Về Kiên Giang thăm hòn Phụ Tử
Hòn Phụ Tử từng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Kiên Giang. Mặc dù sau khi hòn Phụ bị đổ, nơi đây đã kém sức hút với nhiều du khách, nhưng hòn Phụ Tử vẫn là điểm đến du lịch đáng ghé thăm vì những giá trị văn hóa, lịch sử.
Sau khi hòn Phụ bị đổ, nơi đây đã kém đi sức hút với nhiều du khách. Ảnh: Thanh Thu
Hòn Phụ Tử nằm trên vùng biển của làng Ba Trại, xã Bình An, huyện Kiên Lương, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 70km. Nơi đây từng được ví như “vịnh Hạ Long” của Kiên Giang. Năm 1989, hòn Phụ Tử cùng với khu di tích thắng cảnh Hòn Chông được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Đây thực chất như một hòn đảo nhỏ bằng đá vôi, có kết cấu dính liền nhau bằng bệ đá chung cao khoảng 5m. Hòn có kết cấu hai khối lớn ( hòn Phụ) nhỏ (hòn Tử) rõ rệt. Chính bởi kết cấu đặc biệt này, mà hòn Phụ Tử được coi là biểu tượng thiêng liêng thể hiện tình cảm giữa cha và con.
Du khách tham quan hòn Phụ Tử. Ảnh: Thanh Thu
Tích xưa kể rằng, vùng biển này khi xưa có con thuồng luồng thường hay đánh chìm tàu thuyền của ngư dân. Bấy giờ, dưới chân ngọn An Hải Sơn cạnh chùa hang, có hai cha con làm nghề đánh cá, do quá bất bình trước cảnh này nên quyết tiêu diệt thuồng luồng trừ hại cho bà con.
Video đang HOT
Bãi biển tại hòn Phụ Tử có nước biển trong, cát mịn, không có đá ngầm, phù hợp cho hoạt động tắm biển, lặn biển.
Sau nhiều lần giao tranh đều thất bại, người cha bèn tính kế lấy mình làm mồi cho thuồng luồng để bảo vệ dân làng nên ông tẩm thuốc độc khắp mình nằm kế mép biển để dụ ác thú. Sau đó con thuồng luồng từ đáy biển ngoi lên ăn thịt người cha trúng độc mà chết.
Ảnh: Thanh Thu
Người con đi tìm cha thì chỉ thấy còn một phần xác nằm bên bờ biển, liền ôm lấy mà khóc. Không ngờ chất độc thấm vào cơ thể nên người con cũng trúng độc chết. Cảm động trước sự anh dũng của người cha, tình cảm của người con nên trời nổi giông bão liên tiếp nhiều ngày liền; nơi hai cha con chết bỗng mọc nên hai hòn đá một lớn một nhỏ. Dân làng biết ơn hai cha con nên lấy tên Phụ Tử để đặt tên.
Để đến hòn Phụ Tử, du khách phải đi vào Hải Sơn Tự, còn được người dân địa phương gọi với cái tên khác là chùa Hang. Ảnh: Thanh Thu
Để đến hòn Phụ Tử, du khách phải đi vào Hải Sơn Tự, còn được người dân địa phương gọi với cái tên khác là chùa Hang. Sở dĩ được gọi là chùa Hang bởi toàn bộ không gian chùa nằm hoàn toàn trong hang động phía trong núi An Hải Sơn. Hang đá tự nhiên này sâu khoảng 40m. Khu vực hẹp nhất khoảng 1m ước chừng 3 hay 4 người đi lọt. Chùa có hai cửa, cửa chính quay vào đất liền, cửa sau nhỏ hơn thông thẳng ra biển nơi có hòn Phụ Tử.
Bên trong chùa Hang có đặt bức tượng Phật Di Lặc màu trắng, làm bằng đá nặng khoảng 22 tấn. Hai bên có hai chú sư tử trắng. Lư hương và áng thờ đều được làm bằng đá. Ngoài ra, trong hang còn có nhiều thạch đá, nhũ đá với hình dáng độc đáo.
Hàng cây thốt nốt dọc theo bãi biển. Ảnh: Thanh Thu
Thốt nốt là loài cây có nhiều ở khu vực hòn Phụ Tử nói riêng và vùng đất Kiên Lương nói chung. Du khách có thể chứng kiến toàn bộ quá trình tách lấy cùi và mua ly nước thốt nốt mát lạnh với giá khoảng 20.000 đồng. Ngoài ra, bánh xèo, bún kèn, bún canh chả ghẹ, hủ tiếu hấp, gỏi cá trích… giá từ 30.000-60.000 đồng/phần là những món trứ danh khiến du khách nhớ về Kiên Lương.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hang động Moso (Hà Tiên)
Mo So theo tiếng Khmer có nghĩa là đá trắng. Ngọn núi này cùng với núi Sơn Trà và núi Mây hợp thành một cụm núi nằm trong khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên.
Nơi đây là căn cứ cách mạng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược có giá trị to lớn về lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho toàn dân, nhất là thế hệ trẻ.
Hà Tiên không chỉ có Thạch Động, hòn Phụ Tử, bãi biển Mũi Nai... mà còn nổi tiếng với hang động Mo So huyền bí, thơ mộng. Mo So là một ngọn núi đá vôi được kiến tạo có nguồn gốc thủy tra thạch với những hang động được hình thành do bị xâm thực hàng triệu năm khi vùng đất này còn chìm dưới mực nước biển hơn 2m.
Hang Mo So Hà Tiên (Ảnh Internet)
Mo So theo tiếng Khmer có nghĩa là đá trắng, nằm cách Hà Tiên 27km về phía Tây Nam, thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Về Kiên Giang, đến ngã ba Hòn trên đường Kiên Lương, Hà Tiên, rẽ trái theo đường về Hòn Chông - Bình An - Hòn Phụ Tử, du khách đi chừng 7 km, đến gần Nhà máy xi-măng Holcim sẽ có một con đường nhựa nhỏ, phẳng phiêu dài khoảng 5 km dẫn vào Mo So.
Mo So là tên gọi chung cho những hang động ăn luồn nhau, có nhiều ngõ ngách trong núi, vách là đá vôi nên được đồng bào Khmer gọi là Mo So. Ngọn núi này cùng với núi Sơn Trà và núi Mây hợp thành một cụm núi nằm trong khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên.
Hang Moso cũng là điểm đến thu hút các đoàn thám hiểm. Ảnh Internet
Núi Mo So có hơn 20 hang động lớn nhỏ và gắn với tên của một đơn vị cách mạng trong kháng chiến như: hang Huyện Đội, hang Quân Y, hang Kinh Tài, hang Điện Đài, hang Nước... thông với nhau, có chỗ hang chỉ vừa một người lách qua, có chỗ hang phình ra rộng rãi như căn nhà lớn đủ sức chứa hàng ngàn người.
Khu vực bên trong hang động Moso là thung lũng rộng tới 700m2, đứng từ đây du khách có thể ngắm toàn cảnh đẹp mây trời bên ngoài. Để khám phá cảnh đẹp du khách chỉ cần đi men theo cầu cây sẽ thấy có động nước cao khoảng 20m với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Đặc biệt là trong lòng hang Moso có những con suối chảy ngầm và thạch nhũ đá tạo nên bức tranh đẹp tới nao lòng.
Vẻ đẹp hang Mo So (Ảnh Internet)
Không chỉ được ngắm cảnh đẹp, hang động Moso còn có dịch vụ hàng quán phục vụ du khách tham quan. Cùng với hướng dẫn viên là người địa phương sẽ giới thiệu chi tiết cho du khách khi khám phá bên trong hang. Để tham quan hang Moso cần có đèn pin tựa như đang đi thám hiểm vậy. Đặc biệt, nếu tới núi Moso tầm tháng 3 - 4 dương lịch, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những đàn sếu đỏ bay về tìm thức ăn và giao phối. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những vũ điệu của đàn chim gọi nhau.
Khu du lịch Chùa Hang- Hòn Phụ Tử - điểm đến du lịch nổi tiếng của Kiên Giang Tối ngày 9/6 tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên UBND tỉnh phối hợp với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, nhóm thiện nguyện 'Chia sẻ - Sharing' của bà Mai Thị Hạnh - phu nhân nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang...