Về quê lụa Tân Châu “lai rai” với món ngon làm từ… lía
Nhắc đến những món đặc sản ở đầu nguồn biên giới Tân Châu (tỉnh An Giang), thực khách sẽ nằm lòng danh sách quen thuộc, như: Bánh bò Út Dứt, mắm cá mè vinh, tung lò mò.
Đặc biệt, các món ăn vặt được làm từ lía thì không thể bỏ qua, bởi nó góp phần tạo nên danh tiếng ẩm thực ở xứ lụa.
Theo mọi người giải thích, lía là tên gọi khác của con hến. Còn theo dân bản địa, đây là 2 loại khác nhau. Chị Ánh Loan (phường Long Hưng) cho biết, con lía thuộc họ với hến, nhưng vỏ mỏng hơn.
Lía được cào trên sông, các con kênh, trước đây chỉ ăn theo mùa, giờ đã được bán quanh năm, trở thành món ăn vặt quen thuộc. “Lía có thể gọi là món đặc sản của Tân Châu. Món này, luộc rau răm, xào tỏi, xào mắm me… “lai rai” cả buổi không ngán” – chị Loan chia sẻ.
Lía luộc sả
Cách ăn lía phổ biến là đem luộc, vì giữ nguyên vị ngọt thơm. Theo nhu cầu thực khách, các quán chế biến ngày càng nhiều hương vị, như: Lía xào tỏi, lía xào sả, lía xào me cay… để mới lạ và hấp dẫn hơn. Tuy có biến tấu đa dạng, nhưng nguyên tắc là xào nấu đơn giản, bởi như thế hương vị đặc trưng của lía mới không bị mất đi.
Video đang HOT
Nước chấm ăn kèm với món lía cũng rất quan trọng, thường là nước mắm me chua ngọt pha sệt, thêm chút ớt hoặc sa tế tùy vào mức độ ăn cay của từng người. Khi ăn, nhiều người thích cầm vỏ lía chấm trực tiếp vào nước chấm thay vì dùng muỗng, tăm tách thịt rồi mới chấm.
Lía xào me cay
Con lía chín rất nhanh, nên chỉ khi nào khách gọi món chủ quán mới chế biến, chỉ vài phút là có món ăn được làm từ lía nóng hổi và ngon lành. Màu vỏ lía bắt mắt trên nền sả xanh, điểm xuyến thêm vài đọt rau quế non mơn mởn, tỏi cháy thơm giòn… Thức uống kèm theo khi ăn lía cũng bình dị quen thuộc, là đá me, mủ gòn, hột é, sâm…
Chị Thơ (xã Tân An) chia sẻ, “bí quyết” chế biến lía ngon ở chỗ sử dụng lửa vừa, không quá lớn hay quá nhỏ để con lía vừa chín tới, giữ nguyên độ ngọt, thịt không bị tóp… Vị ngọt của lía quyện với nước mắm me vừa chua vừa cay tạo cảm giác hấp dẫn không thể lẫn với món ăn nào khác.
Từ món ăn dân dã, lía trở thành đặc sản của xứ lụa Tân Châu
Từ một món ăn chơi ở quê, lía ngày càng được ưa chuộng. Các quán bán lía nhờ đó tồn tại theo năm tháng, giá cả cũng rất bình dân.
Con lía có tính hàn, đặc biệt được ưa chuộng ăn vào mùa hè. Những ngày mưa se lạnh, được thưởng thức đĩa lía nóng hổi cùng hàn huyên bên bạn bè chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một cảm giác rất thú vị.
'Vũ nữ chân dài' - món nhậu nức tiếng 'tốn mồi' ở An Giang
Vùng đất An Giang lắm điều hay, ẩm thực vô cùng phong phú. Trong đó phải kể đến món nhậu tốn mồi là khô nhái. Về miền Tây nhiều du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên khi được nghe nhắc rất nhiều đến cụm từ "kiểu nữ đại gia" hay "vũ nữ chân dài" nhưng thực tế đó lại là tên gọi mĩ miều của người dân dành cho món cực phẩm khô nhái trứ danh.
"Vũ nữ chân dài" là cái tên mĩ miều mà người dân miền Tây nói về món khô nhái. (Ảnh: Internet)
Được biết, "quê gốc" của món khô nhái này ở tận Campuchia. Tuy nhiên, không chỉ nhập về bán, dưới bàn tay tài hoa của người dân vùng sông nước, món nhái còn được tự biến tấu theo bí quyết riêng để cho ra đời loại đặc sản chỉ riêng miền Tây mới có.
Ngoài ra, ngay chính miền Tây sông nước cũng là nơi sinh sống, tập trung của ếch, nhái, nhiều nhất là vùng An Giang. Nhái cơm sinh sôi nhiều vào mùa mưa. Nhái cơm sau khi được đánh bắt về có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, để bảo quản được lâu người dân miền tây đã tiến hành phơi khô nhái cơm.
Sơ dĩ món nhậu tốn mồi khô nhái này được ưu ái đặt cho danh xưng "kiều nữ chân dài" mĩ miều đến vậy bởi muốn tôn vinh một món ăn bình dân, hoang dã nhưng mang đến trải nghiệm vị giác "cực phẩm". Hơn thế còn là thức ăn "thượng hạng" trong việc cung cấp caxi dồi dào cho cơ thể. Theo Đông y, khô nhái còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm và tốt cho xương khớp.
Thịt nhái có thành phần dinh dưỡng cực kỳ ấn tượng. Vừa nhiều đạm, không chất béo lại giàu canxi, thích hợp cho tất cả mọi người. Do sống trong môi trường hoang dã, không nuôi được kiểu kinh tế như ếch nên thịt "kiều nữ" rất dai ngon và không độc.
Bình dị, hoang sơ là thế nhưng để món "vũ nữ chân dài" thượng hạng khi chế biến cũng cần sự tỉ mỉ, lâu công phải biết. Nhái đem về phải chặt bỏ đầu, lột da, mổ bụng, lôi hết ruột ra, rửa thật cẩn thận, ướp cùng muối, tiêu và ớt để thấm đều trước khi phơi trong khoảng thời gian phơi tầm 2 nắng.
Khô nhái có nhiều kiểu chế biến ra món ngon, nhưng phải nói "tuyệt đỉnh" ẩm thực nhất phải là món khô nhái chiên hoặc khô nhái nướng trên than hồng. Khô nhái sau khi chiên dùng chấm với mắm me hoặc tương ớt ăn kèm rau xanh tùy thích dùng chung với rượu đế cứ phải gọi là "hết sảy".
Thơm ngon bánh hẹ Tân Châu - An Giang Du lịch An Giang không chỉ được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên yên bình, núi non hùng vĩ, mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng độc đáo, chỉ có riêng ở nơi đây. Có dịp về vùng đất Thất Sơn (Bảy Núi), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có nguồn gốc từ...