Vẻ đẹp thôn quê bình dị mùa thu hoạch cói ở ‘ốc đảo’ Hồng Lam
Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân thôn Hồng Lam (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) tất bật vào mùa thu hoạch cói. Nghề trồng cói cũng là thu nhập chính giúp người dân ‘ốc đảo’ bám trụ lại với làng.
“Ốc đảo” Hồng Lam, thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) nằm lạc lõng giữa dòng sông Lam, tách biệt với thế giới bên ngoài. Được bao bọc bởi bốn bề là nước, chính vì thế cói ở đây rất dễ trồng.
Cói là cây trồng chủ lực, giúp người dân nơi đây bám trụ với “ốc đảo” sau những năm tháng đổ xô rời làng vì quá nghèo đói. Ở Hồng Lam trước đây có hơn 200 hộ dân sinh sống, nhưng nay chỉ còn 180 hộ.
Nghề trồng cói ở Hồng Lam rộ lên từ hàng chục năm trước. Từ những bãi đất hoang, nay có tới hơn 50ha diện tích trồng cói, tạo công ăn việc làm cho người dân độ tuổi từ 40-60.
Cói được phân thành 3 loại. Loại trên 1,65 m dùng dệt chiếu loại 1 hoặc đưa đi xuất khẩu. Loại trung bình dài 1,5 đến 1,6 m dệt chiếu cá nhân. Còn cói chết khô dùng để đun nấu hoặc lợp mái nhà.
Ở thôn Hồng Lam, được phủ xanh bởi cánh đồng cói, như một tấm thảm khổng lồ trải dài ven sông Lam. Vào mùa thu hoạch, lác đác người dân ra đồng thu hoạch tôn lên khung cảnh đồng quê bình dị.
Video đang HOT
Mùa cói ở Hồng Lam thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 8 (âm lịch). Bình quân mỗi nhà có 6-10 sào (500m2/sào) trồng cói, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Mùa này thời tiết ở đây rất nắng nóng nên người dân phải thức dậy từ 4h sáng để ra đồng cắt cói và phơi giữa đồng.
Người dân Hồng Lam chia sẻ, ở thôn này đa phần chỉ còn người già nên trồng cói xem như là thu nhập giúp họ có thể bám trụ lại với thôn. Bởi những năm trước, dân bỏ làng đi biệt lập rất nhiều. Trong thôn không còn thanh niên mà chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ.
Cắt cói xong, người dân sẽ giũ cho sạch cỏ rác và tách những loại cây khác ra, sau đó gém lại thành từng bó. Cói được mang từ ruộng lên chuẩn bị cho khâu chẻ cói. Toàn bộ quá trình thu hoạch cói đều phải làm thủ công với các dụng cụ thô sơ.
Người dân dựng lều ở đồng để chẻ cói.
Công việc chẻ cói rất quan trọng. Bụi cói được cắt lên từ ruộng, qua bàn tay chăm chỉ, khéo léo của người nông dân, cói được chẻ đều, ép sơ từng cọng.
“Năm nay nhà tôi thu hoạch được khoảng 5 tấn cói, thu nhập gần 40 triệu đồng. Đây là nguồn thu chính phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân chúng tôi”, ông Nguyễn Văn Phong (54 tuổi, thôn Hồng Lam) chia sẻ.
Sau khi phơi khô, cói được thương lái thu mua với giá từ 800.000 – 900.000/tạ. Đa phần đưa đi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An…để bán.
Mùa sen ở Bắc Giang
Tháng 6 khi nắng hè chói chang khắp miền Bắc cũng là lúc những đầm sen bắt đầu nở rộ thu hút du khách đến với Bắc Giang để thưởng thức vị quê nhà.
Trong cái nắng chói chang của mùa hè, những nụ sen e ấp, chúm chím ẩn mình bên những chiếc lá. Màu hồng của sen không rực rỡ, cũng không nhợt nhạt mà nhẹ nhàng, thanh tao, thuần khiết như người thiếu nữ.
Đó cũng là lúc con người tìm đến với hoa sen như một thói quen tìm đến với vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao
Về Bắc Giang thời điểm này, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng sen mênh mông, trải dài đến tận chân trời.
Anh Vũ Hữu Luận, 43 tuổi đang làm chủ một vườn sen lớn chia sẻ: "Lắm lúc làm việc vất vả, nhưng lại nhìn cánh đồng sen mà vui hẳn lên" .
Trên những cánh đồng sen, người dân đã dần thu hoạch những chiếc đài sen hay còn gọi là bát sen.
Đài sen đạt chuẩn để thu hái phải đáp ứng các tiêu chí như hạt to, mẩy và được bán với giá 1.200 đồng/đài. Hạt sen tươi được dùng để nấu chè, nấu cháo hoặc nấu canh giúp kích thích ăn ngon, phục hồi sức khỏe.
Chị Nguyễn Thị Đan, 40 tuổi cho biết: "Khi lội xuống lấy sen, phải mặc quần, áo dài nếu không phần gai ở thân của sen sẽ cào vào người gây xước. Mới vào đầu mua nên sen được thương lái mua với giá cao 25.000 - 35.000 đồng/10 bông hoa sen; 12.000 đồng/10 đài sen tươi. Người mua sẽ tự xuống tận vườn để lấy".
Người dân hái hoa theo nhu cầu của khách hàng, nhất là những tuần rằm, hoa sen được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Tại Bắc Giang, hoa sen được trồng nhiều ở các huyện Việt Yên, Lục Nam, Hiệp Hòa, Yên Dũng,... Trước đây, lúa được trồng phổ biến nhưng do địa hình đất trũng, hay bị ngập nước, lúa không cho năng suất cao nên bà con chuyển qua trồng sen. Mỗi vụ sen, người dân thu về từ 100 - 120 triệu đồng.
Đầm sen trở thành điểm check in yêu thích của nhiều bạn trẻ. Nguyễn Thị Hải Yến - cựu sinh viên Đại học Lao động và Xã hội, Hà Nội tâm sự: "Đầm sen rộng ở Bắc Giang rộng, vắng người, không cảnh chen chúc đông đúc, chuẩn nét đồng quê mà mình thích. Ngồi trên lán ăn cái bát sen, hít hà hương sen thơm ngát, gió mát từng cơn mang lại cho mình cảm giác thư giãn và hòa mình với thiên nhiên rất tuyệt vời".
Mặc trên mình trang phục áo dài truyền thống, hít thở mùi hương thơm nhẹ thành thanh khiết của hoa sen chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị đối với nhiều du khách trong mùa hè này khi đến Bắc Giang.
Mũi Né đẹp hoang sơ dưới góc máy từ trên cao Mũi Né là tên một mũi biển ở thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Đây là điểm du lịch thu hút khách địa phương bởi vẻ đẹp bình dị của cát trắng và biển xanh.