Vẻ đẹp kì ảo của sinh vật được mệnh danh ‘anh nuôi’ đại dương nơi đáy biển sâu
Bao quanh mình cả một cung điện lộng lẫy, loài larvacean khổng lồ dưới đáy biển sâu ngày đêm cần mẫn lọc nước và giúp duy trì cuộc sống cho các sinh vật ở tầng đáy.
Sâu bên dưới đại dương tồn tại một loài sinh vật chỉ nhỏ hơn lòng bàn tay nhưng được mệnh danh là “ anh nuôi” của đáy đại dương.
Chân dung Larvacean.
Với đầu to tròn và đuôi dẹt, những động vật không xương sống trong suốt này trông như những con nòng nọc ma khổng lồ.
Tuy kích thước nhỏ bé như vậy nhưng “ngôi nhà” của sinh vật màu xanh dương này có thể dài tới 1m. Trông giống như chúng tự mang cả một cung điện lộng lẫy di động theo mình vậy.
Cận cảnh chiếc tổ tuyệt đẹp của ấu trùng khổng lồ với sinh vật larvacean màu xanh dương ở giữa.
Loài larvaceans sống cách mặt nước khoảng vài trăm mét. Bằng cách hấp thụ, xử lí tất cả các chất dinh dưỡng trôi nổi trên bề mặt đại dương, Larvaceans đã giúp duy trì cuộc sống của các sinh vật ở tầng đáy.
Theo công bố mới nhất trên Nature, bằng công nghệ laser, các nhà khoa học đã đưa robot xuống vùng biển cách mặt nước 400m để chụp những “ngôi nhà siêu sang” của sinh vật phù du này. Những bức ảnh thu được đã cho thấy loài larvacean khổng lồ sống trong cái tổ 2 lớp lồng vào nhau: 1 tổ ở bên trong và 1 tổ bọc ngoài.
“Hãy hình dung ngôi nhà của sinh vật này giống như bộ não với não ở trong và phần sọ bọc ngoài”, Kakani Katija, trưởng nhóm nghiên cứu, làm việc tại Viện Nghiên cứu đại dương vịnh Monterey (MBARI), cho biết hôm 4/6.
Tổ bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ sinh vật khỏi các kẻ thù – làm cho kẻ săn chúng khó phát hiện hơn đồng thời là một hàng rào bảo vệ tổ bên trong với cơ chế lọc nước, giữ lại các chất không cần thiết. Tổ bên trong sẽ thu thập tất cả các thức ăn thông qua một ống nhỏ mà tổ ngoài đã lọc. Katija đánh giá cơ chế lấy thức ăn này rất tinh vi.
Trong 1 giờ, một con larvacean có thể lọc sạch gần 19 lít nước như loại nước chúng ta hay sử dụng hàng ngày. Những larvaceans khổng lồ có thể lọc toàn bộ nước xung quanh chúng trong Vịnh Monterey (Mỹ) trong vòng 500 ngày. Nếu toàn bộ cá thể cùng làm việc một lúc với năng suất đều đặn, lượng nước tương tự sẽ được lọc sạch chỉ trong vỏn vẹn 13 ngày. Và thông qua năng lực này, các thức ăn đi theo luồng nước cũng sẽ được thanh lọc để di chuyển giữa các tầng của đại dương.
Điều khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên là khả năng xây tổ của larvacean. “Thuộc loài động vật có dây sống nhưng larvacean chỉ có các tế bào đơn giản ở đầu có nhiệm vụ tiết ra các chất nhầy rồi làm phồng nó lên thành một “lâu đài phao”, giống như quả bóng xẹp rồi được bơm căng một lần duy nhất. Mọi thứ diễn ra chưa đầy trong 1 giờ”, Katija cho biết.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã có thể tạo được mô hình không gian 3 chiều ngôi nhà của sinh vật phù du bằng laser.
Một điều bất ngờ khác là chiếc tổ này chỉ có giá trị trong 1-2 ngày, khi bộ lọc bị tắc và tổ ngoài chứa đầy các chất bẩn thì sinh vật larvacean sẽ rời khỏi đó và làm một chiếc tổ đôi mới. Ngôi nhà cũ chứa đầy các chất bẩn sẽ chìm xuống đáy biển, trở thành thức ăn của các loài sinh vật khác.
Mặc dù tổ làm bằng chất nhầy của larvacean được quan sát từ những năm 1960 nhưng các nhà khoa học rất khó khăn để hiểu được cơ chế hình thành. Những cấu trúc gelatin này mỏng manh đến mức bạn không thể lấy mẫu để phân tích.
Nhờ máy quét laser MBARI, các nhà khoa học đã có thể quan sát được chi tiết hoạt động của sinh vật này thông qua các bức ảnh chụp liên tục bằng laser và dùng kỹ thuật dựng lại hình ảnh không gian 3 chiều.
Larvaceans được xem như một hệ thống tiêu hóa khổng lồ kỳ diệu của đại dương, tái sử dụng và vận chuyển hiệu quả toàn bộ chất dinh dưỡng mà không hề lãng phí. Và với tình trạng thức ăn khan hiếm ở các tầng đáy, sự tồn tại quan trọng của chúng là không thể bàn cãi.
Những loài bạch tuộc kỳ lạ dưới đáy đại dương
Bạch tuộc Dumbo, bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng, bạch tuộc chăn, hay bạch tuộc dừa... được biết đến là những loài sinh vật kỳ lạ dưới đáy đại dương. Cùng khám phá một số đặc điểm khác biệt về: hình dạng, màu sắc, nơi sinh sống... của các ở các loài bạch tuộc này qua bài viết dưới đây.
Mới đây, những nhà sinh vật học biển tại Đại học Newcastle, Anh đã ghi lại hình ảnh loài bạch tuộc ở dưới biển cách mặt nước hơn 7.000m
Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo, hay còn gọi là bạch tuộc ma, được phát hiện ở vị trí sâu nhất tính đến thời điểm hiện tại
Bạch tuộc sở hữu chiếc đầu có hình thù kỳ lạ, chiếc vây lớn nhô ra. Loài bạch tuộc có tên gọi là Dumbo bởi hình dáng gần giống với chú voi biết bay, nhân vật hoạt hình cùng tên trong Walt Disney năm 1941
Sinh sống ở độ sâu dưới đáy biển cộng với điều kiện thiếu ánh sáng... đã khiến cho bạch tuộc Dumbo luôn thay đổi hình dạng, màu sắc một cách kỳ lạ
Dumbo có thể "biến hóa" để trở thành một sinh vật biển trong suốt, giúp tránh được sự phát hiện của những kẻ săn mồi
Loài bạch tuộc được tìm thấy ở phía bắc Australia cũng được biết đến là một trong những loài bạch tuộc đặc biệt với khả năng lên bờ tìm kiếm thức ăn
Đây là loài bạch tuộc duy nhất có thể thích nghi được với môi trường cạn. Thức ăn của chúng chủ yếu là những con cá, con tôm, hay cua nhỏ...
Do đặc điểm của vùng phía bắc Australia là nơi có mức thủy triều cao nên khi thủy triều rút xuống, những con bạch tuộc bắt đầu di chuyển lên bờ bằng các xúc tu
Các giác hút nhỏ nằm trên xúc tu giúp kéo cơ thể di chuyển một cách nhanh chóng và không hề phát ra bất cứ tiếng động nào
Bạch tuộc Opisthotheusis Adorabilis được tìm thấy ở vùng vịnh Monterey, Thái Bình Dương "gây sốt" bởi việc sở hữu hình dáng nhỏ nhắn, dễ thương
Đây là loài bạch tuộc nhỏ nhất thế giới, với đường kính khoảng 18 cm. Opisthotheusis Adorabilis có màu hồng và đôi mắt to tròn
Bạch tuộc di chuyển trong nước nhờ việc sử dụng tấm lưới ở phần thân, khiến người ta liên tưởng tới hình ảnh chiếc ô đang bay
Opisthotheusis Adorabilis là loài bạch tuộc tí hon, hiền lành và còn có khả năng phát sáng dưới đáy đại dương
Bạch tuộc chăn có tên khoa học là Tremoctopus cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi sở hữu 2 chiếc tua dài bất thường và chiếc màng khổng lồ
Chiếc màng dang rộng giúp Tremoctopus bảo vệ mình khi gặp những kẻ săn mồi. Đặcbiệt, bạch tuộc Tremoctopus còn có tới ba tim, phần đầu nhọn giống như mỏ vẹt
Sự chênh lệch kích thước giữa bạch tuộc đực và bạch tuộc cái được thể hiện rõ rệt khi Tremoctopus đực chỉ dài khoảng 2,5 cm nhưng Tremoctopus cái có thể kéo dài hơn 2 m
Bạch tuộc Tremoctopus sống chủ yếu ở vùng biển Đại Tây Dương,Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sinh vật biển này còn có khả năng thay đổi màu sắc, kết cấu da một cách nhanh chóng
Bạch tuộc dừa là loài bạch tuộc nhỏ nhưng thông minh nhất dưới đáy đại dương
Bạch tuộc dừa có tên khoa học Amphioctopus marginatus, tập trung ở các vùng vịnh hoặc đầm phá nước
Vỏ dừa được chúng sử dụng vừa là nơi trú ẩn di động nhưng đồng thời cũng là công cụ giúp tìm kiếm thức ăn dễ dàng hơn
Tám xúc tu của bạch tuộc quét sạch những bùn đất của vỏ dừa sau khi được tìm thấy, và cuộn lấy vỏ dừa để di chuyển, ung dung lướt đi dưới đáy biển
Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển Để đảm bảo tính mạng, tốt nhất đừng đến gần loài sinh vật hiếm hoi này. Video: Ngắm nhìn vũ điệu của quái vật cực hiếm dài 18m dưới đáy biển Thước phim quay của hai thợ lặn là Hathaway và Andrew Buttle thực hiện tại hòn đảo ngoài khơi New Zealand đã thu hút hơn 1 triệu lượt xem. Nội dung của...