Về nhà đầu tư chiến lược của Dawaco: CTCP Đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung
Đáng chú ý, giai đoạn từ năm 2010 – 2016, CTCP Đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng nể, từ 30 – 40%/năm.
DMT Group là một tập đoàn lớn, có tốc độ phát triển nhanh và đã chứng minh năng lực bằng nhiều công trình tại địa phương
(Ảnh: DMT Group)
Cũng giống như nhiều công ty nước sạch được cổ phần hóa tại các tỉnh thành khác, Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco – Mã CK: DNN) là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử và đang nắm giữ vị thế độc quyền tại Đà Nẵng khi quản lý mạng lưới cấp nước trên toàn địa bàn thành phố.
Sau khi cổ phần hóa, Dawaco (Mã CK: DNN) đã thực hiện niêm yết hơn 57,9 triệu cổ phần trên sàn chứng khoán Upcom (thuộc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX) từ tháng 7/2017, với mức giá 10.300 đồng/cổ phiếu.
Dù sở hữu lợi thế độc quyền và tiềm năng phát triển từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng, cổ phiếu DNN lại được giao dịch với mức giá chưa bằng 1/2 mệnh giá, dao động quanh mức 4.800 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, cổ phiếu DNN gần như không có thanh khoản, nên thị giá cổ phiếu khó có thể đảm bảo việc phản ánh đúng tiềm năng phát triển của doanh nghiệp này.
Đặc biệt là khi Dawaco có sự đồng hành của nhà đầu tư chiến lược là một tập đoàn lớn, có tốc độ phát triển nhanh và đã chứng minh năng lực bằng nhiều công trình tại địa phương.
Tiềm lực của nhà đầu tư chiến lược
Một nguyên nhân khác khiến cho cổ phiếu DNN luôn trong tình trạng thiếu thanh khoản đến từ cơ cấu cổ đông, hiện vẫn còn khá cô đặc của Dawaco.
Hiện nay, Dawaco đang có sự tham gia góp vốn của 2 cổ đông lớn là: Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng (đại diện cho phần vốn Nhà nước) với 60,08%; nhà đầu tư chiến lược là CTCP Đầu tư Đà Nẵng – Miền Trung (DMT Group) nắm giữ 35% vốn điều lệ. Số cổ phần còn lại, đa phần do các cán bộ công nhân viên nắm giữ và bị hạn chế chuyển nhượng.
Bài 1: Không ai, tổ chức, đơn vị nào có thể lấy người dân Đà Nẵng làm “con tin”!
Bên cạnh đó, cổ phần của nhà đầu tư chiến lược cũng bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1/11/2016. Điều này cũng đồng nghĩa, DMT Group sẽ đồng hành cùng Dawaco ít nhất là đến cuối năm 2021.
Video đang HOT
Được biết, DMT Group là một doanh nghiệp được thành lập từ ngày 4/7/2007 với mức vốn điều lệ chỉ 15 tỷ đồng. Đến cuối năm 2016, quy mô vốn của DMT Group được nâng lên mức 255 tỷ đồng. Đáng chú ý, giai đoạn từ năm 2010 – 2016, Tập đoàn này đã đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đáng nể, từ 30 – 40%/năm.
Mức thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên tại DMT Group được tiết lộ lên tới 12 triệu đồng/người/tháng, đóng góp cho ngân sách thành phố cả trăm tỷ đồng mỗi năm.
DMT Group hiện sở hữu “hệ sinh thái” gồm 4 công ty thành viên là: CTCP Công trình Giao thông Đà Nẵng – Miền Trung; Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng DMT – Cienco; Xí nghiệp chế biến vật liệu xây dựng DMT; CTCP Đầu tư Việt Tín. Bên cạnh việc góp vốn tại Dawaco, DMT còn tham gia góp vốn vào công ty liên kết khác là CTCP Thủy điện A Vương.
Tập đoàn tư nhân này cũng đã ghi nhiều dấu ấn tại Đà Nẵng với nhiều công trình, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Theo giới thiệu, DMT Group đã đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, bàn giao cho thành phố hơn 2.000 lô đất đã có đầy đủ cơ sở hạ tầng để bố trí tái định cư và 210 căn hộ chung cư nhà ở xã hội.
Về kinh doanh bất động sản, DMT Group cũng ghi đậm dấu ấn với các dự án có quy mô đến hàng trăm tỷ đồng trên địa bàn Đà Nẵng như: Khu đô thị Phước Lý, Khu đô thị Yên Thế Bắc Sơn, Khu dân cư Quang Thành 3B, Khu dân cư Bàu Mạc, Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng.
Vị trí “chiến lược” của 2 khu đô thị Phước Lý và Yên Thế – Bắc Sơn của DMT Group (Nguồn: DMT Group)
Mặc khác, DMT Group đã nhiều năm liên tiếp lọt vào danh sách các doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng của Tổng cụ thuế. Riêng năm 2017, Tập đoàn này thậm chí đã lọt được vào “top” 300 doanh nghiệp trên tổng số 1.000 doanh nghiệp trong danh sách.
Tại Dawaco, DMT Group có 2 “ghế” trong Hội đồng quản trị là ông Đặng Thanh Bình (Chủ tịch HĐQT DMT Group) và ông Thái Văn Thành (Tổng Giám đốc DMT Group).
Bên cạnh chức Chủ tịch HĐQT tại DMT Group, ông Bình còn là Chủ tịch HĐQT của CTCP Đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng (SDN); CTCP Nhựa cao cấp Đà Nẵng – Miền Trung và CTCP Công trình Giao thông Đà Nẵng – Miễn Trung.
Đáng chú ý, SDN là công ty thành viên của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn ( SGI) – một trong những tập đoàn được giới thiệu là “tập đoàn tư nhân hàng đầu tại Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trong việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao và dẫn đầu về thành tích thu hút FDI tại Việt Nam”.
SGI là một trong những công ty từng do doanh nhân Đặng Thành Tâm (Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – Mã CK: KBC) đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, theo giấy thay đổi đăng ký kinh doanh cấp ngày 25/6/2014, vị trí của ông Tâm đã được thay thế bằng bà Hồ Thị Kim Oanh (sinh năm 1973).
Kết quả kinh doanh của Dawaco ra sao?
Kể từ năm 2014 – nay, Dawaco ghi nhận sự tăng trưởng tích cực trong kết quả kinh doanh. Cụ thể, trong khi doanh thu thuần năm 2014 của Dawaco đạt 332 tỷ đồng, thì đến năm 2017, chỉ số này đã đạt 450,56 tỷ đồng, tăng trưởng tới 35,7%.
Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực, với biên lợi nhuận được cải thiện rõ rệt, tăng từ mức 10% năm 2014 lên mức 27% sau 9 tháng đầu năm 2018.
Cũng cần phải lưu ý, ngày 2/11/2017, UBND TP. Đà Nẵng đã có công văn yêu cầu Dawaco thực hiện thay đổi chế độ ghi nhận khấu hao tài sản cổ định từ phương pháp khấu hao nhanh sang phương pháp khấu hao đường thẳng trong khoảng thời gian chốt số liệu chờ cổ phần hóa (năm 2015 và 10 tháng đầu năm 2016).
Do đó, với chi phí khấu hao từng năm được điều chỉnh thay đổi (giảm), mức lợi nhuận ghi nhận chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi sau khi HĐQT của Dawaco “chốt” phương án cuối cùng.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh các tháng cuối năm 2018 và các năm sau của Dawaco đang gặp phải những thách thức mới.
Trao đổi với VietTimes, ông Hồ Hương – Tổng Giám đốc của Dawaco cho biết, từ năm 2003 tới nay chưa có năm nào xảy ra mặn tại cửa thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ (một trong những nhà máy có công suất lớn của Dawaco) trong tháng 10 và tháng 11.
Bài 2: Tổng Giám đốc Dawaco chính thức xin lỗi người dân và cộng đồng doanh nghiệp Đà Nẵng
Nhưng trong năm 2018, độ mặn đo được luôn đạt trên 1.000mg/l – hay nói cách khác, nguồn nước cấp cho nhà máy đang bị nhiễm mặn.
Điều này gây ảnh hưởng đến công tác vận hành sản xuất của Dawaco, dẫn đến việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn tỉnh không được đảm bảo. Vị Tổng Giám đốc của Dawaco cũng gửi lời xin lỗi đến người dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố về việc thiếu nước sạch trong thời gian qua.
Được biết, Dawaco cũng đang đề nghị UBND TP. Đà Nẵng đầu tư xây dựng NMN Hòa Liên có tổng mức đầu tư là 1.243,71 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự cân đối của Dawaco. Hy vọng, với sự tham gia của cổ đông chiến lược DMT Group, Dawaco sẽ có thể huy động đủ nguồn lực cho dự án này, góp phần giải quyết bài toán thiếu nước cho thành phố Đà Nẵng trong tương lai không xa./.
Theo viettimes.vn
Chưa kịp vui, đại gia Đặng Thành Tâm đã nhận "trát" từ thanh tra thuế
Vừa báo tăng lãi đột biến trong quý III thì Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã bị cơ quan thuế truy thu và phạt chậm nộp gần 5,6 tỷ đồng. Trong khi đó, sự đột phá doanh thu trong quý III của KBC cũng mới chỉ giúp tổng công ty này hoàn thành được 64% mục tiêu về doanh thu và 66% mục tiêu về lợi nhuận của cả năm.
KBC vẫn phải bứt phá mạnh trong quý cuối cùng thì mới có thể hoàn thành được kế hoạch mà ĐHĐCĐ đã thông qua
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) vừa thông báo nhận được quyết định của Tổng cục Thuế về kết quả thanh tra thuế thời kỳ 2015-2017 với tổng số tiền truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp gần 5,6 tỷ đồng.
Trong đó, tổng số tiền truy thu qua thanh tra là 4,1 tỷ đồng (truy thu thuế GTGT 1,6 tỷ và thuế thu nhập doanh nghiệp 2,5 tỷ đồng). Số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, vi phạm sử dụng hóa đơn là 841 triệu đồng. Số tiền chậm nộp là 630 triệu đồng (tính đến 30/10).
Ngoài ra, cơ quan thuế còn giảm thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của tổng công ty này số tiền 1,4 tỷ đồng. Trong đó, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của năm 2016 là 371 triệu đồng và năm 2017 hơn 1 tỷ đồng.
Chi phí các khoản phải nộp của KBC cho cơ quan thuế
Đây là một thông tin không mấy tốt lành đối với ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị KBC. Tuy nhiên, ông chủ KBC vẫn có thể phấn khởi vì kết quả kinh doanh trong quý III của tổng công ty này đã có sự chuyển biến đáng kể.
Cụ thể, trong quý III vừa qua, KBC báo doanh thu tăng mạnh 25% so với cùng kỳ lên 657,2 tỷ đồng nhờ doanh thu nhờ tăng trưởng mạnh doanh thu cho thuế đất khu công nghiệp. Song song với đó, với việc giá vốn giảm nên lãi gộp của KBC đã tăng mạnh 61% so với cùng kỳ lên 416,3 tỷ đồng.
Mặc dù chi phí tài chính tăng gần gấp đôi, chi phí bán hàng tăng hơn 6 lần, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể còn phần thu từ công ty liên kết thì ghi nhận lỗ, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của KBC vẫn đạt 301,6 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận khác tiếp tục lỗ thêm 2,4 tỷ đồng, (tăng lỗ gấp 5 lần cùng kỳ) khiến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của KBC giảm còn 299,2 tỷ đồng. Kết quả này dẫu vậy vẫn tăng gấp rưỡi so với quý III/2017. Lãi sau thuế đạt 237,4 tỷ đồng, tăng hơn 48% cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng, KBC đạt doanh thu 1.661 tỷ đồng, tăng hơn 64% cùng kỳ 2017. Tuy nhiên, do chi phí tăng cao nên lãi trước thuế 9 tháng giảm gần 12% so cùng kỳ còn 673,4 tỷ đồng; lãi sau thuế 528,5 tỷ đồng, giảm gần 8%.
Như vậy, sự đột phá doanh thu trong quý III của KBC cũng mới chỉ giúp tổng công ty này hoàn thành được 64% mục tiêu về doanh thu và 66% mục tiêu về lợi nhuận.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu KBC sụt giảm nhẹ 0,4% trong phiên 7/11, đứt mạch 7 phiên liền không giảm của mã này. Với thị giá 12.300 đồng/cổ phiếu, hiện KBC đã tăng hơn 6% trong vòng chu kỳ 3 tháng giao dịch, tuy nhiên, so với hơn 1 năm trước, KBC vẫn mất giá hơn 5,7%.
Theo Dân trí
Gian lận thuế, công ty của ông Đặng Thành Tâm bị phạt nặng Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) do ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa công bố thông tin bất thường liên quan quyết định xử lý vi phạm thuế của Tổng cục Thuế với tổng số tiền lên tới hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó, tiền truy thu thuế qua thanh...