Vẻ đẹp thanh tịnh của Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng (Thanh Hóa)
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng là chốn uy nghi và thanh tịnh đậm chất chùa Việt tọa lạc trên đỉnh ngọn đồi C4 linh thiêng thuộc phường Hàm Rồng.
Thanh Hóa có rất nhiều ngôi chùa cổ có hàng ngàn năm tuổi, nhưng có lẽ sẽ thiếu sót khi không nhắc tới một ngôi thiền viện có kiến trúc đẹp hiện đại bậc nhất và đậm chất chùa Việt – uy nghi, trang nghiêm và thanh tịnh. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Ảnh: Trọng Hải
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng gây ấn tượng với quy mô tầm cỡ gồm 12 hạng mục công trình. Khi đến đây, du khách sẽ bước qua cổng Tam quan phía ngoài, tiếp theo là hàng trăm bậc đá dẫn lên cổng Tam quan phía trong và ngôi Đại Hùng Bảo Điện lớn. Trung tâm thiền viện là nhà thờ Tổ, hai bên là lầu chuông – lầu trống, Trai đường, khu nhà Tăng, Thiền đường, nhà giảng kinh, bến thuyền. Tất cả hạng mục công trình đều được thiết kế tinh tế, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên xung quanh.
Ảnh: Trọng Hải
Khu nhà khách và các công trình khác của Thiền viện nằm xen kẽ trên ngọn đồi thông cổ thụ cao vút. Bao bọc xung quanh Thiền viện bởi rừng thông xanh ngút ngàn trải dài trên sườn đồi thoai thoải, chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua rừng thông đã gióng lên một bản nhạc du dương như lòng người thoát được tục, một nét nhẹ nhàng, thanh thản, chốn bồng lai nơi trần thế, làm mê mẩn lòng người.
Thiền viện chính là nơi hội tụ những tinh hoa của Phật giáo nói chung – Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn cho du khách đến với xứ Thanh.
Video đang HOT
Ảnh: @Pinterest
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng trong không gian thanh tịnh, nghe tiếng chuông gió leng keng trong tâm hồn mỗi con người như càng đi sâu vào cõi thoát tục, mọi sinh hoạt đời thường, mọi quang cảnh thế tục… bỗng như lùi vào một cõi xa xăm, nhường chỗ cho tiếng gió vi vu, tiếng chuông chùa vang vọng… Thiền viện Hàm Rồng còn là nơi khôi phục và gìn giữ dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, do Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng từ hơn 700 năm nay.
Ảnh: Internet
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng tọa trên danh thắng núi Hàm Rồng đã trở thành một danh lam thắng tích, một nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử thành phố Thanh Hóa, nơi để Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đào tạo Tăng Ni, là cơ sở Hạ trường mỗi khi tới mùa An cư Kiết hạ của Phật giáo Thanh Hóa, nơi hàng Phật tử đến tu học, tổ chức lễ Hằng thuận cho các đôi tân hôn, các buổi trò chuyện, giảng Pháp cho mọi tầng lớp thanh thiếu niên khóa tu mùa hè, doanh nhân, doanh nghiệp… Lịch sinh hoạt khóa tu của Thiền viện thường vào các ngày thứ hai, tư, sáu, bảy, chủ nhật hàng tuần.
Vẻ đẹp thơ mộng ở làng chài ven biển Bình Định
Cảng cá Tam Quan hình chữ S, hoa muống biển nở rộ trên bãi cát hay cảnh ngư dân cần mẫn đan lưới...
đã tạo nên vẻ đẹp thơ mộng ở làng chài ven biển thị xã Hoài Nhơn (Bình Định).
Nằm cách quốc lộ 1 chỉ khoảng 1,5 km, eo biển làng chài Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn) rợp bóng dừa uốn cong vòng cung "vầng trăng khuyết" tuyệt đẹp.
Từ lâu, làng chài phường Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn) còn nổi tiếng với "binh đoàn tàu xa bờ" công suất lớn với hàng nghìn ngư dân gắn bó với nghề câu cá ngừ đại dương.
Làng chài Tam Quan Bắc là làng câu cá ngừ đại dương lớn nhất cả nước. Ông Nguyễn Chí Công, Phó chủ tịch thị xã Hoài Nhơn, cho hay phường Tam Quan Bắc có 1.150 tàu cá xa bờ với hơn 6.000 ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương đạt sản lượng mỗi năm 10.000 tấn phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngư dân phường Tam Quan Bắc đan lưới trên đường ven biển phường Tam Quan Bắc.
Chị Nguyễn Thị Hà, du khách đến từ TP.HCM, cho hay nhiều làng chài ven biển ở thị xã Hoài Nhơn có cảnh đẹp hoang sơ hòa hợp không gian thiên nhiên giữa núi, rừng và biển cả. "Con người nơi đây hiền hậu, chất phác thật thà và các món ăn thủy sản lại tươi ngon, hấp dẫn khó thể nào quên được", nữ du khách thổ lộ.
Mùa hoa muống biển ở làng chài Tam Quan Bắc. Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng khu vực phía bắc tỉnh Bình Định như tờ giấy trắng, cần họa sĩ tốt để định hình phát triển.
Vị chuyên gia tin tưởng trong vòng 5 năm tới, đường hàng không, đường bộ và đường ven biển qua thị xã Hoài Nhơn sẽ được kết nối liên thông thuận lợi. Thời điểm này, Bình Định cần chọn thương hiệu điểm đến; chuyển từ tư duy du lịch điểm thành du lịch vùng để đưa vùng đất nơi đây ngày càng phát triển.
Gành đá Lộ Diêu (thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn) được biết đến là điểm du lịch mới hút du khách.
Ngư dân neo tàu thuyền đánh cá ở bãi biển Lộ Diêu tạo nên vẻ đẹp bình yên làng chài. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho biết địa phương đã duyệt Đề án Định hướng phát triển du lịch khu vực phía Bắc của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Trong đó xác định thị xã Hoài Nhơn là nơi tập trung đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch phía bắc và chuyển tiếp tới các khu du lịch phía bam tỉnh...
Không chỉ sở hữu nhiều thắng cảnh ven biển tuyệt đẹp, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn còn là địa danh nổi tiếng với di tích cập bến tàu không số Lộ Diêu ghi nhớ công ơn những chiến sĩ "tàu không số 401". Tại khu vực này, ngày 1/11/1964, tàu không số đầu tiên mở bến khu V đưa Lộ Diêu đi vào lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển.
Du khách về thị xã Hoài Nhơn không chỉ thưởng ngoạn cảnh đẹp, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, trải nghiệm các làng nghề truyền thống mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đậm đà hương vị biển được chế biến từ cá ngừ đại dương.
Làng chài Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định). Ảnh: Google Maps.
Ngôi chùa xanh mát thanh tịnh, quanh năm đẹp như chốn thần tiên ở Hà Nam Nắm cách Hà Nội khoảng 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là điểm đến thu hút rất nhiều người, trong đó có cả giới trẻ tới thăm quan bởi vẻ đẹp xanh mát, thanh tịnh, bình yên. Ảnh: July Photography Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Ban đầu,...