Về Pù Luông ôm trọn cảnh sắc non xanh nước biếc
Đường về Pù Luông không quá khó như cung đường ở Tây Bắc, cảnh sắc hai bên đường tuyệt đẹp với địa hình đồi núi trùng điệp, một màu xanh ngắt của những cánh rừng nguyên sinh, ruộng lúa.
Ruộng bậc thang Pù Luông vào những ngày tháng 8
Nằm cách sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 95km về hướng tây bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở hai huyện Bá Thước và Quan Hóa không làm bạn thất vọng. Cảnh sắc nơi đây gây ấn tượng mạnh với rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang được bao phủ bởi đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm.
Mấy năm nay Pù Luông được nhắc đến như một “hiện tượng” của du lịch tỉnh Thanh Hóa: cảnh sắc tuyệt vời làm say đắm lòng người, hệ thống núi non trùng điệp ôm trọn bản Đôn, bản Leo, bản Hiêu…, những cánh rừng nguyên sinh, những thác nước, những hang động, ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp, mây vờn mây dày đặc quanh sườn núi.
Nơi đây còn là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Thái (đen), Mường. Ngoài nghỉ dưỡng, bạn còn được thưởng thức những đặc sản như cơm lam, vịt cổ lũng, măng đắng, cá suối nướng… và nếp sinh hoạt đậm nét địa phương của bà con đồng bào.
Cảnh sắc tuyệt đẹp trên đường đến Pù Luông, núi non trùng điệp một màu xanh mướt mắt
Cuối tháng 5 giữa tháng 6 đây là mùa nước đổ, bắt đầu vào mùa vụ mới, nên khắp các thửa ruộng bậc thang là màu xanh non của lúa.
Còn cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa mà có thể nói là đẹp nhất trong năm ở Pù Luông, những thửa ruộng bậc thang khoác lên mình tấm áo vàng rực rỡ, biểu hiện của sự ấm no, trù phú.
Đến Pù Luông ăn chơi quên cả lối về
Bản Đôn, Bản Leo có thể nói là hai bản trung tâm khi bạn đến thăm Pù Luông. Ở đây có những resort cảnh sắc đẹp khỏi bàn, view “xịn sò” với ruộng bậc thang xanh ngắt, xa xa là đỉnh Pù Luông – đỉnh núi cao nhất tại đây.
Video đang HOT
Resort Pù Luông – Luna được anh chị chủ chăm chút kỹ lưỡng từng ngóc ngách trong nhà, cành cây cọng cỏ…
Từ nơi nghỉ, bạn có thể mượn xe đạp hoặc xe máy dạo một vòng bản Đôn, bản Leo. Bạn nhớ sạc pin, dọn ổ cứng điện thoại, vì quá nhiều chỗ “check-in” tha hồ cho bạn “sống ảo” quên cả lối về.
Rất nhiều resort view “thần thánh” tại trung tâm bản Đôn – “trái tim” của Pù Luông
Hang Kho Mường (Hang Dơi) nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) – một điểm đến không thể bỏ qua khi đến đây, gợi cho ta cảm giác như vùng đất còn yên ngủ, hùng vĩ và kỳ bí chờ bạn khám phá
Thiên nhiên tươi đẹp quanh thác Hiêu (xã Lũng Cổ, huyện Bá Thước)
Tham quan và thưởng thức chè xanh tại ngôi nhà sàn cổ hơn 60 năm tuổi của người Thái (đen) tại bản Leo
Pù Luông vẫn còn giữ cảnh sắc, bản sắc riêng. Trong chuyến đi, tôi không nhìn thấy những chai nhựa vứt lung tung ở đây, đường làng khá sạch sẽ. Tôi hy vọng dù sau này du lịch có phát triển mạnh mẽ đến đâu, xin hãy giữ cho Pù Luông bản sắc riêng, nguyên bản nhất.
Rời Pù Luông, tôi như được nạp đầy đủ nguồn năng lượng tích cực, chắc chắn tôi sẽ còn quay lại một ngày không xa. Còn bạn, nếu đang tìm một nơi nào đó để nạp năng lượng sau bao bộn bề của công việc, ngột ngạt nơi phố thị thì Pù Luông là nơi bạn nên đến!
Thăm kinh thành cổ Lam Kinh – thêm tự hào trang sử Việt
Từ sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) về Pù Luông, bạn nhớ ghé tham quan khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) nằm trên trục đường đi, cách sân bay Thọ Xuân gần 30km.
Khu di tích Lam Kinh có diện tích khoảng 200 ha, với nhiều công trình kiến trúc còn tồn tại hàng trăm năm từ thời Hậu Lê (nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược lừng lẫy chiến công ở thế kỷ 15).
Giếng cổ – nước giếng trong xanh quanh năm cung cấp nước cho điện Lam Kinh
Bên phải sân rồng có cây đa hàng trăm năm tuổi, hàng chục người ôm
Nếu muốn tham gia lễ hội Lam Kinh thì bạn đến đây vào hai ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng tám âm lịch hằng năm, cùng nhân dân trong vùng tổ chức lễ để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân
Cao Bằng có gì mà khách đến một lần còn mãi vấn vương?
Cao Bằng từ lâu đã thu hút đông đảo khách du lịch đam mê khám phá và chinh phục các cung đường đồi núi, cảnh sắc bốn mùa nên thơ...
Cao Bằng là một tỉnh miền núi giáp với Trung Quốc, với cảnh thắng mang đẹp hoang sơ hùng vĩ. Mỗi thời điểm trong năm, Cao Bằng lại mang một vẻ đẹp rất riêng, mùa nào cũng đẹp cũng khiến du khách phải ngỡ ngàng và yêu thích. Thời tiết Cao Bằng chia rõ thành mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Ảnh: Hà Lê
Điểm đến mang dấu ấn đặc trưng nhất của Cao Bằng chính là thác Bản Giốc - thác nước hùng vĩ nổi tiếng thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Thác nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 100km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 400km. Đây là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, và lớn thứ tư trong các thác nước nằm trên một đường biên giới. Ảnh: Hà Lê
Thác Bản Giốc sừng sững hiện ra như một dải lụa trắng ngần giữa bức tranh thiên nhiên đẹp như miền cổ tích ấy. Vốn đã trở thành niềm tự hào chung của người dân Cao Bằng từ lâu, thác Bản Giốc ngày nay đang thu hút một số lượng lớn lượt khách quan trong và ngoài nước mỗi năm. Ảnh: Hà Lê
Thác Bản Giốc nằm ngay tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Từ 15.9.2023 đến 14.9.2024, khách du lịch Việt Nam và Trung Quốc có thể tham quan khu vực thác Bản Giốc (Cao Bằng) và Đức Thiên (Quảng Tây). Ảnh: Hà Lê
Động Ngườm Ngao là nằm trong ngọn núi hùng vĩ tại bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Nơi đây cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 3km. Hang động này đã được hình thành từ khoảng 300 năm triệu năm trước. Nơi đây vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch triệt để nên vẫn giữ vẻ hoang sơ. Ảnh: Trung Hiếu
Thung Lũng Phong Nậm là một xã nhỏ của huyện Trùng Khánh, chỉ cách trung tâm thành phố 15 km. Du khách sẽ có cảm giác như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh khi đến thung lũng yên bình này, nơi dòng Quây Sơn xanh màu ngọc bích uốn lượn giữa những cánh đồng lúa, rặng tre, trúc... Ảnh: Tân Văn
Bên cạnh cảnh đẹp, ẩm thực Cao Bằng cũng khá ấn tượng. Đặc sản trứ danh chính là bánh cuốn Cao Bằng, ăn với nước xương ninh thơm thơm vị ớt cùng măng ngâm mắc mật. Người dân còn gọi là "bánh cuốn canh", để phân biệt với bánh cuốn ở miền xuôi. Xắn miếng bánh dẻo, dai và thơm nguyên mùi gạo mới, bánh cuốn canh Cao Bằng khiến các du khách không thể bỏ qua, để rồi "ăn một lần nhớ mãi". Ảnh: Hà Lê
Nhân bánh cuốn Cao Bằng có thể được xào sẵn cùng thịt hoặc trứng. Nước chấm bánh cuốn là nước canh xương ninh, không có váng mỡ mà ngọt lịm. Thêm chút hành hoa, rau mùi, nấm hương, mộc nhĩ và vài thìa thịt băm nhuyễn là đã có bát nước canh hấp dẫn ăn kèm bánh cuốn. Tùy theo khẩu vị, sở thích mà có người thích ăn bánh cuốn canh không hoặc thêm quả trứng, miếng giò... Ảnh: Hà Lê
Ẩm thực Cao Bằng cũng khiến nhiều thực khách ngỡ ngàng với phở thịt heo và phở vịt quay. Phở Cao Bằng sợi dẻo mềm. Phở vịt quay khá cầu kỳ. Trước tiên là khâu tẩm ướp: vịt mổ moi, nhồi lá mác mật và gừng tỏi băm nhỏ, cho thêm vài thìa nước mắm rồi dùng lạt tươi khâu kín vết mổ lại. Khi quay gia vị sẽ ngấm vào làm thịt vịt đậm đà hơn và nước thịt ngọt tiết ra, hòa với các loại gia vị thành một thứ nước thơm ngậy. Ảnh: Hà Lê
Vịt là món ăn nổi tiếng ở Cao Bằng. Ảnh: Hà Lê
Bánh sắn là thức quà vặt rất đáng thử khi tới Cao Bằng. Bánh sắn Cao Bằng khác miền xuôi một chút về hình dạng khi được đóng trong khuôn như chiếc bánh Trung Thu nướng, hương vị càng nổi bật nhờ vừng đen. Ảnh: Hà Lê
Xôi lạp xưởng cũng là một món ăn đáng thử khi tới Cao Bằng. Ảnh: Hà Lê
Phố đi bộ ở Cao Bằng nhộn nhịp ngày cuối tuần. Ảnh: Hà Lê
Kết thúc cả ngày rong ruổi giữa non nước, du khách có thể trở về thành phố hòa vào không khí nhộn nhịp trên phố đi bộ Kim Đồng giữa trung tâm. Ảnh: Hà Lê
'Bỏ túi' những điểm du lịch hấp dẫn khi đến Huế Cố đô Huế không chỉ là nơi còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của dân tộc, mà còn là vùng đất có đồi núi, đồng bằng, sông nước và biển tạo nên nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Đại Nội Huế - Ảnh: VGP/Lê Hoàng Đến với Huế, du khách sẽ có cơ hội...