Về quê sau 5 năm khổ sở kiếm tiền xây nhà cho bố mẹ nhưng nhìn căn nhà mà tôi choáng váng, càng sốc với lời giải thích của chị dâu
Hớn hở về quê, còn mang theo bao nhiêu dự định về chuyện cưới xin. Thế nhưng khi thấy căn nhà trước mặt, tôi như rơi xuống vực thẳm vì quá sốc.
Tốt nghiệp đại học, tôi ở lại thành phố làm việc kiếm tiền. Nhờ phấn đấu, bươn chải và không quản khó khổ, tôi nhanh chóng được đề bạt lên vị trí trưởng phòng. Ngoài làm ở công ty, tôi còn nhận thêm việc về nhà làm, rồi chủ nhật thì đi phát tờ rơi quảng cáo. Ngay cả việc ăn uống, mua sắm tôi cũng tiết kiệm tối đa. Cũng 5 năm nay, vì công việc, vì kiếm tiền mà tôi không về quê, thậm chí ngày lễ, Tết. Bởi những ngày đó, nếu chịu khó tăng ca thì tiền kiếm được sẽ gấp 2 hoặc gấp 3.
Tôi không phải kiểu người thực dụng, chỉ là tôi muốn kiếm tiền gửi về cho bố mẹ ở quê. Bố mẹ sống chung với vợ chồng anh trai tôi, họ cũng làm nông, cũng khổ sở chứ chẳng dư dả gì. Mỗi tháng tôi gửi về 10 triệu, cuối năm nhận thưởng, tôi gửi về nhiều hơn. Mục đích của tôi là xây căn nhà mới và tôi cũng nói rõ điều này với vợ chồng anh trai mình. Cuối năm ngoái, tôi gửi về nhà 700 triệu. Đó vừa là số tiền tôi tiết kiệm vừa là tôi vay thêm ở công ty. Anh trai tôi nói xây căn nhà kiên cố, khang trang và mua sắm nội thất hết từng ấy tiền. Rồi anh ấy còn chụp ảnh căn nhà gửi qua cho tôi xem. Tôi rất ưng ý.
Hôm qua, tôi về quê sau 5 năm khổ sở, kiếm tiền không ngừng nghỉ. Lần này về quê, tôi có ý định nói với bố mẹ chuyện cưới xin của mình. Nào ngờ khi đến trước nhà, tôi đứng sững, ba lô trên tay rơi xuống đất vì bàng hoàng. Vẫn là căn nhà cũ, vẫn là góc sân cũ. Mọi thứ dường như chẳng hề thay đổi gì cả.
Không chấp nhận được, tôi bỏ vào lại thành phố nhưng vẫn rất ấm ức, khó chịu. (Ảnh minh họa)
Thấy tôi, chị dâu đang làm vườn vội vã chạy vào, cười ngọt xớt hỏi han. Bố mẹ tôi cũng dừng việc ra đón tôi, kéo tôi vào. Tôi hỏi nhà mới đâu, tiền tôi gửi về đâu? Tại sao nhà mới không có mà ngay cả cái ti vi, cái tủ lạnh cũng chẳng đổi được cái mới hơn? Tại sao bố mẹ tôi vẫn phải đi làm vườn, nuôi gà vịt trong khi mỗi tháng tôi đã gửi về 10 triệu để lo ăn uống cho hai người?
Quá tức giận, tôi hét ầm lên. Lúc này, chị dâu tôi mới ngập ngừng nói sự thật. Nhà có xây thật nhưng là bên nhà chị, vợ chồng chị ban ngày qua đây phụ bố mẹ làm vườn, ban đêm về nhà mới ở. Còn tôi, sau này tôi có vợ thì sống với bố mẹ, xây nhà khác cũng không muộn?
Tôi nghe mà không lọt lỗ tai. Có ai đời anh trai lấy tiền em gửi về để xây nhà mới ở, bỏ bê bố mẹ già yếu trong căn nhà lụp xụp? Đã thế bố mẹ tôi còn bênh anh trai, nói sợ anh ấy bị bạn bè chê cười, chứ ông bà xác định sẽ sống với tôi chứ không ở với con trai cả. Tôi cạn lời, cảm giác 5 năm qua bị cả gia đình hùa nhau lừa dối. Không chấp nhận được, tôi bỏ vào lại thành phố nhưng vẫn rất ấm ức, khó chịu. Phải làm sao để lấy lại số tiền 700 triệu đây? Và có nên tiếp tục gửi 10 triệu về nuôi bố mẹ nữa không?
Video đang HOT
(windy8290…@gmail.com)
Chồng hủy kết bạn Facebook, về quê cưới vợ mới
Thanh sững sờ khi người bạn hỏi nửa đùa nửa thật: "Có cho mấy đứa nhỏ về ăn cưới ba nó không?", chị trấn tĩnh mấy giây rồi gượng gạo: "Về làm gì?".
Mối tình của Thanh và Huỳnh là một chuỗi nhùng nhằng khổ sở, với sự góp mặt không nhỏ của bà mẹ chồng ở quê.
Thời đại học, dù nhiều vệ tinh "chất lượng cao", nhưng Thanh nhận lời yêu Huỳnh vì anh có tài ăn nói và những chiêu tán tỉnh lãng mạn ồn ào.
Chồng ngang nhiên cưới vợ mới ở quê (Ảnh minh họa)
Ra trường, Thanh làm trong một hãng mỹ phẩm và nhanh chóng thăng tiến lên vị trí phó phòng marketing, Huỳnh vẫn là nhân viên làng nhàng.
Được hai năm, mẹ Huỳnh muốn con về quê trông coi tiệm tạp hóa nhỏ của gia đình. Huỳnh ngọt nhạt với Thanh, rằng vì chữ hiếu nên phải về, Thanh có thương Huỳnh thì cùng về quê, vì trước sau gì hai người cũng cưới nhau.
Thanh bỏ qua ngăn cản của gia đình, bạn bè, bỏ việc để theo người yêu. Cô còn năn nỉ ba mẹ cho Huỳnh mượn một số vàng lớn để dồn vốn nâng tiệm tạp hoá trở thành đại lý hoá mỹ phẩm.
Họ thành lập công ty, thuê thêm hàng chục nhân viên, kinh doanh thuận lợi, tiền bạc đổ về, Huỳnh sắm thêm xe tải để phục vụ công việc, rồi dư dả còn mua thêm mảnh đất để dành.
Giấc mơ về ngôi nhà và những đứa trẻ đang tới gần, thì mẹ Huỳnh bất ngờ không đồng ý Thanh, lý do hai người không hợp tuổi. Bà khóc lóc, dọa tử tự nếu con trai cãi lời. Bà xua đuổi, không cho Thanh đến làm việc.
Thanh đành trở lại thành phố tìm việc làm với lời hứa hẹn của bạn trai: "Để anh từ từ thuyết phục gia đình".
Thiếu bàn tay tháo vát của Thanh, công việc của Huỳnh sa sút, phải đóng cửa công ty. Số vốn ban đầu giờ chỉ còn non nửa, Huỳnh hứa sẽ về thành phố làm lại từ đầu để hoàn vốn cho cha mẹ Thanh. Anh mở công ty hóa mỹ phẩm mới tại địa chỉ nhà Thanh.
Sau cả năm ì ạch, Huỳnh không thu được đồng vốn nào, đành dẹp công ty để thu hồi vốn. Lần này, số tiền hụt thêm gần một nửa. Huỳnh vẫn xin Thanh cho Huỳnh chứng minh khả năng một lần nữa.
Lần này, Huỳnh cùng hai người bạn doanh hàng điện máy gia dụng. Sau một năm, hai người bạn gọi Thanh đến và nói không chấp nhận Huỳnh nữa vì anh ta hiện nghiện game nặng và không đóng góp gì cho công ty.
Đúng lúc ấy, mẹ Huỳnh lại cho người gọi con về gấp vì bà ốm nặng. Thanh lại gạt nước mắt chia tay, hy vọng số vốn ít ỏi còn lại Huỳnh sẽ gầy dựng lại tiệm tạp hóa mà lo cho gia đình.
Hoá ra, mẹ ốm nặng chỉ là cái cớ để bà mẹ buộc con trai về, bà mai mối cho anh một cô gái gần nhà. Thanh yêu cầu Huỳnh dứt khoát giải quyết chuyện này thì anh khóc lóc, năn nỉ Thanh bỏ qua. Thanh bỏ qua thật, và họ quyết định tổ chức đám cưới.
Vì mẹ phản đối đám cưới, nên Huỳnh phải nhờ má nuôi đứng ra nói chuyện với gia đình Thanh. Thương con gái, gia đình Thanh đồng ý. Sau khi cưới, Huỳnh chuyển đến ở rể.
Sống chung, Huỳnh tỏ rõ là người vô trách nhiệm. Ngoài giờ đi làm, anh cắm mặt vào cày game. Ngay cái ly uống cà phê hay cái chén anh ta ăn cơm, vợ cũng là người dọn. Việc chăm sóc con, Huỳnh phó mặc cho vợ và nhà vợ.
Mẹ vợ lên tiếng trách thì Huỳnh dằn dỗi, than "chó chui gầm chạn" nên đòi về quê. Ngày nọ, Huỳnh nói ở quê có một công việc tốt, Huỳnh muốn về vừa đi làm, vừa gần gia đình để thuyết phục mẹ chồng chấp nhận nàng dâu.
Thời gian đầu, cứ cuối tuần anh đều đều lên thăm vợ con. Đến khi Thanh mang bầu đứa thứ hai thì anh thưa gặp vợ con dần, lý do đưa ra vẫn là "bận kiếm tiền lo cho mẹ con em". Vợ bầu bì, sinh nở, anh mặc cho nhà vợ lo lắng, chăm sóc.
Thanh vừa làm mẹ vừa làm cha, trong khi chồng mất dạng (Ảnh minh họa)
Một nách hai con, Thanh vừa làm mẹ vừa làm cha. Các con Thanh lớn lên quen dần với lý do "ba bận rộn nên ít lên thăm". Một năm qua, lấy lý do dịch COVID-19, Huỳnh ngưng hẳn, không lên thăm mấy mẹ con. Ngày tết, Thanh đòi đưa con về quê, Huỳnh ngăn cản quyết liệt.
Đến bây giờ, khi nghe một người bạn nửa đùa nửa thật hỏi: "Có cho mấy đứa về ăn cưới ba nó không?", Thanh chết sững, rồi gượng gạo: "Về làm gì?". Trấn tĩnh hỏi lại, chị mới hay Huỳnh vừa cưới vợ mới vài ngày. Hình cưới giăng đầy Facebook, do Huỳnh đã lặng lẽ hủy kết bạn với Thanh và gia đình cô.
Thanh là người biết việc này cuối cùng, sau tất cả bạn bè.
Nghe anh rể tương lai than thở về số tiền anh phải bù vào để trả viện phí cho chị gái mà tôi sững sờ Anh rể tương lai lương mỗi tháng gần 40 triệu đồng, có nhà riêng nên cả nhà tôi đều mừng cho chị gái có chỗ dựa tốt. Nhưng khi nghe anh ấy tiết lộ số tiền bỏ ra trả viện phí cho chị gái mà tôi xót xa. Bố mẹ tôi làm ruộng, nhà có 4 anh em, anh tôi đã có vợ...