Về quê đón con: TP.HCM cấp giấy, có tỉnh vẫn ‘lắc đầu’
Dù TP.HCM đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành trực thuộc trung ương, trong đó có các tỉnh miền Tây, về việc hỗ trợ cho phụ huynh ở thành phố về địa phương đón con nhưng nhiều tỉnh thành vẫn lắc đầu.
Chốt kiểm soát phòng chống dịch số 1 tỉnh Vĩnh Long vẫn từ chối cho phụ huynh từ TP.HCM vào địa bàn tỉnh này đón con – Ảnh: CHÍ HẠNH
Ngày 4-10, anh T.Q.K. từ TP.HCM về xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long để đón hai con đang kẹt lại ở quê từ tháng 6-2021 bởi dịch COVID-19. Trước khi lên đường đón con, anh K. đã làm các thủ tục theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải TP.HCM và ngành y tế.
Anh K. được Sở Giao thông vận tải cấp giấy đi đường (cho người và xe), có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19. Con anh K. cũng được xét nghiệm âm tính với COVID-19 để thuận tiện cho quá trình đưa đón trở về TP.HCM.
Hành trình của người cha đi đón con qua được các chốt kiểm soát dịch của các tỉnh Long An, Tiền Giang.
Tuy nhiên, khi xuống dốc cầu Mỹ Thuận (thuộc phường Tân Hòa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long), lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch số 1 chặn lại kiểm tra giấy tờ.
“Mặc chúng tôi trình bày lý do và cung cấp giấy tờ liên quan để được đi đường nhưng CSGT trực chốt từ chối và thông báo buộc phải cách ly 14 ngày. CSGT hướng dẫn nhờ người nhà đưa con từ huyện Trà Ôn lên chốt số 1 hoặc quốc lộ 1, đoạn gần cầu Cần Thơ để bàn giao.
Lực lượng làm nhiệm vụ vẫn từ chối với lý do chưa nhận được chỉ đạo của cấp trên cho các trường hợp được vào địa phương đón con. Vào địa phận, có xét nghiệm âm tính, đã tiêm vắc xin và vẫn phải cách ly”, anh K. kể.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết tỉnh chưa nhận được văn bản phối hợp từ các cơ quan chức năng ở TP.HCM về việc tổ chức cho công dân tự đi đón con đang mắc kẹt do dịch trở về.
“Thời gian qua, Vĩnh Long cũng tổ chức đón công dân về quê, trong đó có rất nhiều trẻ em. Để làm được việc này, tỉnh có văn bản gửi TP.HCM để phối hợp, kèm theo danh sách cụ thể, thời gian đón, điểm đón. Việc phối hợp là để đảm bảo an toàn cho đối tượng đi đón và người được đón” – vị lãnh đạo cho hay.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thùy Trang, tạm trú phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá (Kiên Giang), cho hay con gái 17 tuổi của bà năm nay vào học lớp 12 ở Vĩnh Long. Nhà trường thông báo ngày 8-10 chuẩn bị học tại trường, nhưng giờ không biết xin ai để được đi.
“Có dịch vụ xe chuyển bệnh tư nhân nhưng hợp đồng phải thuê đi TP.HCM giá 7 triệu đồng, mặc dù tôi chỉ đi chưa được nửa đường” – bà Trang kể.
Video đang HOT
Ông Bùi Trung Thực, phó chủ tịch UBND TP Rạch Giá, vừa ký văn bản quy định người có hộ khẩu muốn đi ra khỏi địa phương này phải lên phường xin giấy và test âm tính COVID-19.
Tỉnh Kiên Giang dù áp dụng chỉ thị 19 nhưng còn một số địa phương thuộc diện nguy cơ rất cao, nguy cơ cao nên nếu đi khỏi địa bàn tới tỉnh khác sẽ phải cách ly.
Cà Mau giải quyết cho dân ra khỏi tỉnh để làm việc, đi học
Ngày 4-10, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản “giải quyết nhu cầu ra khỏi tỉnh của người dân”.
Theo đó, tỉnh thống nhất việc di chuyển ra khỏi tỉnh mà không phải cấp giấy đi đường đối với các trường hợp: người dân, người lao động, học sinh, sinh viên, các chuyên gia… do giãn cách xã hội phải ở lại Cà Mau, nay có nhu cầu về lại nơi cư trú hay đến các tỉnh, thành phố khác để nhập học, lao động, công tác và không quay lại Cà Mau.
Trường hợp địa phương nơi đến yêu cầu phải có văn bản cho phép của UBND tỉnh Cà Mau thì liên hệ với Văn phòng UBND tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.
Tất cả trường hợp di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh phải có giấy cam kết (đánh máy hay viết tay) di chuyển đúng lộ trình, địa điểm đến và thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của tỉnh, thành phố nơi công dân đến; có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 (test nhanh hoặc xét nghiệm PCR).
Nhà dân biến thành "hầm chứa nước" sau mưa lớn ở Sài Gòn
Trận mưa lớn kéo dài hơn nửa giờ khiến nhiều tuyến đường tại TPHCM ngập sâu, giao thông ùn tắc, nhà dân nước ngập lênh láng.
Sáng 25/5, mưa lớn xuất hiện diện rộng ở nhiều nơi tại TPHCM, một số tuyến đường rơi vào cảnh ngập úng.
Nhiều điểm ngập báo động đỏ trên toàn TPHCM (Ảnh: UDI Maps).
Ghi nhận tại đường Ung Văn Khiêm (quận Bình Thạnh, TPHCM), sau 30 phút mưa lớn, đoạn đường chừng 1,5km từ chân cầu Sài Gòn tới đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ngập sâu nhiều điểm.
Mực nước sâu từ 0,5 - 0,7m khiến phương tiện di chuyển khó khăn, giao thông ách tắc.
Không chỉ đường Ung Văn Khiêm, nhiều tuyến đường khác ở khu vực phía Đông thành phố như Bình Lợi, Xô Viết Nghệ Tĩnh...; phía Tây thành phố như Nguyễn Văn Quá, Phan Văn Hớn... cũng ngập nặng.
Nước lên cao khiến việc kinh doanh, buôn bán của người dân gặp khó khăn, nhiều cửa hàng, nhà dân trũng thấp bị nước tràn vào lênh láng.
Một công nhân môi trường ở quận Bình Thạnh đang dùng tay móc rác bị tắc dưới cống để nước rút nhanh.
Trong khi đó, khu vực đường Bình Lợi (quận Bình Thạnh) cũng trong tình trạng mênh mông nước, nhiều con hẻm nhỏ ngập sâu.
Người dân mò mẫm đi trong những con hẻm ngập sâu lút bánh xe tại chân cầu Bình Lợi.
Nhiều phương tiện chết máy, người dân đẩy xe hì hục giữa mưa lớn.
Một số nhà dân dùng bao cát, ván gỗ chắn trước cửa nhà đề phòng nước dâng cao tràn vào.
Công việc buôn bán người dân ế ẩm, phải tạm ngừng hoạt động khi nước lên quá cao.
Tiệm sửa xe của anh Nguyễn Hữu Chính (đường Ung Văn Khiêm) bị nước tràn vào, ngập hơn 0,4m. "Cứ mỗi khi mưa lớn tầm 20-30 phút là ngập vậy đó, nước lên nhanh nhưng rút chậm lắm. Mỗi lần nước rút là dọn dẹp bùn đất, rác mệt lắm", anh Chính ngán ngẩm nói.
Trong khi đó nhiều nhà dân ở khu vực này biến thành "hầm chứa nước" mỗi khi mưa lớn xuất hiện.
Đường ngập sâu khiến nhiều phương tiện di chuyển chậm chạp, giao thông ùn ứ kéo dài.
Chuyên gia từ TPHCM chi viện Đắk Lắk điều trị ca mắc Covid-19 nặng Trước tình trạng BN3836 tại Đắk Lắk có diễn tiến bệnh nặng, phải thở máy, 4 chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM đã đến địa phương này để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Chiều 24/5, trao đổi PV Dân trí , bác sĩ Châu Đương - Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk, cho biết, các...