Về quê tôi bị họ hàng bóng gió “vụng về thì trả lại nơi sản xuất”, chồng chỉ ngó vào đủ khiến ai nấy đỏ mắt ghen tị
Tôi đang bối rối không biết đối đáp với những người họ hàng nhiều chuyện này như thế nào, cũng may chồng tôi đứng gần đó, anh nói 1 câu khiến cả đám im bặt.
Tôi là gái thành phố. Từ nhỏ đã được bố mẹ nuông chiều, chỉ việc ăn với học nên mấy chuyện nữ công gia chánh, nấu nướng… tôi rất vụng. Tài nghệ nấu ăn không đến nỗi thảm họa, nhưng tôi chỉ biết nấu vài món đơn giản như rau luộc, thịt luộc/kho, trứng chiên… Những món cầu kỳ, cần sự khéo léo hơn 1 chút thì tôi… bó tay.
Ngày mới quen Khánh, tôi khá tự tin về ngoại hình, trình độ học vấn của mình. Tuy nhiên, đến khoản nấu ăn thì nhiều lần tôi phải gãi đầu gãi tai trước anh! May sao, nhà Khánh có nghề làm cỗ, chính vì vậy anh khá khéo léo trong khoản này. Những gì tôi không biết, anh đều chỉ bảo tận tình.
Bố mẹ Khánh không ở thành phố mà ở quê. Tôi biết, người ở quê vẫn rất xem trọng 1 người vợ khéo léo, giỏi nội trợ. Chính vì vậy, trước khi lấy anh, tôi đã tham gia 1 lớp học nấu ăn. Tuy tài nghệ nấu nướng của mình hiện tại vẫn chưa bằng chồng, nhưng cũng đủ để tôi chăm sóc gia đình, những người thân yêu của mình chu đáo.
Về chung 1 nhà, mọi chuyện từ bếp núc đến nhà cửa, vợ chồng tôi đều chia nhau làm. Tôi hay tan ca muộn hơn Khánh nên anh thường thay vợ nấu cơm. Tôi thấy chuyện này rất là bình thường, vợ chồng thì phải san sẻ với nhau chứ, đúng không? Vậy mà chuyện đến tai họ hàng nhà chồng, ai nấy đều cười Khánh và chỉ trích tôi. Họ cho rằng như thế là chồng sợ vợ. Đàn ông chỉ quanh quẩn bếp núc thì không làm được việc gì ra hồn!
Lúc đầu tôi cũng không biết đâu. Mấy lần đi làm về thấy chồng đang đứng trong khu bếp, tay thoăn thoắt nấu ăn mà tôi cảm động. Tôi mới chụp hình lại và đăng lên Facebook. Ở dưới phần bình luận toàn là những lời khó nghe đến từ họ hàng nhà chồng. Người thì nói: “Khánh sợ vợ nhỉ” , kẻ thì thêm lời: ” Chắc lấy vợ về để… đội lên đầu” … Mẹ chồng đọc được thấy chướng tai quá, liền gọi lên mắng tôi 1 trận. Từ đó, tôi cũng hạn chế đăng ảnh chồng.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hôm trước, nhà chồng có giỗ, Khánh đưa vợ con cùng về quê. Thấy mấy cô mấy bác đang xúm vào làm cỗ, tôi cũng xắn tay áo vào làm, chẳng nề hà gì… Ai sai gì thì làm nấy, chứ cũng không ngồi cố định.
1 bác gái đưa cho tôi tảng thịt quay to đùng, bảo tôi chia nhỏ thành 10 đĩa. Tôi cũng răm rắp nghe theo. Vừa thái xong tảng thịt đấy, còn chưa kịp thở, 1 bác khác lại đưa cho tôi 1 mẹt 5 con gà luộc, bảo tôi chia tiếp thành 10 đĩa. Tôi cũng nhanh nhẹn vâng dạ nhận lấy.
Trời thì nắng chang chang, chỗ tôi ngồi chẳng có lấy 1 chiếc quạt. Thái hết 10 đĩa thịt, mồ hôi toát ra như tắm. Tôi chỉ kịp quệt ngang những giọt mồ hôi đang chảy xuống mắt, rồi lại cầm dao chặt gà. Thế nhưng đang chặt được con gà thứ 2 thì cô của Khánh dòm sang, cười khanh khách: “Ôi dời, cháu chặt gà kiểu gì đấy. Nát hết cả con gà rồi, mà chặt thế này có chia được thành 10 đĩa không?”.
Thú thực, việc chặt gà đẹp mắt để bày cỗ thì tôi không khéo. Nhưng tôi đã học qua lớp dạy nấu ăn và được Khánh chỉ bảo nhiều lần nên cũng không đến nỗi. Vậy mà cô ấy chê ỏng chê eo. Khá bối rối, tôi đáp lại: ” Con gà này luộc hơi nhừ 1 chút ạ, nên thịt mới bị bở, con trước cháu chặt đây”.
Cô của Khánh liếc sang đĩa gà trước đó, bĩu môi, không nói năng gì rồi bỏ đi làm tiếp việc của mình. Mấy người họ hàng nhân thể chuyện này thì bắt đầu công kích tôi: ” Bác nghe nói ở nhà toàn thằng Khánh nấu cơm à? Giữ chân đàn ông thì tốt nhất là qua đường dạ dày. Phụ nữ vụng về sớm muộn chồng cũng chán mà trả về nơi sản xuất đấy”, “Kiếm tiền có giỏi đến mấy thì vẫn không được quên nhiệm vụ của người vợ là phải lo chuyện nội trợ, cái gì cũng để chồng làm, mọi người cười cho”, “May là cháu lấy được thằng Khánh ấy, chứ người khác thì chắc…”.
Nghe mà ức đến cổ, nhưng tôi cũng không cãi, cố ngậm bồ hòn làm ngọt. May thay chồng tôi đứng gần đó, nghe thấy nên đỡ lời hộ: “Nhà cháu không cần giỏi mấy thứ này. Nhà một người giỏi là đủ rồi. Gớm, mấy cô mấy bác bây giờ được chồng nấu ăn cho thì có sướng không? Lại bảo là không đi? Phụ nữ ai chả thích chiều chuộng, được chồng săn sóc. Vợ cháu kiếm tiền cũng mệt rồi, cháu muốn cô ấy được nghỉ ngơi”.
Nghe chồng tôi nói xong, mấy người ấy im bặt. Có lẽ đa phần phụ nữ ghen tị với tôi, tư tưởng còn cổ hủ nên mới trù ẻo, chê trách như vậy, nhưng tôi không quan tâm đâu. Tôi nhìn Khánh đầy xúc động. Có chồng thông cảm và hiểu cho mình thế là đủ rồi!
Khốn đốn vì tính hào phóng của chồng
Vợ chồng tôi đang lục đục vì bao nhiêu tiền thưởng tết, các khoản dự trù tiêu của tháng 2, chồng đã lì xì và tặng họ hàng hết.
Vừa qua Mùng 10 tết, từ quê, chồng gọi điện thủ thỉ: "Vợ chuyển cho anh ít tiền, đi đường xa mà không có tiền trong túi thì không yên tâm". Tôi giật mình hỏi: "Trước tết, anh mới nhận tiền lương thưởng còn lấy thêm mười triệu để về quê, sao giờ còn hỏi tiền".
Chồng thủng thẳng đáp: "Lâu lâu mới về quê, em phải cho anh thể hiện chứ, chừng đó thấm vào đâu".
Để có niềm vui cho các cháu gái, chồng tôi đã cho "bay" toàn bộ thưởng tết - Ảnh minh họa
Tôi nhẩm tính, ngoài khoản quà cáp tôi mua sẵn, chồng đem theo hơn hai chục triệu đồng trong chuyến về quê mà giờ không còn một đồng nào. Tôi chẳng lạ gì tính hào phóng của chồng, nhưng anh tiêu tiền kiểu đó thì những ngày sắp tới chúng tôi lấy gì mà chi tiêu đây?
Những năm trước, gia đình tôi về ăn tết cùng ông bà ngoại, nhưng năm nay tôi mới sinh bé nên ở nhà, chỉ chồng và con trai về quê.
Ba mẹ tôi chỉ có hai con gái, tôi lấy chồng cách xa 300 cây số, còn em gái đi xuất khẩu lao động nên năm nào vợ chồng tôi cũng sắp xếp về.
Cũng may ba mẹ chồng luôn ủng hộ việc này vì bên nhà chồng đông anh em, đến tết tề tựu đầy đủ. Bình thường, tôi luôn là người tính toán chi phí trong mỗi chuyến đi sao cho hợp lý. Vợ chồng tôi đều làm nhà nước, lương thưởng có hạn, nếu không tính toán rất dễ hụt tiền chi tiêu sau tết.
Thế mà, chỉ sau 2 tuần, toàn bộ số tiền chồng đem theo đã hết. Tôi thấp thỏm sợ chồng dính vào bài bạc cá độ nên gọi điện hỏi thăm ba mẹ để dò la tình hình.
Nhưng chưa kịp hỏi, mẹ tôi đã bảo: "Năm rồi vợ chồng con làm ăn được hay sao mà thấy Tuấn mạnh tay thế". Hỏi kĩ hơn mới biết, chồng tôi có tiền trong tay nên được dịp thể hiện tính hào phóng.
Thay vì mừng tuổi các cụ mỗi người 200 ngàn đồng như mọi năm, anh mừng luôn 500 ngàn đồng, các cháu mỗi đứa từ 100 ngàn đồng tới 500 ngàn. Chưa kể, vào chơi nhà họ hàng nào gặp người ốm hay mất hết tài sản do đợt lũ lụt, anh rút cho luôn.
Tôi thở dài ngao ngán, đành kể hết sự tình với mẹ. Mẹ cười nói: "Thôi con ạ, xởi lởi trời cho, ki bo trời buộc". Thực tình, ngoài việc tặng tiền họ hàng và lì xì các cháu quá tay thì chồng tôi cũng không tiêu pha gì.
Nhưng nghĩ đến khoản tiền bỉm sữa, tiền học cho con tháng tới mà tôi ức chế. Trước tết chồng bảo, hai vợ chồng đều nhận hai tháng lương liên tiếp nên anh cầm tiền vậy thôi chứ sẽ dè sẻn để sau tết mang đưa tôi. Thà rằng chúng tôi giàu có đã đành, đằng này, tính toán nát óc mới đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng.
Do chồng thoải mái chi tiêu khi về quê, mới đầu năm, tôi đã đau đầu vì chuyện tiền bạc (ảnh minh họa)
Mọi chuyện không dừng lại ở đó. Hôm nay tôi nhận được điện thoại của một người anh họ. Anh bảo: "Biết đầu năm hỏi chuyện tiền bạc là không hay, nhưng hôm tết chú về chơi có hứa với cháu, giờ cháu nó chuẩn bị làm thủ tục đi học tiếng Anh rồi, hai em cho anh chị mượn một ít để đóng tiền". Tôi ngã ngửa, từ chối không được mà nhận lời cũng không xong.
Hỏi lại chồng mới lộ ra, anh không chỉ hứa với anh họ, mà khá nhiều người ở quê sẽ cho mượn tiền để làm nhà, đổi xe. Tôi thở dài ngao ngán: "Anh hứa thì tự xoay xở mà cho mượn, em không đủ tiền nuôi con, không lo được".
Chồng lúng túng: "Do anh thấy mọi người ở quê khổ quá, giúp được gì thì giúp chứ. Mà họ hàng nhà em, chứ phải nhà anh đâu". Điều chồng tôi nói không sai, nhưng muốn lo cho người khác thì bản thân mình phải có điều kiện đã, sao anh không chịu hiểu điều đó.
Choáng váng thấy cỗ quan tài ngay cửa nhà, tôi gào tên con nhưng cô hàng xóm xua tay bảo tôi đi ngay kẻo muộn Quá mức hoảng loạn, tôi chạy về nhà mẹ đẻ. Giờ tôi chỉ muốn ly hôn chồng nhưng con tôi thì vẫn đang ở với anh ta. Tôi lại sợ chồng mà không dám về, giờ tôi phải làm sao? Tôi 32 tuổi nhưng vẫn độc thân chưa có mảnh tình vắt vai nào. Ở quê tôi, tuổi này vẫn chưa có chồng...