Về ra mắt, nghĩ mẹ chồng như “ngáo ộp”, nàng dâu chỉ dám thập thò sau người yêu
Nàng dâu là người miền Tây và đã nghe không ít lời dị nghị về mẹ chồng người Bắc khó khăn, khắt khe. Vì thế, khi ra mắt, nàng dâu cứ thụt thò đàng sau người yêu.
Tình huống ra mắt của hai mẹ con trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 180 Nguyễn Thị Anh (67 tuổi, quê gốc ngoài Bắc) và Nguyễn Thị Trúc Quyên (33 tuổi) khiến mọi người cười rần rần.
Bà Anh tuy sống ở TP.HCM đã lâu nhưng vẫn giữ được giọng nói nhẹ nhàng đặc trưng ngoài Bắc. Bà Anh cho biết, ngày đầu tiên con trai dẫn nàng dâu về ra mắt, bà khá ngạc nhiên khi thấy Quyên cứ “núp núp sau lưng người yêu”, nhìn bà len lén, hỏi gì nói nấy thấy “hiền khô”.
Cứ nghĩ mẹ chồng khó tính, đáng sợ lắm
Giải thích về việc ra mắt mẹ chồng tương lai mà lại cứ núp sau lưng bạn trai, Quyên cho biết, chị bị tác động bên ngoài khá nhiều. Chị là con gái miền Tây, còn mọi người đều nói với chị mẹ chồng quê ngoài Bắc thường rất khó tính “đáng sợ”.
Trước đó, người yêu nhiều lần kêu chị Quyên về ra mắt nhưng vì nỗi sợ đó mà chị Quyên cứ khất lần mãi. Đến khi chồng ngót 40 tuổi, gia đình sốt ruột, hối thúc cưới thì chị Quyên mới đồng ý ra mắt.
“Mình suy nghĩ trong đầu, có lẽ mẹ chồng dữ, khó khăn nên sợ lắm. Nên cứ đi theo người yêu, núp núp phía sau chứ không dám hùng hổ đi vô. Nhưng khi nhìn mặt mẹ thì thấy “Ủa, sao nhìn mẹ hiền quá vậy, sao không giống người ta diễn tả. Sau thấy mẹ chồng thân thiện, không giữ khoảng cách”.
Mấy tháng đầu làm dâu, chị Quyên vẫn giữ khoảng cách, bà Anh luôn gần gũi, chia sẻ, hướng dẫn chị việc nhà để hai mẹ con gần gũi nhau hơn. Tuy nhiên, sự cách biệt văn hóa vùng miền đôi khi cũng gây ra tình huống hài hước. Ví như bà Anh muốn con dâu đưa cho cái “muôi”, nhưng kêu mãi không thấy con dâu đưa, bà la lại thi con dâu trợn tròn mắt, gãi đầu gãi tai không biết “muôi” là cái gì vì người miền trong gọi là cái “vá”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hai mẹ con có nhiều điều hợp nhau từ mua sắm quần áo, cùng thích uống cafe sáng. Chị Quyên cũng cảm động về việc được mẹ chồng chăm sóc chu đáo khi ở cữ, thậm chí chị nghĩ mẹ đẻ cũng khó chăm được như thế.
Bà Anh chưa hài lòng vì con dâu suốt ngày cầm điện thoại, hay mua sắm linh tinh, hơi phí phạm, nói thì con dâu cũng đã sửa.
Còn Quyên cũng có điểm còn chưa đồng ý với mẹ chồng là bà chiều cháu, hay cho cháu ăn vặt khiến cháu bỏ cơm. “Mẹ chồng quá tuyệt vời, chỉ mong mẹ giữ sức khỏe, ăn uống tốt hơn”.
Chỉ 1 câu hỏi vô tư của mẹ "Vợ mày chết rồi hay sao mẹ gọi không nghe máy" mà người chồng nhận ra tất cả khi mọi thứ đã quá muộn
Một người chồng có trách nhiệm chắc hẳn sẽ tìm ra cách hòa hoãn các mối quan hệ chứ không im lặng rồi chờ ngày nhận "án tử" cho cuộc hôn nhân.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu là một đề tài dài đằng đẵng người ta có thể nói từ tháng này qua năm nọ. Mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ cũng xuất phát từ lắm vấn đề. Trên tất cả cuối cùng vẫn phải có một cách giải quyết để quan hệ hai bên thật sự hòa hợp. Thế nhưng đâu phải ai cũng sẵn sàng để đương đầu.
Câu chuyện của nàng dâu
Ai cũng sẽ có cách để giải quyết vấn đề mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên một số người lại thích thú với việc che giấu những xích mích trong nhà, không dám thể hiện ra nỗi đau khổ. Họ nuốt nước mắt vào trong chịu đựng tất cả.
Để không gây rắc rối cho chồng, giữ hôn nhân hạnh phúc, duy trì mối quan hệ tốt với mẹ chồng mà Hoa luôn phải nuốt cơn giận vào trong. Mẹ chồng cô luôn tìm cách gây khó dễ với con dâu nhưng Hoa vì nhiều lý do mà chẳng kể với chồng.
Cô cũng biết bản thân sẽ rất khó ở nếu tiếp tục chịu đựng nhưng cô càng sợ bi kịch gia đình sẽ xảy đến. Nhưng có vẻ 2 người mãi không chung được tiếng nói.
Trong cuộc sống có không ít những người vợ như Hoa. Họ nghĩ rằng chỉ cần họ im lặng, không phản kháng thì gia đình sẽ hạnh phúc ấm êm. Thế nhưng họ đâu biết rằng một khi mẹ chồng muốn làm khó thì chẳng có điều gì là giới hạn hết cả. Con dâu càng im lặng, mẹ chồng lại càng khó chịu, dẫn đến 2 người mãi mãi có khoảng cách.
Câu chuyện của người làm chồng, làm con
Mặc dù vợ tôi có những khiếm khuyết về tính cách nhưng điều đó cũng không phải là nguyên nhân để cuộc hôn nhân của chúng tôi kết thúc trong tệ hại. Cái chính nằm ở tôi. Tôi đã sơ suất và hoàn toàn chẳng chú ý gì đến những cuộc cãi vã liên tục giữa cô ấy và mẹ tôi.
Bảo rằng vợ tôi có tính cách khiếm khuyết không có nghĩa là cô ấy nóng nảy hay khó tính. Thay vào đó, vợ tôi quá hiền lành, quá trung thực và nhạy cảm. Một khi những điều ấy lên đến cực đoan thì rõ ràng chẳng tốt đẹp gì cả.
Tôi cứ nghĩ rằng mình cưới được người vợ hiền lành và đức hạnh thì sẽ khiến mẹ mình hài lòng. Bà sẽ quý mến vợ tôi nhưng không ngờ mẹ tôi lại luôn bắt nạt cô ấy vì sự hiền lành ấy.
Cho đến khi giấy ly hôn được đưa ra, tôi mới biết rằng mẹ mình vẫn luôn cố gây rắc rối với vợ. Dù vợ tôi đi làm hay bận rộn thì mẹ vẫn thường xuyên sai cô ấy làm việc gì đó, thỉnh thoảng lại kiếm chuyện để cãi vã và chẳng bao giờ quan tâm con dâu của mình đang ra sao.
Lý do tôi không phát hiện được tất cả chuyện này vì vợ tôi đã chọn giữ im lặng để không làm hỏng hòa khí. Mẹ tôi lại luôn giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Cả hai đã giả vờ, họ làm như gia đình hòa thuận trước mắt tôi.
Mà tôi khi thấy gia đình hòa thuận thì đương nhiên không đi vào những cảm xúc giấu đằng sau đó. Kết quả là mâu thuẫn giữa cả hai càng sâu sắc hơn.
Ngày gọi cho tôi để nói đến quyết định này, cô ấy chỉ gọn lỏn: "Anh về ký đơn ly hôn đi, tôi chịu đựng đủ rồi".
Khi tôi biết mọi chuyện và bàng hoàng nhận ra gia đình mình không êm ấm như mình vẫn tưởng thì đã muộn. Tôi hỏi cô ấy tại sao không nói với mình, cô ấy đã đáp thế này: 'Quên đi, mâu thuẫn giữa em và mẹ anh đã quá sâu sắc. Ngay cả khi anh muốn giải quyết nó, anh cũng chẳng giải quyết nổi mâu thuẫn cơ bản. Nó chỉ càng làm sâu sắc hơn mâu thuẫn mà thôi'.
Thời gian đó mẹ tôi về quê, tôi và vợ ly hôn xong xuôi một cách nhanh chóng. Vài ngày sau mẹ tôi gọi điện cho tôi nặng lời hỏi: " Vợ mày chết rồi hay sao mà mẹ gọi nó không cầm máy".
Bây giờ tôi mới hiểu rõ giọng điệu mà mẹ tôi thường dùng với vợ mình. Chẳng lạ gì khi mà vợ tôi chịu không nổi. Khi tôi bảo rằng bọn con đã ly hôn, bà cúp máy một cách lạnh lùng, chẳng nói thêm câu nào nữa".
Vai trò của đàn ông trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Mọi người đều muốn sống yên ổn và hi vọng cuộc đời của mình đi đúng hướng, không vấp phải sai lầm gì. Nhưng vấn đề có quá ít người được hưởng môi trường sống như thế.
Nếu bạn không kết hôn, bạn không phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến hôn nhân, bạn sẽ đỡ mệt mỏi. Nhưng nếu đã lập gia đình thì phải phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng. Đôi khi, trong đó có cả những điều liên quan đến mẹ chồng, nàng dâu.
Người đàn ông trong câu chuyện trên tự trách mình và nhận ra bi kịch hôn nhân có liên quan đến mình. Điều đó có nghĩa chính bản thân anh cũng chưa có trách nhiệm và nghĩa vụ đúng đắn với gia đình.
Nói một cách cụ thể, anh ta nên chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ mẹ chồng và con dâu. Chỉ khi anh ta chắc chắn rằng quan hệ giữa mẹ mình và vợ thật sự hài hòa thì mớ có thể thở phào được. Đàn ông nên biết vai trò của mình, mình là ai trong gia đình và có trách nhiệm hơn với chính tổ ấm.
Nếu không làm được, cái kết tệ hại cho một cuộc hôn nhân chính là điều được dự đoán từ trước!
Vợ đem mọi chuyện gia đình tôi kể với đồng nghiệp Tất cả mọi chuyện liên quan đến gia đình tôi vợ đều thêm mắm, thêm muối và kể với đồng nghiệp làm cùng cơ quan... Vợ kém tôi 5 tuổi, chúng tôi cưới nhau được 3 năm, hiện đang sống cùng với bố mẹ của tôi tại nhà của ông bà. Chuyện mẹ chồng - nàng dâu khi sống chung nhà nào cũng...