Về Hội An thưởng thức bánh đập
Bánh đập (hay còn gọi là bánh chập) là loại bánh dân dã mà người Quảng Nam nào cũng biết đến. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ.
Nó là sự kết hợp hài hòa giữa hai loại bánh tráng nướng và bánh tráng ướt với một số nguyên liệu khác để tạo nên hương vị mới lạ.
Bánh đập có nhiều ở miền Trung nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Hội An.
Bánh được tráng từ loại gạo dẻo thơm ngon, một phần làm bánh tráng nướng, một phần làm bánh tráng ướt. Với bánh tráng nướng, bánh được tráng cực kỳ mỏng, rồi mang đi phơi khô và nướng trên bếp than đỏ, sau đó bỏ vào bao cột kín để giữ được độ giòn lâu và dùng làm dự trữ. Bánh tráng ướt, chỉ khi nào ăn mới làm.
Video đang HOT
Bánh đập được tạo nên từ hai loại bánh này. Ghép một miếng bánh ướt với một miếng bánh tráng giòn, trên nửa lớp bánh ướt quệt lên nhân đậu xanh nhuyễn, phết dầu mỡ hành. Tùy theo sở thích, người ta có thể cho thêm mì lá (mì bánh đa sợi nhỏ) vào cùng với lớp bánh tráng ướt.
Tiếp đó dùng tay đập nhẹ nhẹ lên bánh để hai miếng bánh dính lại với nhau, phần bánh tráng nướng bị vỡ và phần bánh ướt sẽ kết dính các vụn bánh nướng lại, giúp cho miếng bánh tráng nướng không cứng cũng không bị mềm nhũn mà ươn ướt, dẻo dẻo. Sau đó gập đôi bánh lại là đã có một chiếc bánh đập. Bánh đập phải thật mỏng ăn mới ngon.
Ăn bánh đập cũng như ăn bánh xèo, phải có vừng, chấm nước mắm ớt và đồ ăn ghém chua. Nước chấm được pha từ mắm cái. Mắm pha với một chút đường, trái dứa bằm nhỏ, một chút hành phi dầu, nêm nhiều tỏi và ớt sừng xanh đặc hiệu của xứ Quảng, loại ớt này khi giằm vào mắm thì dậy mùi thơm đặc trưng. Như thế là đã có một chén nước chấm hoàn thiện. Chén nước chấm chỉ đơn giản vậy thôi nhưng ngon đến lạ!
Nhìn chiếc bánh đập đơn giản là thế nhưng khi đã thưởng thức rồi mới cảm nhận được cái ngon, cái hấp dẫn, sự độc đáo riêng có của nó. Cái giòn tan của bánh tráng nướng, cái mềm mềm của bánh tráng ướt, vị beo béo của mỡ hành, cộng thêm mùi mắm nêm nồng nồng, cay cay thật hấp dẫn. Nếu ai có dịp tới Hội An đừng quên thưởng thưc món ăn dân dã, đặc trưng này.
Bánh ú tro Hội An
Bánh ú tro luộc chín thường có màu vàng ươm của gạo nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng rất bắt mắt. Nếu ăn ngọt thì chấm bánh với đường cát, cắn một miếng mà thấy thanh mát vô cùng.
Bánh ú tro Hội An được làm từ nguyên liệu là gạo nếp nhưng Hương phải công nhận là họ làm rất khéo léo, có hương vị riêng, khi thành bánh thì nhìn vỏ bánh trong, xanh màu lá, mềm dẻo mà lại giòn sật bởi ngay từ khâu chọn nếp cho đến cách gạn nước tro, cách gói cho đến cả cách luộc bánh người ta đều làm tỉ mỉ, kỹ càng. Nếp ngon là loại nếp tháng 3 mới gặt, hột mẩy, chắc, ít lẫn gạo tẻ, đem đãi sạch rồi ngâm với nước tro được đốt từ thân cây mè. Đổ tro vào chậu nước khuấy đều đến khi tro thấm nước và chìm xuống thì chắt lấy nước trong ở trên, lọc thật kỹ. Sau đó mới cho gạo nếp vào ngâm trong ba ngày đêm, vớt ra vo lại với nước sạch rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
Bánh ú tro là món không thể thiếu dịp Tết Đoan Ngọ ở vùng Quảng Nam - Đà Nẵng
Người Hội An gói bánh bằng lá kè tại các núi ở Huế, đây chính là bí quyết để bánh ú tro của họ đặc sắc. Gói bánh cũng phải thật khéo léo, không phải ai cũng gói được vì phải gói làm sao để khi bóc ra bánh có nhiều góc. Người ta phải cho gạo vào lòng chiếc lá thật gọn gàng, rồi quấn và bẻ mép lá ở hai đầu bánh thật khít, đều và cân đối, dây lạt buộc bánh cũng không quá chặt để khi hạt gạo nếp có thể nở ra và chín đều.
Bánh ú tro luộc chín thường có màu vàng ươm của gạo nếp ngâm tro, màu lá kè xanh vàng rất bắt mắt.
Nếu ăn ngọt thì chấm bánh với đường cát, cắn một miếng mà thấy thanh mát vô cùng.
Bánh hòn tai - Kỷ niệm tuổi thơ Hơi nước trong nồi bốc lên làm cho bánh từ từ chín; nhân bánh với hương vị béo béo của mỡ lợn, thơm phức của hành lá, lạc rang, nước mắm, hạt tiêu ngấm vào từng nắm bánh, đan quện với nhau theo làn hơi nước, tỏa ra một mùi hương ngào ngạt, lan tỏa, khiêu khích khứu giác, vị giác khiến chúng...