Về làng bánh gai chỉ rộn ràng nhất dịp giáp Tết
Ai qua quê lúa nhớ ghé xã Tân Hòa/ Bánh gai dẻo thơm mua lấy làm quà/ Hương gai, hương nếp đậm đà khó quên.
Làng bánh gai xã Tân Hòa có lệ làm riêng là chỉ làm dịp giáp tết
Xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình từ lâu nổi tiếng là mảnh đất của những chiếc bánh gai dẻo thơm, ngon nức tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Trên khắp tỉnh, thành, bánh gai Tân Hòa đang chiếm vị trí đặc biệt của những người sành ăn, tìm về thứ quà đồng quê giản dị, gần gũi.
Tìm đến Tân Hòa những ngày cuối năm, thoảng trong gió đã có mùi thơm nồng của gạo nếp và đỗ xanh. Theo cụ Đỗ Văn Hạ (82 tuổi) người thôn Đại Đồng, xã Tân Hòa chia sẻ, nghề làm bánh ở đây có khoảng 400 năm, không rõ chính xác có từ bao giờ. Cứ theo truyền thống cha truyền con nối, mà các hộ gia đình vẫn giữ gìn cho đến ngày nay.
Tân Hòa là xã có truyền thống làm bánh gai nhưng để nghề phát triển phải kể đến công lao của bà Nguyễn Thị Thì, thôn Tường An. Bà được người dân nơi đây mệnh danh là “bà tổ của làng nghề” bởi hầu hết chủ cơ sở làm bánh gai nổi tiếng ở xã đều là những người con, người cháu, trực tiếp do bà Thì truyền dạy kinh nghiệm.
Theo chia sẻ của những người dân làm bánh lâu năm, để làm chiếc bánh là cả một quá trình đầy kì công, tỉ mỉ của người làm bánh trong tất cả các khâu. Đầu tiên, giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Thường khi xưa giã bằng cối đại hai người nhún và một người trực ở cối đá để đảo trộn cho thật đều.
Khi giã phải giã liên tục cho thật đều nhịp chày, trộn cho thật kỹ đến khi nào bột nhuyễn, dẻo quánh. Khi luyện đã đến độ thử kiểm tra bằng cách xoa đầu ngón tay xem bột mịn chưa, nếu bột mịn, mềm dẻo có màu đen bóng, cầm hai đầu kéo mà không đứt hoặc nắm bột bỏ lên lòng bàn tay thấy bột cứ từ từ xệ ra thì mới được.
Một thứ vô cùng quan trọng làm nên hồn cốt bánh gai Tân Hòa, chính là pha chế mật, mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt mà nhận biết. Lấy bột này đem nặn từng cục tròn rồi dàn mỏng trên lòng bàn tay, lấy nhân cho vào giữa, vê lại sao cho nhân nằm gọn giữa lòng chiếc bánh.
Khâu hấp bánh cũng vô cùng quan trọng, mà cụ Đỗ Văn Hạ gọi đó là thử sự tinh hoa và sự nhạy bén người trông bánh. Nếu để sôi quá bị “hấy” bánh ăn mất ngon. Khi gắp bánh ra, bánh phải tỏa ra mùi thơm, bùi, nức mũi mới đạt tiêu chuẩn. Bánh được hấp cách thủy trong khoảng từ 1-2h, tùy theo số lượng phải căn chỉnh thời gian phù hợp, nếu quá sớm bánh chưa kịp chín mềm, quá lâu bánh sẽ bị nhão, mất độ dẻo ngọt đặc trưng.
Cách gói bánh cũng là khâu để người ăn đánh giá tay nghề người làm. Lá chuối khô được chọn phải là chuối tiêu, sau khi vuốt phẳng gói lại cho khéo thành từng chiếc bánh vuông vắn, quấn một chiếc lạt giang bên ngoài. Sau khi nặn, bánh sẽ được lăn qua mỡ để thêm độ bóng và bớt dính, sau đó rắc vừng lên trên để thêm vị bùi khi ăn.
Gói bánh cũng đòi hỏi nghệ thuật. Lá khô là cách tốt nhất để bảo vệ bánh được lâu và giữ được hương vị. Người thưởng thức thấy bánh nhiều lá mà hiểu rằng họ độn lá vào cho bánh to để chiêu khách, nói vậy là phụ công người làm bánh nhiều lắm.
Gia đình chị Hồng Nhung cũng “phất lên” từ chính nghề truyền thống quê hương
Video đang HOT
Nhộn nhịp nhất dịp giáp Tết
Ở Tân Hòa có nghề làm bánh thì ai cũng biết, vì nghe tên quen thuộc với khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc mà đặc biệt dân lái xe. Tuy nhiên, có cái lệ độc đáo khiến Tân Hòa trở nên nổi tiếng đó là làng chỉ nhộn nhịp làm bánh nhất dịp cận Tết.
Khác với những làng bánh khác, bánh gai Tân Hòa có một điểm đặc biệt đó là đa số các hộ gia đình làm bánh đều là người dân trong làng, họ làm bánh như một nghề tay trái. Đặc biệt, tại đây công việc làm bánh chủ yếu diễn ra vào khoảng thời gian hai tháng cận Tết. Đó chính là lúc bận rộn nhất khi liên tục nhận các đơn hàng từ các tỉnh ngoài.
Đến Tân Hòa dịp cận Tết, ai cũng sẽ không khỏi bất ngờ bởi không khí nhộn nhịp khắp làng trên, xóm dưới bởi đó là thời gian họ tập trung vào công việc làm bánh. Anh Vũ Hồng Đam (25 tuổi) chia sẻ: “Tôi là người Tân Hòa, gia đình có truyền thống làm bánh từ nhiều năm nay. Thời gian trong năm công việc chính của bố mẹ tôi là công nhân, còn cứ dịp cuối năm này thì nhà tôi bắt đầu làm bánh gai để bán”.
Hầu hết các hộ gia đình tại đây đều có truyền thống như vậy. Người dân tại đây gọi là đón Tết sớm, bởi vì không khí náo nức làm bánh trong từng gia đình vui không khác gì không khí Tết. Nhiều người đi làm ăn xa cũng tranh thủ về sớm để phụ công việc làm bánh của gia đình.
Anh Đam chia sẻ thêm, dù là thanh niên đi làm ăn xa, nhưng thời gian cuối năm anh luôn tranh thủ về sớm để làm bánh cùng gia đình, vừa thêm thu nhập ngày Tết, vừa giữ nghề truyền thống, nét đặc trưng của quê hương. Có dịp cao điểm Tết, nhà anh nhận trung bình 2.000 chiếc bánh đặt hàng từ khách. Đa phần khách cũ, cứ dịp cận Tết họ đến đặt gia đình để làm.
Vì vậy, đa số gia đình tại đây đều tập trung làm bánh cao điểm dịp cuối năm. Dù vất vả vì thời gian giáp Tết Nguyên đán, nhưng người dân nơi đây suốt nhiều năm vẫn giữ gìn nét làm bánh riêng biệt của quê mình.
Bánh gai chính là món quà quê dân dã từ chính bàn tay tài hoa của người dân quê lúa
Phất lên nhờ làm bánh
Không chỉ là nghề truyền thống của quê hương, sản xuất chủ yếu vào dịp Tết. Hiện nay, một số hộ gia đình tại Tân Hòa đã chuyển mình sang sản xuất bánh gai chuyên nghiệp với quy mô nhà xưởng, thời gian liên tục trong năm. Không ít gia đình đã “đổi đời” nhờ bánh gai.
Ngôi nhà khang trang, rộng rãi với đầy đủ tiện nghi nằm tại trung tâm xã là cơ sở sản xuất bánh gai Hoàng Nhung do chị Ngô Hồng Nhung làm chủ chính là thành quả từ việc phát triển nghề truyền thống.
Hơn 25 năm trước, vợ chồng chị Nhung chỉ là những người làm thuê cho các hộ dân làm bánh trong xã. Chồng chị đi giao hàng cho các nơi ở thành phố, còn chị trực tiếp làm và gói bánh. Đến năm 1992, vợ chồng chị Nhung quyết định “suy nghĩ lớn”, mở cơ sở sản xuất bánh gai Hoàng Nhung tại chính mảnh đất tư gia.
Chị Nhung chia sẻ: “Làm bánh gai không quá vất vả nhưng đòi hỏi người làm có sự cần mẫn và tỉ mỉ. Phải thường xuyên thức khuya, dậy sớm nên nếu không yêu nghề, say nghề thì rất khó giữ được nghề. Trung bình mỗi ngày gia đình tôi sản xuất được khoảng 3.000 bánh vào mùa đông và 1.000 bánh vào mùa hè”.
Trước đây, gia đình chủ yếu sản xuất dịp Tết giống bà con trong xã với một số đơn hàng nhỏ. Sau thời gian nghiên cứu, với mong mỏi phát triển nghề truyền thống của quê hương, cũng như khát vọng làm giàu từ chính tài sản của cha ông để lại. Chị Nhung mở thêm xưởng bánh, cũng là người tiên phong cho việc chuyên nghiệp hóa làm bánh gai của làng thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước.
Không chỉ làm giàu cho gia đình khi xây được cơ ngơi tư gia tiền tỷ từ chính sự mày mò, học hỏi, dám nghĩ lớn. Cơ sở sản xuất bánh gai Hoàng Nhung còn tạo việc làm cho 7 lao động trong xã với thu nhập bình quân 2 – 3 triệu đồng/người/tháng, hầu hết đều là người cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn.
Bà Vũ Thị Vườn, 63 tuổi, thôn Đại Đồng cho biết: “Tôi gắn bó với nghề làm bánh gai đến nay đã hơn 20 năm. Làm ở đây vừa giúp tôi có thêm thu nhập khi tuổi đã cao, vừa giữ gìn được nghề cổ truyền”.
Giờ thì bánh gai đã theo chân người du lịch đi xa tận địa đầu Mũi Cà Mau, tít tắp Móng Cái, nhiều khi còn vượt biên sang nước bạn. Về tham quan Tân Hòa – quê lúa những ngày cuối năm, hòa vào không khí tất bật khẩn trương, người làm bánh như được đón Tết sớm.
Không chỉ là nghề kiếm thêm thu nhập mà còn chính là sự giữ gìn, nâng niu hạt gạo, tinh túy quê hương của người dân Tân Hòa. Giờ đây, mỗi dịp Tết đến, xuân về, trong không khí khẩn trương ấy, người ta lại tất bật làm những món quà quê giản dị, gửi cái Tết đến mọi miền đất nước.
Theo Phapluat
Bánh đa Minh Châu: Món quà quê dân dã
Với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, như: gạo, vừng, muối... người dân làng Minh Châu (hay còn gọi là làng Chòm), xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa đã tạo cho xứ Thanh loại bánh đa có hương vị đặc trưng riêng khó nơi nào có được.
Dù làm bánh đa lâu năm nhưng người làng Minh Châu chẳng ai nhớ nghề này có từ bao giờ. Chỉ biết khi lớn lên, họ đã thấy ông bà, bố mẹ làm những chiếc bánh đa vừng thơm ngon, béo ngậy.
Nghề bánh đa tuy không nặng nhọc nhưng hàng ngày, những người dân làm nghề phải dậy từ 3h sáng để chuẩn bị các khâu làm bánh và họ thường kết thúc công việc vào khoảng 13h chiều mỗi ngày.
Là người có hàng chục năm gắn bó với nghề truyền thống, chị Lê Thị Huệ, thôn Đắc Châu 1, cho biết: "Tôi gắn bó với nghề này từ lúc 14, 15 tuổi. Cũng chẳng biết nghề có từ bao giờ nhưng khi sinh ra tôi đã thấy ông bà, bố mẹ làm bánh rồi. Trung bình mỗi ngày tôi thường tráng được khoảng 1.000 chiếc bánh. Hôm nào đơn hàng nhiều thì chồng tôi cũng tráng phụ thêm. Ở những gia đình làm nghề truyền thống này, phụ nữ, đàn ông đều biết tráng bánh".
Để có một chiếc bánh đa ngon, người dân làng Minh Châu phải sự dụng gạo có độ dẻo ít (gạo thường được dùng là Q5) để tráng bánh. Người tráng bánh phải dàn bột đều tay để bánh có độ dày vừa phải, rồi rắc lớp vừng đều trên mặt bánh.
Bánh đa làng Minh Châu chỉ dùng nguyên liệu duy nhất là bột gạo với vừng. Theo những người làm bánh lâu năm ở làng thì chỉ làm bằng bột gạo thì bánh đa sau khi quạt mới giữ được độ giòn và thơm lâu, không bị dai dù có để lâu.
Sau khi tráng bánh xong, bánh sẽ được đưa ra phơi, nếu trời nắng to khoảng 5-6 tiếng là bánh khô, nhưng trời râm phải 2 - 3 ngày. Bánh không được phơi quá khô, sẽ cong dòn, dễ gãy.
Bánh đa vừng thường nhập với giá từ 4.500 - 6.000đồng/cái tùy từng loại. Ngoài bánh sống ra, người dân làng Minh Châu cũng nướng bánh chín để bán.
Vào mùa gấc chín, người dân Minh Châu còn làm bánh đa gấc với màu đỏ đẹp mắt và mùi thơm của gạo, vừng, gấc quyện vào nhau, tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng.
Một chiếc bánh đa quạt thành công phải có màu vàng ruộm và nở phồng đều nhau. Khi ăn có vị béo ngậy của vừng, vị ngọt của gạo và vị mặn của muối tạo nên một hương vị đậm đà khó nơi nào có được.
Nghề làm bánh đa ở làng Minh Châu vẫn sống cùng thời gian, đó là nhờ ý thức gìn giữ của nhiều thế hệ trong làng. Giờ đây, nhiều người đã coi nghề làm bánh là nghề chính chứ không chỉ đơn thuần là nghề phụ làm lúc nông nhàn.
Những giàn bánh đa phơi trải dài bên hiên nhà vào những trưa nắng khiến cho ai ghé thăm nơi đây cũng thấy ấm lòng. Làng nghề bánh đa Minh Châu giờ đây không chỉ giúp cho người dân có cuộc sống ấm no mà còn trở thành địa điểm đến thăm quan độc đáo cho du khách trong và ngoài tỉnh.
Theo Thanhhoa
Ngọt ngào và bình dị con hến sông quê Quảng Ngãi Mỗi lần nhớ nhà, tôi lại hình dung tới dòng Trà Khúc uốn mình lãng đãng trôi ven thành phố Quảng Ngãi. Hình ảnh con sông quê dẫn dắt tôi nhớ tới những con hến nhỏ bé và món ăn bình dị của mẹ. Hến sông quê tôi chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. "Nhà" của chúng là đáy sông. Những lớp...