió, hệ thống ống dẫn, dàn nóng, dàn lạnh theo định kỳ để mang lại hiệu quả làm mát tốt nhất cho điều hòa trên xe ô tô của bạn.
3. Giá lọc gió ô tô bao nhiêu thì phù hợp?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dịch vụ vệ sinh điều hòa, hệ thống điều hòa trên xe ô tô bao gồm cả vệ sinh lọc gió với nhiều cách khác nhau.
Cách thứ 1: Dùng phương pháp truyền thống: Đối với cách này bạn phải tháo dàn lạnh, các bộ phận của điều hòa ô tô ra hết mới vệ sinh được, phương pháp này tuy làm sạch triệt để, không cần nhiều dụng cụ nhưng lại tốn nhiều thời gian, công sức và dễ bị hư hỏng phải thay thế nếu vệ sinh không đúng cách và có mức giá cũng khá cao.
Cách thứ 2: dùng phương pháp nội soi: đây là cách vệ sinh điều hòa ô tô không cần tháo dỡ, cách này không cần xả hay nạp gas, lại tiết kiệm được thời gian, công sức , an toàn vì không phải tháo taplo, nên giá cả cũng sẽ rẻ hơn. Vì những ưu việt đó nên hiện nay cách này đang dần dần được ưa chuộng.
Chi phí, giá cả của dịch vụ vệ sinh điều hòa ô tô còn phụ thuộc vào tình trạng của lọc gió, của hệ thống điều hòa trên xe ô tô của bạn. Nếu bạn vệ sinh điều hòa xe ô tô đúng cách, theo định kỳ thì mỗi lần đi vệ sinh sẽ ít tốn thời gian, chi phí hơn. Khi lựa chọn dịch vụ vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô bạn nên đặt chất lượng lên hàng đầu, dịch vụ giá rẻ nhưng chất lượng không tốt, vệ sinh không đúng cách làm hỏng dàn lạnh, màng lọc, lưới lọc máy lạnh xe bạn thì cái giá mà bạn phải trả đó chính là phải thay thế toàn bộ dàn lạnh. Khi đó giá tiền không chỉ dừng ở mức vệ sinh dàn lạnh như ban đầu.
Cách vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô rất đơn giản, nên chỉ cần bạn làm đúng cách, chú ý cẩn thận, nhẹ nhàng trong quá trình thực hiện thì bạn có thể tự vệ sinh điều hòa ô tô tại nhà để xử lý kịp thời khi không có điều kiện đến trung tâm chuyên nghiệp. Vệ sinh lọc gió cần phải kết hợp với việc vệ sinh toàn bộ hệ thống điều hòa của xe ô tô theo định kỳ để mang lại hiệu quả tốt nhất cho điều hòa trên xe ô tô của bạn.Nếu tình trạng lọc gió, lưới lọc, màng lọc hay hệ thống điều hòa ô tô đã đến mức bạn không thể tự xử lý thì hãy đến các trung tâm có dịch vụ bảo dưỡng, vệ sinh máy lạnh xe ô tô với giá cả rõ ràng, hợp lý, nhưng phải đảm bảo uy tín để bạn yên tâm hơn.
Lâu không sử dụng, ôtô gặp những vấn đề gì?
Những chiếc ôtô luôn cần được chăm sóc, kể cả khi không sử dụng trong thời gian dài để đạt được khả năng hoạt động tốt nhất.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát và Việt Nam thực hiện cách ly xã hội để tránh lây lan, các loại phương tiện đi lại cũng ít khi được sử dụng, điển hình như ôtô. Chắc hẳn, có nhiều người không khởi động chiếc xe của mình trong 2 tuần hoặc hơn, liệu điều này có hại gì đến máy móc và các bộ phận khác không?
Trên thực tế, do một số lý do nhất định, nếu chủ xe không động vào trong thời gian rất dài, ôtô có thể gặp phải vô số vấn đề nghiêm trọng như: Chết ắc quy, lốp bị xuống cấp, dầu đóng cặn, má phanh dính vào đĩa (do phanh tay),...
Khi lâu ngày không được sử dụng, các bộ phận trên ôtô sẽ mất dần đi tính chất ban đầu và hỏng hóc, đặc biệt là trang bị tiêu hao. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, trong trường hợp này, chủ xe nên khởi động máy lên khoảng từ 15 đến 30 phút mỗi tuần một lần để đảm bảo hoạt động trên xe bình thường, dầu được bơm đều đến các chi tiết và ắc quy được sạc lại điện.
Tuy nhiên, nếu chỉ đề khoảng 2 tuần không sử dụng, anh cho biết máy móc và động cơ sẽ gần như không gặp vấn đề gì. Vấn đề chủ yếu có thể xảy ra nằm ở ắc quy khi xe có thể khó khởi động hơn hoặc phải mồi lại để khởi động, trong khi hệ thống điện lâu ngày không sử dụng cũng có thể vận hành kém hơn.
Ắc-quy ôtô lâu không được sạc có thể hết điện.
Trong khi đó, tại nhiều chỗ đỗ xe không tốt với ánh nắng chiếu trực tiếp nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định. Chủ xe nên chú ý che phủ bên ngoài để tránh tác động lên lớp sơn ngoại thất.
Ngoài ra, việc đỗ lâu dài ở một nơi không hợp lý cũng khiến chính chiếc ôtô trở thành một nơi trú ẩn quen thuộc với những loài côn trùng, chuột hay thậm chí rắn. Điều này có thể gây ra những hỏng hóc đáng tiếc cho máy móc hoặc khiến tài xế bất ngờ khi đang lái. Do đó, người dùng cũng cần kiểm tra kỹ bên trong khoang máy và dưới gầm để chắc chắn không bị rơi vào tính huống oái oăm.
Việc xử lý nội thất cũng rất quan trọng. Nếu lâu ngày không mở cửa, ôtô sẽ tích tụ dần hơi ẩm hiện rõ lên cửa kính; ngoài ra, nhiều chiếc xe còn xuất hiện những mùi khó chịu. Do đó, thỉnh thoảng, người dùng nên mở cửa xe để hơi ẩm bay bớt, đồng thời có thể để một số sản phẩm hút hơi ẩm, mùi hôi và tỏa mùi thơm dễ chịu.
Cuối cùng, trước khi sử dụng lại sau thời gian dài, hãy chắc chắn trong bình xăng còn đủ nhiên liệu, sau đó khởi động để máy nổ một lúc cho dầu bôi trơn tỏa đều tới các bộ phận và kiểm tra lại hoạt động của những thiết bị thiết yếu trên xe.
KỲ HUỆ
Lọc gió động cơ ô tô có thể tái sử dụng hay không? Theo khuyến cáo của hầu hết các nhà sản xuất, nên vệ sinh lọc gió cứ 5.000km/ lần và thay mới sau mỗi 20.000km. Lọc gió động cơ ô tô có thể được vệ sinh để sử dụng lại chứ không phải thay mới Hỏi: Lọc gió động cơ ô tô của tôi bị bẩn khi tự tháo ra kiểm tra. Xin hỏi...