Vẻ đẹp giao mùa trên núi lửa Chư Đăng Ya
Cuối tháng 4, ngọn núi huyền ảo trong làn mây sau cơn mưa đầu mùa, đây cũng là lúc người nông dân hối hả làm đất, trồng dong riềng.
Sương mây la đà trên núi lửa Chư Đăng Ya, khi chuyển giao mùa khô sang mùa mưa. Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp giao mùa trên núi lửa Chư Đăng Ya”của nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hòa (Hòa Carol), hiện sinh sống và làm việc tại thành phố Pleiku.
Chư Đăng Ya là tên ngọn núi lửa đã từng hoạt động ở vùng đất Tây Nguyên cách đây hàng triệu năm. Theo tiếng đồng bào J’rai, Chư Đăng Ya có nghĩa là “củ gừng dại”, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Từ trên cao nhìn xuống, ngọn núi lửa tựa như một cái phễu khổng lồ, lòng chảo miệng núi mang sắc đỏ đất bazan màu mỡ đã được những lớp nham thạch tạo nên từ xa xưa.
Núi lửa này là điểm du lịch nổi tiếng Gia Lai, cách trung tâm phố núi Pleiku khoảng 30 km về hướng đông bắc, cách Biển Hồ 20 km.
Chư Đăng Ya có cảnh sắc thiên nhiên đa dạng. Nếu như những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực trên khắp các triền đồi vào tháng 11, thì vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, ngọn núi mang vẻ đẹp riêng, hoang sơ và quyến rũ trong tiết trời giao mùa của nắng, mưa, gió, sương mây hòa cùng màu đất đỏ bazan.
“Tôi chụp bộ ảnh này vào những ngày cuối tháng 4. Sau những cơn mưa đầu mùa trút xuống, cảnh vật trên núi như tràn đầy sức sống và sáng sớm xuất hiện những làn sương mây như lạc vào nơi tiên cảnh”, anh Hòa cho biết.
Quang cảnh xe cơ giới đang làm đất. Cuối mùa khô, người dân J’rai sống ở làng Ia Gri bắt đầu canh tác làm đất trồng dong riềng. Chư Đăng Ya là một trong những nơi hiếm hoi trên cả nước có thổ nhưỡng phù hợp trồng loại cây này.
Việc làm đất, xẻ rãnh phải kịp thời trước lúc mưa xuống, để cây dong riềng được chăm sóc và phát triển tốt trong mùa mưa, bắt đầu nở hoa vào tháng 7 và kéo dài đến khoảng tháng 10 thu hoạch củ.
Trước mỗi mùa vụ, nông dân ngoài việc dùng xe cơ giới để san bằng đất, họ còn sử dụng bò đi trước để tạo luống theo cách truyền thống.
Những người nông dân hối hả ra đồng chuẩn bị trồng củ. Họ sẽ trồng xen kẽ các vụ mùa dong riềng, ngô, bí đỏ và khoai lang, không trồng liên tiếp theo vụ. Cứ cách hai mùa mưa, mới quay lại trồng một mùa dong riềng.
Xe vận chuyển củ giống dong riềng được tập kết tạo không khí làm việc nhộn nhịp trên đồng. Sau khi các thửa đất được xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, người nông dân sẽ đặt củ vào.
Quang cảnh cày bò và trồng củ giống dong riềng. Củ được đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên. Mật độ trồng khoảng 30.000 – 40.000 cây/ha.
Cây dong riềng được người nông dân trồng chủ yếu để lấy củ. Thương lái thu mua củ để chế biến thành tinh bột làm miến. Sau mùa mưa dong riềng nở rộ, nắng lên hoa dã quỳ lại bắt đầu rợp vàng Chư Đăng Ya.
Anh Hòa cho biết khi du khách viếng thăm Gia Lai nên dành vài ngày để khám phá, trải nghiệm trên “Con đường Hàng thông – Vườn chè Biển Hồ – Núi lửa Chư Đăng Ya” được xem là cung đường du lịch đẹp nhất ở Gia Lai.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nguyễn Ngọc Hòa
Mê hoặc mùa hoa dã quỳ núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm sừng sững giữa những cánh đồng rộng lớn của làng Ia Gri, núi lửa Chư Đăng Ya mùa này đang được phủ kín màu vàng rực của hàng vạn bông dã quỳ đua nhau khoe sắc.
Mặc dù mới được biết đến mấy năm trở lại đây nhưng núi lửa Chư Đăng Ya đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất Gia Lai, thu hút rất đông du khách đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi dã quỳ đồng loạt nở vàng rực cả ngọn núi.
Chư Đăng Ya nằm cách thành phố Pleiku 30km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Trên đường đến đây sẽ đi qua thắng cảnh hồ T'nưng nổi tiếng của tỉnh Gia Lai, khi "Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy" nằm giữa và cách ngọn núi lửa dã quỳ chỉ 20km đường. Đây được coi là cung đường vàng, trọng điểm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Gia Lai hiện nay, với đầy đủ những địa điểm du lịch đẹp nhất bao gồm Biển Hồ, con đường thông xã Nghĩa Hưng, những đồi chè, chùa Bửu Minh, rẫy cà-phê... với điểm nhấn đẹp nhất chính là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya. Mặc dù mới được biết đến mấy năm trở lại đây, nhưng núi lửa Chư Đăng Ya đã trở thành điểm đến hấp dẫn nhất Gia Lai, thu hút rất đông du khách đặc biệt vào thời điểm cuối năm khi dã quỳ đồng loạt nở vàng rực cả ngọn núi.
Theo những người Jrai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là "Củ gừng dại". Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu. Điều đặc biệt là hình dáng của nó, nhìn từ xa hay từ trên cao, Chư Đăng Ya có hình dáng như một lòng chảo, một hình phễu khổng lồ. Lòng của nó chính là lớp đất đỏ bazan màu mỡ, kết quả của lớp dung nham tích tụ hàng triệu năm trước. Chính lớp đất đỏ bazan đã làm cây cỏ ở đây quanh năm xanh tốt, cây trồng thì không phải tưới nước, cây cỏ dại thì mọc hoang um tùm.
Đến với Chư Đăng Ya du khách sẽ cùng lúc chiêm ngưỡng được rất nhiều thảm thực vật quanh đây, từ những rừng cây xanh cổ thụ lâu năm, những đồi cỏ lau, cỏ đuôi chồn mênh mông... hay như trong lòng chảo, là những nương rẫy đồng bào Jrai trồng trọt ngô, khoai, bí đỏ, dong riềng... làm nguồn lương thực. Và đến thời điểm tháng 11, 12 cả ngọn núi sẽ hóa màu vàng rực bởi những thảm dã quỳ khổng lồ, từ đường vòng chân núi, đường lên núi, những triền hoa bên miệng "lòng chảo", bên miệng chiếc phễu khổng lồ... tất cả đều là dã quỳ.
Dã quỳ ở Gia Lai chỗ nào cũng có, cũng nhiều nhưng không đâu lại dày, đẹp và độc đáo như núi lửa Chư Đăng Ya. Hai năm trở lại đây, người ta đã biết làm lễ hội hoa dã quỳ ở Chư Đăng Ya để quảng cáo du lịch địa phương cũng như tăng thu nhập cho đồng bào bản địa làng Ia Gri. Nội dung lễ hội cũng như các hoạt động du lịch vẫn còn đơn sơ, chưa chuyên nghiệp hóa như mong muốn cũng như tiềm năng sẵn có.
Dẫu vẫn còn nhiều sự cố, còn nhiều hình ảnh chưa đẹp hay sự ồn ào, xả rác của dân du lịch... nhưng đổi lại, tên tuổi ngọn núi lửa Chư Đăng Ya đã được cả nước biết đến, những con đường đất đỏ nhão nhoét đã được thay thế bằng đường bê-tông phẳng lì vòng quanh chân núi, người bản địa đã bắt đầu có thêm thu nhập từ khách du lịch. Chư Đăng Ya thật sự đã mang đến cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ, mới lạ, từ cảnh sắc đến con người địa phương, đặc biệt cho những ai luôn yêu quý thiên nhiên hoang dã của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.
Nhìn từ xa hay từ trên cao, Chư Đăng Ya có hình dáng như một lòng chảo, một hình phễu khổng lồ.
Hoa dã quỳ mọc hai bên đường dưới chân núi dẫn lên ngọn núi lửa.
Du lịch phát triển đã "biến" những con đường đất đỏ bazan lầy lội thành những con đường nhựa phẳng lỳ.
Hoa dã quỳ hay cúc quỳ là một loại thực vật trong họ cúc, mọc hoang dã và rất phổ biến ở Tây Nguyên, những nơi có khí hậu mát lạnh.
Một góc của núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao, với những mảng màu vàng rực rỡ.
Những triền đồi của ngọn núi lửa lòng chảo, bên miệng chiếc "phễu" khổng lồ.
Thảm thực vật xanh mướt trên con đường leo núi dẫn lên đỉnh ngọn núi, đi qua những nương rẫy trồng lương thực của người dân. Cây cối ở đây không cần tưới cũng xanh tốt quanh năm.
Tảng đá cột mốc tọa độ đỉnh núi lửa. Đây là khối nham thạch có niên đại hàng triệu năm tuổi, trọng lượng lên đến hai tấn, tìm thấy ở chính ngọn núi lửa này, đã được chính quyền và nhân dân làng Ia Gri đặt lên làm biểu tượng.
Từ trên đỉnh núi nhìn qua những tán bụi dã quỳ là cánh đồng làng Ia Gri trù phú bên dưới.
Trẻ em làng Ia Gri dưới chân ngọn núi lửa đã biết kết hoa dã quỳ làm thành vương miện hoa đội đầu cho du khách.
Một lối đi nhỏ khác xuyên nương rẫy lên đỉnh núi của người dân bản địa. Đồng bào ởđây đều là dân tộc Jrai.
Ngoài dã quỳ du khách còn được "check in" những cánh đồng bông lau đuôi chồn màu hồng tím rất đẹp, mọc thành những cánh đồng mênh mông dưới những gốc cây cổ thụ.
Dưới chân ngọn núi lửa phía sâu trong làng còn có một phế tích trăm năm tuổi của nhà thờ cổ H'Bâu (Hà Bầu), sau thời gian chỉ còn tháp chuông và một phần phía trước của thánh đường. Người Jrai quanh vùng vẫn đến đây dâng hoa và cầu nguyện hàng ngày.
HẠ DU
Theo nhandan.com.vn
Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trên núi lửa Chư Đăng Ya Chư Đăng Ya như viên ngọc bích lộ thiên giữa cao nguyên lộng gió, nơi đó thiên nhiên và con người hòa quyện thành một. Núi lửa Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách TP Pleiku, Gia Lai khoảng 30 km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đu dây, chèo kayak khám phá hồ Hang Vẹm trên đảo Cát Bà

Khung cảnh ấn tượng của bãi biển nhỏ và ngắn nhất thế giới

Boutique Hoi An Resort Tuyệt tác nghỉ dưỡng kề di sản văn hóa thế giới

Du lịch hè khác biệt ở Hải Dương, tại sao không?

Du lịch cộng đồng 'gõ cửa' bản Ngày

Khám phá những con sông dài, thơ mộng nổi tiếng

Tuyên Quang ra mắt sản phẩm du lịch 'Chiến khu xưa-trải nghiệm mới'

Gỡ 'nút thắt' ở Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Gợi ý lịch trình khám phá Hong Kong (Trung Quốc) dành cho các gia đình Việt

Những lý do khiến Việt Nam vượt Thái Lan trở thành điểm đến được khách Ấn Độ yêu thích

Khách đông, Nha Trang kín phòng dịp lễ

Rực rỡ sắc màu tại Khu du lịch biển Xuân Thành
Có thể bạn quan tâm

Bắt người đi xe máy chặn đầu ô tô, cầm vật nhọn doạ tài xế
Pháp luật
15:24:39 26/04/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) công khai hình ảnh lạ lúc tăng cân: Không thể đi nhanh, khóc vì thay đổi gây sốc của cơ thể
Sao việt
15:14:09 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025
Cậu bé lớp 3 đi lạc ở Hà Nội do muốn đạp xe vào TPHCM xem diễu binh, diễu hành
Tin nổi bật
14:54:50 26/04/2025
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống
Sao châu á
14:51:31 26/04/2025
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"
Nhạc việt
14:35:54 26/04/2025
Vì sao từng hẹn hò với nhiều bóng hồng nổi tiếng nhưng Quang Hải lại chọn cưới Chu Thanh Huyền?
Sao thể thao
14:29:22 26/04/2025
Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?
Thế giới
14:25:41 26/04/2025
Cố vượt qua rào chắn tàu hỏa, người đàn ông khiến vợ gặp họa, camera an ninh ghi lại cảnh đáng sợ
Netizen
14:17:33 26/04/2025