Vẻ đẹp thành phố diễn ra hội nghị G20
Ra đời bên bờ Địa Trung Hải từ năm 200 trước Công nguyên, thành phố cổ Antalya là đô thị nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Antalya, thành phố đông dân nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ là nơi diễn ra Hội nghị G20 (từ ngày 15 tới 16/11). G20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU). Một khách sạn sang trọng ở Antalya.
Chỉ riêng trong năm 2014, khoảng 12,5 triệu du khách đã thăm thành phố. Đây là đô thị du lịch quốc tế nổi tiếng nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đàn ông bán bùa may mắn và đồ thủ công trên phố. Với khoảng hơn một triệu dân trong vùng nội đô, Antalya cũng là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ bên bờ biển Địa Trung Hải.
Tàu điện chạy trên phố. Thành phố Antalya ra đời từ khoảng năm 200 trước Công nguyên.
Cảnh bình minh trên biển ở Antalya. Theo dòng chảy của lịch sử, thành phố lần lượt rơi vào tay người La Mã, đế quốc Byzantine, đế quốc Ottoman.
Dưới thời đế quốc Ottoman, thành phố phát triển trong hòa bình và ổn định khoảng 500 năm.
Video đang HOT
Italy chiếm Antalya sau Thế chiến thứ nhất, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ giành lại nó sau cuộc chiến tranh giành độc lập.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư rất nhiều tiền để phát triển ngành du lịch ở Antalya.
Do Antalya nằm tiếp giáp dãy núi Taurus nên không phải hứng chịu những cơn gió từ phương bắc.
Kaleici là quận trung tâm của thành phố. Dù hàng loạt khách sạn, nhà hàng, quán bar, cửa hàng mọc lên, Kaleici vẫn giữ rất nhiều nét cổ kính – chẳng hạn như những con đường đá cuội từ thời đế quốc Ottoman.
Cảnh tượng Antalya vào ban đêm.
Theo Zing News
Những quân đội nhỏ, chiến thắng lớn trong lịch sử
Việt Nam chiến thắng đế quốc Pháp, Hy Lạp cầm cự phát xít Italy là những đại diện của các quân đội nhỏ nhưng kiên cường trước nước lớn, bất chấp tương quan lực lượng và sức mạnh.
Việt Nam dạy cho Pháp một bài học về chiến tranh
Lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Ảnh: TTXVN
Sau khi hất cẳng Thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, năm 1945, phe Phát xít đại bại, Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Pháp nhăm nhe trở lại xâm chiếm thuộc địa cũ gây ra Chiến tranh Đông Dương.
Tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tìm mọi cách để cứu vãn hòa bình. Tuy nhiên, Pháp quyết tâm gây chiến. Chúng liên tục thực hiện các cuộc thảm sát và đòi tước vũ khí của Việt Minh. Đêm 19/12, thực dân Pháp tấn công vào Hà Nội. Đây cũng là trận đánh mở màn cho 9 năm Kháng chiến chống Pháp.
So về vai vế quân sự, Pháp là một cường quốc và vượt trội hơn hẳn chính quyền non trẻ của Việt Minh. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, cường quốc này dần đánh mất lợi thế và vị trí tại chiến trường mặc dù đã có sự hậu thuẫn của Mỹ với kế hoạch Nava, trang Listverse đánh giá. Trước những tình hình bất lợi, Pháp đã biến Điện Biên Phủ thành "một pháo đài bất khả xâm phạm".
Sau "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non", những chiến sĩ Việt Nam đã làm nên kỳ tích về Chiến thắng Điện Biên Phủ, gây chấn động địa cầu. Đây là lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc châu Âu. Trận chiến này cũng đã đánh bại ý chí duy trì chế độ thuộc địa tại các nước ở Đông Dương và châu Phi của Pháp.
Hy Lạp kháng cự lại cuộc xâm lược của Italy
Năm 1940, Chiến tranh Italy - Hy Lạp xảy ra sau khiMetaxas, nhà độc tài Hy Lạp, bác bỏ yêu sách của người Ý. Ảnh: AP
Benito Mussolini, Thủ tướng của chế độ Phát xít Italy, ngày càng ghen tị trước những cuộc chinh phục của Adolf Hitler và muốn chứng minh với người đồng minh rằng, ông ta cũng có thể lãnh đạo đất nước giành được những thắng lợi tương tự. Italy đã thôn tính Albania và nhiều thuộc địa của Anh tại châu Phi nhưng vẫn không thể đạt được những chiến thắng ngang tầm với Đức Quốc Xã. Cuối cùng, Mussolini đã gửi tối hậu thư cho nhà lãnh đạo Ioannis Metaxas của Hy Lạp để bày đặt yêu sách. Tuy nhiên, Metaxas không những bác bỏ tối hậu thư mà còn trả lời "Alors, c"est la guerre" (tạm dịch: vậy thì, đó là chiến tranh). Sau đó vài giờ, Italy bắt đầu tấn công Hy Lạp từ phía Albania.
Tinh thần chiến đấu của nhân dân Hy Lạp sục sôi trên toàn quốc. Thậm chí, Nikolaos Zachariadis, nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Hy Lạp, lúc đó đang bị giam cũng gửi một lá thư ngỏ ý ủng hộ kháng chiến.
Quân đội Hy Lạp phản công và buộc người Ý phải rút lui. Đến giữa tháng 12/1940, Hy Lạp đã chiếm gần một phần tư đất Albania. 530.000 lính Italy bị sa lầy. Sau đó, Mussolini buộc phải nhờ tới sự giúp đỡ của Đức.
Cuối cùng, Hy Lạp thất thủ và nằm dưới kiềm quyển soát của phe Phát xít. Hitler đáng nhẽ đã không phải điều quân đến nước này nếu như Italy biết tự lượng sức. Điều này chính là nguyên nhân khiến kế hoạch tiến quân vào Nga của nhà độc tài này bị chậm trễ.
Người Albania chiến đấu chống lại Đế quốc Ottoman
Skanderbeg, người anh hùng của dân tộc Albani, từng phục vụ trong quân đội Ottoman trước khi trở về quê hương và dựng cờ khởi nghĩa. Ảnh: Dr. Avishai Teicher
Thế kỷ 15 là thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Ottoman, hay còn gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Với lực lượng hùng mạnh, đế quốc này dễ dàng xâm chiếm nhiều nước tại các khu vực tiểu Á, châu Âu và bắc Phi.
George Kastrioti, còn gọi là Skanderbeg, chính là người anh hùng làm nên điều kỳ diệu trong chiến thắng của Albania trước một trong những đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ. Ban đầu, Skhanderbeg phục vụ cho Sultan (nhà vua của Ottoman). Nhưng sau đó, ông đã trở về quê hương và dựng cờ khởi nghĩa cùng 300 binh sĩ người Albania.
Kastrioti không có nhiều quân trong tay khi bắt đầu, nhưng ông biết cách để đào tạo những nông dân trở thành binh sĩ nhờ kinh nghiệm học được khi còn ở trong quân đội của Sultan.
Khi biết chuyện, nhà vua của Ottoman đã rất tức giận và cử 100.000 binh sĩ tới thành Kruja, nơi Skanderbeg đang đóng quân, để trị tội "những kẻ phản bội". Tại đây, Skanderbeg đã làm nên chiến thắng đầu tiên.
Đội quân của Sultan đã vây thành suốt 5 tháng nhưng không thể chiếm được nó. Không chỉ vậy, họ còn thiệt hại hơn 20.000 quân. Cuối cùng, nhà vua ra lệnh rút lui bởi tinh thần quân sĩ giảm sút và mùa đông sắp đến.
Trong nhiều năm tiếp theo, dưới sự chỉ huy của Skanderbeg, người Albania giành nhiều chiến thắng trước đội quân Ottoman hùng mạnh. Những chiến thắng đó khiến cả châu Âu phải ca ngợi.
Tuy nhiên, người Albania vẫn thất bại bởi không một quốc gia châu Âu nào dám hỗ trợ họ. Họ không thể đánh bại Đế quốc Ottoman khi chỉ có một mình. Năm 1478, xứ Kruja rơi vào tay người Thổ sau 28 năm bị vây hãm.
Người Dacia buộc người La Mã phải trả dâng lễ vật hàng năm
Đế quốc La Mã hùng mạnh từng phải cúi đầu dâng lễ vật hàng năm cho người Dacia. Ảnh: History Medren
Đế chế La Mã luôn là một trong những đế quốc lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Những quân đoàn tinh nhuệ là lý do khiến họ thành công trên chiến trường. Ngược lại, Dacia, nay là một vùng của Rumani, chỉ là một vương quốc láng giềng nhỏ. Đế chế La Mã chỉ coi người hàng xóm nhỏ này là những kẻ man di mọi rợ.
Vì vậy, khi người Daci xâm lược đế quốc này, người La Mã đã cử một đội quân dưới quyền của Hoàng Đế để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, kết quả đã không như mong đợi. Người Daci khá thiện chiến với địa hình trong rừng.
Trong thời gian đó, vài cuộc chiến khác cũng xảy ra. Đế cuốc La Mã buộc phải cầu hòa và người Dacia đã chấp nhận. Một trong những điều kiện để duy trì hòa bình khi đó là người La Mã phải cống nộp lễ vật hàng năm để tưởng nhớ Decabulus, vua của Dacia. Hiệp ước ngày kéo dài tới năm 102 Công nguyên.
Theo NTD
IS phá hủy Khải Hoàn Môn 2.000 năm tuổi tại Syria Hãng tin RT hôm nay (5-10) cho hay cổng vòm Khải Hoàn Môn 2.000 tuổi - nằm trong quần thể di tích thời La Mã vừa bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đánh sập. Đây là một mất mát lớn vì cổng vòm này là một trong những di sản UNESCO cổ xưa nhất tại TP Palmyra, thuộc Syria. Các...