Về quê ở cữ cả tháng, mẹ chồng chỉ cho nàng dâu ăn đúng một món, hóa ra sau đó là ẩn ý sâu xa
Thấy mẹ chồng cứ cho mình ăn mãi một món này, Hạnh chạnh lòng không hiểu mình đã sai ở đâu.
Hạnh vừa mới sinh em bé đầu lòng, theo như thống nhất từ đầu của hai vợ chồng thì cô sẽ về quê sống với mẹ chồng. Bà sẽ là người giúp chồng Hạnh trông nom, săn sóc hai mẹ con, mặc khác vì bà là người đã có kinh nghiệm nên chuyện này cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Mặc dù Hạnh và mẹ chồng chưa từng có va chạm hay xích mích gì, nhưng cô vẫn cảm thấy hơi ái ngại khi nghĩ tới những ngày sống chung. Phần vì vừa sinh xong mất sức và mệt mỏi, căng thẳng, phần lại vì không có chồng ở cạnh bên khiến Hạnh càng lo nghĩ nhiều, cô sợ mình sẽ vô tình làm phật ý mẹ chồng mà không biết.
Sau 1 tháng kể từ ngày mẹ con Hạnh về, chuyện trong nhà cô vẫn vui vẻ ấm êm, tuyệt nhiên không có chút khúc mắc nào. Chỉ có điều này khiến Hạnh băn khoăn nghĩ ngợi mãi. Cô không hiểu sao bữa sáng nào mẹ chồng cô cũng mua bánh đúc cho cô ăn.
(Ảnh minh họa)
Mấy ngày đầu Hạnh công nhận là bánh đúc ở quê chồng làm rất ngon, cô có thể đánh chén tì tì mà không biết chán. Nhưng món ngon đến mấy, chỉ cần ăn đi ăn lại nhiều ngày cũng sẽ đến ngày cảm thấy khó nuốt trôi, huống hồ mẹ chồng Hạnh lại mua triền miên đủ cả 30 ngày.
Nỗi niềm băn khoăn của Hạnh mãi vẫn chưa được giải đáp, vì cô sợ mẹ chồng đã mất công mất sức đi mua đồ cho hai mẹ con cô, chăm sóc từ cái tã cái chăn, bây giờ cô lại ý kiến với bà vì món ăn sáng thì nghe có hơi vô lý, sợ bà tự ái. Nhưng nếu không nói ra, quả thật Hạnh chỉ có thể giả vờ ăn hết khi mẹ mang vào, rồi đem bỏ vào thùng rác, vì không thể nào ăn cố thêm được nữa.
Hôm ấy chồng Hạnh về, cô tranh thủ tỉ tê với chồng, nhờ chồng truyền đạt lại với mẹ xem tình hình có khả quan hơn không. Quả nhiên ngay khi chồng Hạnh mở lời, mẹ chồng cô đã biết ngay anh định nói gì, bà vội phân trần:
“Cái chuyện mua đồ ăn sáng cho vợ con ấy, mẹ chỉ muốn vợ con biết quý trọng đồng tiền, không thể ăn những món quá cao sang được. Mình ở quê thì lấy đâu ra bún, miến, phở mà đổi món? Đã có mà ăn thì đừng có kêu ca, xưa mình ở cữ còn phải tự ra đồng cấy từ trong tháng kia kìa.”
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Hạnh nhăn mặt nhăn mũi, vẫn không hiểu sao mẹ chồng lại cố ý muốn dạy cho mình bài học về tiền nong? Chợt cô sực nhớ ra một điều, tiền mà vợ chồng cô tích góp định để dành đưa cho mẹ chồng lo chi tiêu ăn uống trong những ngày cô ở quê, cô vốn đã quên đưa bà mất rồi. Vậy là trong suốt 1 tháng vừa qua, bà phải dùng đồng lương hưu ít ỏi của mình để nuôi 3 miệng ăn.
Nghĩ tới đây, Hạnh vừa thấy hổ thẹn, vừa thấy thương mẹ chồng mà cũng giận chính mình. Mặc dù cô không cố ý, nhưng chứng “não cá vàng” của phụ nữ sau sinh quả là rất rắc rối. Biết sai ở đâu thì sửa ở đó, Hạnh đã chủ động gửi tiền mẹ chồng ngay sau khi sực nhớ ra, và tất nhiên những bữa cơm sau của cô cũng trở nên thi vị hơn nhiều rồi.
Theo Afamily
Con dâu ở cữ bị mẹ chồng bỏ mặc, chồng hờ hững
Ngay từ lần đầu tiên Trang về ra mắt gia đình Thành, mẹ anh đã không chấp nhận cô làm con dâu vì bà chê nhà Trang ở vùng sâu vùng xa không xứng với đứa con trai cao to giỏi giang có điều kiện của bà.
Thế nhưng, sau đó vì sự cương quyết của Thành, bố mẹ anh cũng đành cúi đầu chấp nhận đám cưới của Thành và Trang. Cứ nghĩ kết hôn rồi sẽ thành người 1 nhà thì mẹ chồng không còn ghét bỏ mình nữa, nhưng Trang đã nhầm, sau khi cưới, mẹ chồng cô cả ngày chăm chăm gây khó dễ cho con dâu khiến cô vô cùng mệt mỏi.
Hồi mới cưới xong, gia đình Trang ở quê có lên thăm con gái 1, 2 lần và ngủ lại qua đêm vì nhà xa. Nhưng mỗi khi thấy thông gia đến mẹ chồng lại mặt nặng mày nhẹ và tỏ thái độ khinh ghét, đến bữa cơm Trang còn không dám mua thức ăn cho bố mẹ.
Vì vậy, càng ngày bố mẹ Trang sợ thông gia không dám lên nữa, nếu có nhớ con gái phải lên thăm thì sẽ ở nhà nghỉ chứ không vào nhà mẹ chồng cô.
1 thời gian sau, Trang có thai, tưởng được mẹ chồng nhẹ tay đối đãi, nhưng nào ngờ "ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng" là có thật, mặc dù đứa con trong bụng Trang là cháu nội bà, nhưng bà vẫn dửng dưng không quan tâm.
Đến ngày sinh con, vì phải mổ nên sức khỏe của cả mẹ và con Trang không được tốt, Trang cứ cựa người là lại đau khắp mình mẩy vậy nên muốn nhờ mẹ chồng chăm sóc. Thế nhưng, bà đáp gọn lỏn:
-Trước kia tôi cũng đẻ mà có cần ai chăm đâu. Phụ nữ trên đời này có ai không đẻ, mà làm gì có ai kêu ca như cô, chỉ khéo giả vờ là nhanh.
Trang ấm ức nói với mẹ chồng:
-Vậy có thể cho mẹ con lên chăm con 1 thời gian được không?
Mẹ chồng vội vàng xua tay:
-Nhà này không có chỗ chứa thêm người nữa đâu, với lại tôi không quen ở cùng nhà với người lạ.
Bực mình nhưng không dám nói gì, tối hôm đó Trang đành phàn nàn với chồng không ngờ anh ta nói:
- Em chịu đựng 1 tý đi, chỉ có 1 tháng thôi mà, chớp mắt cái là hết có gì mà cứ phải kêu ca.
-Thế anh chăm em đi.
-Anh không biết chăm bà đẻ.
Câu nói đó của chồng khiến Trang đã buồn càng buồn hơn, lúc đó cô như không biết phải nương tựa vào ai khi chính chồng mình cũng trở nên lạnh nhạt xa lạ.
Suốt những tháng ở cữ, Trang không thể trông mong vào ai được nữa, đành phải tự mình làm tất cả mọi việc khiến cô đau đớn vô cùng về cả tinh thần lẫn thể xác. May mắn thay cuối cùng Trang cũng vượt qua thời gian khó khăn 1 cách an toàn.
Trong khi mẹ chồng cô suốt ngày hết đi tập văn nghệ xóm lại đi họp phường, còn Thành thì về đến nhà là ôm chặt cái điện thoại, Trang vừa chăm con vừa dọn dẹp nấu nướng hầu hạ cả nhà chồng. Nhiều lúc cô uất hận chỉ muốn bỏ đi nhưng nghĩ đến đứa con vừa chào đời cô lại như được tiếp thêm sức mạnh.
3 năm sau, 1 lần mẹ chồng đi tập khiêu vũ không may ngã gãy chân, phải nằm trên giường không thể đi lại được. Sau khi đưa mẹ vào viện, Thành nói với vợ:
-Anh với bố đều phải đi làm, em ở nhà chăm sóc mẹ chu đáo nhé.
Trang rướn lông mày đáp:
-Anh nói thế là sao? Em còn phải chăm con, thời gian đâu mà chăm mẹ.
-Con thì gửi đến nhà trẻ, chắc cũng chỉ vài tháng là mẹ đi lại được thôi, em chịu khó 1 thời gian có gì mất mát đâu.
Trang tức giận nhìn chằm chằm vào chồng:
-Lúc tôi ở cữ anh cũng nói chịu khó 1 tháng, giờ chăm mẹ chồng anh cũng nói chịu khó, còn anh thì ở đâu? Anh yêu quý mẹ anh, anh nói hay như vậy thì tự mình chịu khó chăm sóc bà ấy đi, còn tôi không có nghĩa vụ đó.
Thành bực mình quát lên với vợ:
-Em thật là hẹp hòi, chuyện đã qua lâu rồi sao cứ phải nhắc lại, thù lâu như thế để làm gì, phận làm con thì phải hiếu thảo với bố mẹ, tại sao lại nói không có nghĩa vụ chăm sóc mẹ? có lẽ, trước kia anh đã nhìn lầm về con người em.
Nghe vậy Trang thật sự chỉ thấy buồn nôn:
-Anh thấy tôi bất hiếu? Vậy anh có thấy mẹ anh vô tình với tôi thế nào khi tôi ở cữ không? Năm đó mẹ anh còn khỏe mạnh như vậy không chịu động tay giúp tôi nửa việc, bây giờ nằm liệt giường lại bắt tôi tận hiếu sao? Mẹ con nhà anh cứ nằm mơ giữa ban ngày đi.
Dứt lời cô bỏ đi để mặc chồng ngẩn tò te. Bất đắc dĩ Thành phải xin nghỉ phép để chăm mẹ, nhưng được 2 ngày thì anh quá mệt mỏi không chịu đựng được lại tiếp tục cầu xin năn nỉ vợ đến bệnh viện chăm mẹ.
Thấy chồng như vậy, Trang cũng suy nghĩ rất nhiều, tuy nhiên nỗi uất ức năm xưa cô không bao giờ có thể quên. Bởi vậy, trong lòng cô luôn phân vân việc chăm sóc mẹ chồng có nên làm hay không?
Theo Thể thao Xã hội
Phát sợ vì mẹ chồng ăn ở bẩn, nàng dâu không cam chịu sống chung với lũ nên đã nghĩ ra diệu kế này Quá hãi hùng với thói ăn ở bẩn của mẹ chồng, nàng dâu liền nghĩ ra kế để bà tự nguyện chừa tật. Nhung về làm dâu nhà bà Hoan mới được 6 tháng, nhưng ngay từ khi cô có bầu đã được nghe mẹ chồng rào trước sẽ phải về quê ở với bà. Thật ra đã đi lấy chồng, sống phận...