Về ra mắt được mẹ chồng tương lai đãi món cua biển, em mừng rỡ nhưng chưa kịp ăn thì đã méo xệch mặt vì câu nói của bác
Mẹ Thắng gắp cho em món cua biển đặt vào bát, bảo em cứ thoải mái như ở nhà. Em vui và cảm động lắm.
Em và Thắng đã yêu nhau gần 2 năm nay. Chúng em dự định cuối năm sẽ về chung một nhà. Nhưng hôm vừa rồi em mới về ra mắt gia đình anh lần đầu tiên. Cũng bởi trước đây, dù Thắng không nói thẳng ra nhưng em biết bố mẹ Thắng không ưng em lắm, chê điều kiện gia đình em không tương xứng. Cũng vì lẽ đó nên em ngại ngần chưa muốn theo anh về ra mắt.
Lần này Thắng khẳng định bố mẹ anh đã hoàn toàn đống ý hôn sự của chúng em. Và nhờ có Thắng thuyết phục bố mẹ đâu ra đấy từ trước nên gia đình anh tiếp đón em khá xởi lởi. Mẹ anh chuẩn bị nhiều món ngon để đãi em. Mọi thứ suôn sẻ cho đến giữa bữa ăn các chị ạ.
Chẳng là trên bàn ăn còn món cua biển. Em là phụ nữ lại lần đầu về nhà anh nên ngại ngần, chưa dám ăn uống tự nhiên. Bác gái gắp cho em món cua biển đặt vào bát, bảo em cứ thoải mái như ở nhà. Em vui và cảm động lắm.
Nhưng câu nói tiếp theo của bác ấy lại khiến mặt em méo xệch: “Ở nhà cháu thì làm gì được ăn món này nhỉ. Bác mua cua loại ngon, 2 triệu một cân đấy. Cái đĩa cua này bằng lương hưu một tháng của bố cháu rồi chứ chẳng đùa”, bác ấy nói như vậy.
Tự dưng em chán chẳng muốn cưới nữa. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cổ họng em nghẹn đắng không nói được lời nào. Thắng nghe vậy thì lên tiếng trách nhẹ mẹ một câu. Bác ấy cười xòa bảo em đừng để bụng, tính bác ấy vốn thẳng thắn từ xưa. Mọi người lại ăn uống, trò chuyện vui vẻ trở lại, coi như câu nói vừa rồi không hề tồn tại. Nhưng em thì không thể nào gạt nó ra khỏi đầu được.
Lúc đưa em về, Thắng lần nữa xin lỗi em về câu nói vô ý của mẹ anh, bảo em đừng để bụng, ông bà đồng ý cho cưới là tốt lắm rồi. Em chỉ biết cười chua xót. Rõ ràng mẹ Thắng khinh thường gia cảnh nhà em nhưng vì con trai quyết tâm cưới nên đành phải chấp nhận. Nhưng đám cưới đâu phải là đã hết, cuộc sống chung sau này mới bộn bề mệt mỏi.
Nếu mẹ Thắng còn giữ tâm lý như vậy thì chắc chắn cảnh làm dâu của em cũng chẳng được suôn sẻ. Còn Thắng, anh ấy cho rằng bố mẹ anh đồng ý chuyện chúng em đã là tốt lắm rồi, còn lại thì em phải biết điều, chịu nhịn một chút.
Bố mẹ em chỉ là công nhân viên chức về hưu bình thường. Quả thực một đĩa cua trên bàn ăn nhà Thắng đã bằng cả tháng lương hưu của bố em rồi. Nói ra mới thấy được sự chênh lệch giữa điều kiện nhà em và điều kiện nhà Thắng. Nhưng em không tự ti về bản thân mình. Em cũng được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng, có công việc ổn định với mức lương khá, lương của Thắng chỉ cao hơn lương của em một chút.
Tự dưng em chán chẳng muốn cưới nữa nhưng chia tay thì cũng không đành. Trong tình cảnh này, liệu em lấy Thắng thì có được hạnh phúc không hả các chị?
Nàng dâu "công thần"
Đúng như mong muốn của bà Khanh, con trai bà gặp gỡ và bén duyên với Hằng - một đồng nghiệp cùng cơ quan.
Lần đầu gặp Hằng, bà Khanh chưa kịp tìm hiểu tính nết, gia cảnh Hằng ra sao, khi mới nghe cô giới thiệu địa chỉ nhà, bà đã ưng ngay lập tức, nhà Hằng chỉ cách nhà bà chừng 2 cây số.
Ảnh minh họa.
Hai đứa yêu nhau khoảng 2 tháng thì bà Khanh giục cưới. Bà chưa kịp bàn chuyện ở riêng hay ở chung thì Hằng đã khuân hết quần áo, đồ đạc về nhà. Nghĩ rằng Hằng là đứa hiểu chuyện và thương mình, bà Khanh cũng hết lòng với con dâu: "Mẹ về hưu rồi, nếu giúp được việc gì cho các con mẹ rất vui. Các con cần gì thì cứ bày tỏ thoải mái với mẹ".
Khi nói câu ấy, bà Khanh không hề biết rằng cô con dâu "hiền lành" của mình sẽ tận dụng triệt để quyền được "bày tỏ thoải mái" đến mức khiến bà ức phát điên. Sống chung dưới một mái nhà nhưng hai đứa chưa bao giờ gửi bà tiền sinh hoạt phí. Thời gian đầu bà nghĩ hai đứa đang tích tiền để mua nhà riêng nên bà vui vẻ "xòe tiền" đi chợ và sắm sửa đồ đạc trong nhà. Nhưng cách ăn uống và mua sắm của Hằng không hề tiết kiệm chút nào.
Khi 2 mẹ con đi siêu thị, Hằng vô tư nhặt những món thực phẩm đắt nhất rồi thả vào giỏ, bà Khanh góp ý: "Mấy thứ này là hàng ngoại, đắt quá con ạ, mẹ thấy hàng nội chất lượng tương đương mà giá hợp lý hơn rất nhiều". Hằng khẳng định: "Con thấy hàng ngoại mới tốt mẹ ạ, đắt một tí nhưng mình có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng".
Không muốn Hằng nghĩ mình tiếc tiền nên bà Khanh đành "bấm bụng" để con dâu thoải mái lựa chọn những thứ nó thích. Nhưng Hằng lại không phải đứa con dâu biết điều, bà Khanh càng dễ dãi, Hằng càng tiêu pha quá đà. Cô có thói quen mua hàng online, ngày nào cũng có một vài shipper giao hàng đến nhà, bấm chuông inh ỏi, có lần bà Khanh xuống mở cửa, nhìn tờ hóa đơn chìa ra trước mặt, bà suýt ngã ngửa vì... sốc.
Hằng đi làm về, bà hỏi: "Máy ép trái cây, máy tập thể dục, máy sấy tóc,... nhà mình đều có rồi, con sắm đồ mới làm gì?". Hằng nhún vai: "Mẹ ơi, những thứ ấy toàn đồ cũ, không biết sẽ hỏng lúc nào, con sắm đồ mới để mẹ dùng cho sướng".
Hằng được tiếng là sắm đồ mới cho mẹ chồng dùng nhưng tất cả hóa đơn đều do bà Khanh trả. Hơn nữa, vì đã quen dùng đồ cũ nên bà không thích đụng tay vào đồ mới, tất cả những thứ ấy nghiễm nhiên thuộc về Hằng. Bà Khanh ngày càng tỏ ra khó chịu với thói mua sắm hoang phí của Hằng, nhưng hễ mở miệng cằn nhằn là Hằng "đốp" lại ngay: "Mẹ bảo con muốn gì thì cứ bày tỏ thoải mái với mẹ cơ mà".
Có hôm thấy shipper giao máy cuộn nem đến nhà, bà Hằng thực sự bất bình, đợi Hằng về, bà thẳng thắn góp ý: "Con mua thứ này làm gì? Nhà chỉ có 3 mẹ con, mỗi lần cuộn nem chỉ mất 15-20 phút là xong". Hằng giải thích: "Cuộn nem bằng máy sẽ đều và đẹp hơn mẹ ạ". Chưa dừng lại ở đó, mỗi lần giặt quần áo, phát hiện Hằng có rất nhiều váy áo hàng hiệu trong khi con trai mình chỉ xài đồ rất bình thường, bà Khanh không khỏi bức xúc: "Đúng là con nhà lính tính nhà quan".
Sự khó chịu càng dâng lên khi cháu nội chào đời. Hết thời gian nghỉ đẻ, Hằng nhanh chóng trở lại với công việc, cháu nội để một mình bà Khanh chăm sóc. Khi cháu đến tuổi đi mẫu giáo, bà ngỡ mình sẽ nhàn hơn chút nhưng bà lại bị con dâu sai đủ thứ việc. Trước khi đón con từ lớp về, Hằng gọi cho bà, thản nhiên sai: "Mẹ ơi, mẹ lên phòng con bật điều hòa lên nhé". Bà Khanh thắc mắc: "Ơ hay, con đã về đâu mà bảo mẹ bật điều hòa?". Hằng giải thích: "Mẹ cứ bật lên, khoảng 10 phút nữa con đưa cháu về đến nơi, vào phòng nằm là mát luôn, khiếp, hôm nay ngoài trời oi chảy mỡ ra".
Giá thực phẩm không ngừng leo thang, phí điện nước không ngừng tăng, bà Khanh vô cùng bức xúc khi phải nuôi cả con trai, con dâu và cháu nội, đã thế thói quen mua sắm, tiêu xài của con dâu ngày càng hoang phí. Sữa, bỉm cho con, Hằng cứ vung tay order loại xịn nhất, không quên chú thích "ship hàng về nhà" cho mẹ chồng thanh toán.
Chịu đựng con trai và con dâu khoảng 5 năm thì bà Khanh cảm thấy quá ức chế và mệt mỏi, bà đem chuyện tâm sự với một người bạn thân. Người bạn ấy thực sự phẫn nộ: "Bà điên à? Bà già rồi mà còn để chúng nó bóc lột đến tận xương tủy, đáng lẽ bà phải cho chúng ra ở riêng chứ, ôm vào người làm gì cho mệt". Bà Khanh thở dài bất lực: "Tôi từng gợi ý mua nhà cho chúng nó ở riêng rồi, nhưng chúng nó bảo không thích đấy chứ".
Trời cuồng thì có mưa, người cuồng thì có họa: Nói năng có 5 việc phải kiêng! Nói năng có 5 việc cần kiêng, chính là "bệnh" (lời chán nản), "oán" (lời oán hận), "ưu" (lời ưu sầu), "nộ" (lời giận dữ) và "hỷ" (lời đắc chí). Nói năng có 5 việc cần kiêng: Cổ nhân dạy: Nói năng có 5 việc cần kiêng, chính là "bệnh" (lời chán nản), "oán" (lời oán hận), "ưu" (lời ưu sầu), "nộ" (lời...