Vệ sinh kinh nguyệt để tránh viêm nhiễm
Kinh nguyệt là hiện tượng bình thường của các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì.
Trong những ngày hành kinh, lúc máu kinh thoát ra ngoài, cổ tử cung hở hơn những ngày không có kinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào buồng tử cung.
Ngoài ra nhiều người không biết giữ vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách cộng với một số quan niệm sai lầm hay “kiêng kỵ” tắm rửa khi hành kinh chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục như viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung,… có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ.
Vệ sinh đúng cách sẽ tránh được viêm nhiễm
Để vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, cần thực hiện như sau:
Vào những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng không nên “kiêng” hoặc ngại mà cần phải tắm rửa thường xuyên. Cần tắm ở nơi kín gió, dùng nước sạch để tắm, không dùng nước múc ở ao, hồ, sông, suối. Không nên ngâm người trong bồn tắm, ao, hồ hoặc bơi lội.
Thay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 – 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước chín còn ấm thay rửa. Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vì nhiều người theo thói quen hoặc có suy nghĩ là xà phòng diệt khuẩn tốt nên thường vệ sinh bằng xà phòng tắm. Đây cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vì chất kiềm trong xà phòng làm rối loạn độ cân bằng kiềm toan của âm hộ, âm đạo. Chỉ nên dùng nước rửa vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.
Nên rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh; khi rửa đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước. Không đưa tay thụt rửa hay làm cho nước vệ sinh vào sâu trong âm đạo; rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng. Nếu bạn dùng bằng vải xô thì cần ngâm xà phòng và giặt thật sạch, phơi ở nơi có nắng, ít bụi là tốt nhất.
Ngoài ra cần chú ý ăn uống điều độ, đủ chất. Tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng trong những ngày có kinh.
Những hiểu biết cũng như ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp người phụ nữ cảm thấy thoải mái hơn và phòng tránh được những viêm nhiễm đường sinh dục do thiếu vệ sinh gây ra.
Video đang HOT
Bác sĩ Thúy An
Theo Suckhoedoisong.vn
7 lý do khiến chị em luôn cảm thấy đau khi làm 'chuyện ấy'
"Chuyện ấy" lẽ ra phải rất vui, vậy sao lúc nào bạn cũng cảm thấy đau đớn? Thường xuyên đau sẽ khiến phụ nữ sợ hãi và không còn hứng thú với chuyện "yêu" nữa, rất nhiều người trải qua cảm giác này chứ không chỉ một mình bạn đâu.
ảnh minh họa
Dưới đây là 7 lí do các chị em thường cảm thấy đau khi quan hệ, theo của Tiến sĩ Jane Nokleberg thuộc Trung tâm Sản phụ khoa Walnut Hill (Dallas, Mỹ):
1. Quan hệ lần đầu
Đây là cảm giác mà mọi chị em đều trải qua. Những lần sau khi đã quen với "chuyện ấy", bạn sẽ cảm thấy bớt đau. Nhưng nếu vẫn còn đau, bạn có thể dùng các loại kem bôi trơn.
2. Viêm nhiễm
Các bệnh phụ khoa thông thường như nấm âm đ.ạo, viêm âm đ.ạo do vi khuẩn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình d.ục sẽ khiến bạn bị đau khi "lâm trận".
Viêm nhiễm khiến bạn không còn muốn thân mật nữa.
3. Bệnh lạc nội mạc tử cung
Tình trạng này khiến các mô sẹo hình thành trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy rất đau đớn khi cổ tử cung cọ xát với mô sẹo trong quá trình làm "chuyện ấy".
4. Âm đạo bị khô
Nguyên nhân có thể do mất cân bằng hóc-môn. Hiện tượng này thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh hay phụ nữ sau sinh. Bạn chỉ cần dùng kem bôi trơn là có thể giải quyết tình trạng này.
5. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng không giống như lạc nội mạc tử cung, nhưng chúng có chung một nguồn gốc gây bệnh. Việc "cậu bé" thâm nhập quá sâu có thể làm dịch chuyển cổ tử cung và làm trầm trọng thêm cơn đau do u nang.
U nang buồng trứng khiến việc thâm nhập càng thêm khó khăn.
6. Teo âm đạo
Khi lượng hóc-môn estrogen sụt giảm do mãn kinh, các mô âm đ.ạo có khuynh hướng nóng rát, khô và mỏng đi làm cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn. Bệnh không những gây ra suy giảm tình d.ục mà còn có thể lây lan sang đường tiết niệu, dẫn đến việc khó đi tiểu, đôi khi nước tiểu có máu và các vấn đề nghiêm trọng khác. Đây cũng là thời kỳ âm đ.ạo dễ bị viêm nhiễm nhất.
7. Co thắt âm đạo
Căn bệnh này khiến người phụ nữ không thể chấp nhận được mọi kiểu xâm nhập vào âm đ.ạo. Trạng thái này xảy ra là do phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương vệ (mu) đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đ.ạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp mọi động thái đưa vào âm đ.ạo (đặt mỏ vịt hoặc thăm khám phụ khoa bằng tay), kể cả quan hệ tình d.ục cũng rất đau hoặc không thể thực hiện được.
Co thắt âm đ.ạo là một trải nghiệm vô cùng đau đớn đối với chị em.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Nếu bạn chỉ bị đau nhẹ hoặc mới đau gần đây, vậy thì hãy:
- Cùng chàng thực hiện màn dạo đầu lâu hơn.
- Sử dụng ngón tay trước khi thâm nhập thực sự.
- Hãy bắt đầu với những tư thế đơn giản, ít đau.
- Tập kegel để yêu sung sức hơn.
Nếu tình trạng không có tiến triển, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa xem có mắc bệnh gì không. Đồng thời bạn cũng nên được tư vấn tâm lý bởi một người có kinh nghiệm. Đôi khi tâm lý hoặc môi trường sinh hoạt là vấn đề cản trở lớn nhất khiến phụ nữ e ngại, căng thẳng dẫn đến âm đ.ạo co thắt, cửa mình khép kín...
Theo Besite.vn
Mỗi lần "yêu" bao lâu là tốt cho sức khỏe? Thời gian sinh lý và phù hợp nhất từ 3 - 10 phút, nhưng nếu có người khỏe mạnh có thể kéo dài thời gian hơn. Một cuộc yêu hoàn hảo phải qua 4 giai đoạn, tức là người đàn ông phải xuất tinh được. ThS. BSCK II. Diêm Thị Thanh Thủy , Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ Sản...